Việc học hành ở Hội An vốn rất được xem trọng. Vậy nên, đất Hội An xưa đã được rạng danh là quê hương của một số vị quan đứng đầu triều đình nhà Nguyễn. Truyền thống hiếu học được cả cộng đồng trân trọng gìn giữ qua bao đời, thể hiện rõ hơn cả ở các công trình di tích gắn liền với nền giáo dục Nho giáo, các văn bản truyền đời trong mỗi dòng tộc cho đến lời thơ ca lưu truyền ở chốn dân gian.
Năm 2024, đánh dấu lần thứ 20 sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản. Trong sự kiện này, thành phố Hội An tổ chức Lễ khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu - Cầu Nhật Bản - Lai Viễn Kiều - một công trình có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và sự giao lưu quốc tế ở Đô thị thương cảng Hội An.
Trong quá trình định cư tại Việt Nam, người Hoa đã tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế, xã hội. Để duy trì sự ổn định xã hội và huy động nguồn lực người Hoa để phát triển đất nước, triều đình nhà Nguyễn đã có nhiều quy định, chính sách cụ thể đối với người Hoa định cư, buôn bán hoặc tị nạn ở nước ta.
Đan võng ngô đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống đặc trưng của cư dân đảo Cù Lao Chàm, Hội An đã được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 02/2024.
Ngoài văn hóa, lịch sử, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ lệ, lễ hội… Hội An còn tồn tại một nguồn di sản tư liệu Hán Nôm vô cùng quý giá. Trong đó, đặc biệt là thể loại sắc phong, được Hoàng đế triều đình nhà Nguyễn ban sắc tặng cho các vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian hay cho những người có công đức với cộng đồng, có công với triều đình, truyền dạy nghề thủ công…
Xã Cẩm Hà là một trong những địa phương mang đậm yếu tố văn hóa cồn bàu ở Hội An. Một trong những yếu tố làm nên đặc trưng đó là sự hiện diện của nhiều ngôi mộ táng xưa, đa phần là những ngôi mộ vôi hợp chất với nhiều mốc niên đại, thành phần chủ nhân và hình thức kiến trúc phong phú, đa dạng, phân bố chủ yếu ở khu vực thôn Đồng Nà, Trảng Suối và Bàu Ốc.
Đại Nam thực lục là bộ chính sử của nhà Nguyễn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành, tính từ khi bắt đầu làm (1821 - Minh Mạng năm thứ 2) đến khi hoàn thành và khắc in xong những quyển cuối cùng (1909 - Duy Tân năm thứ 3).
Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam nói chung, ở Quảng Nam, Hội An nói riêng đã trải qua những biến chuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa làm xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình.
Biển đảo trong văn hóa văn nghệ dân gian ở Hội An rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều thể loại như tục ngữ, ca dao; truyện kể dân gian, vè, câu đố, diễn xướng, trò chơi dân gian… Trong đó vè và câu đố chiếm số lượng đáng kể.
Bên cạnh những ngôi nhà gỗ với niên đại hàng trăm năm, Khu phố cổ Hội An còn nổi tiếng với nhiều di tích tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật. Các di tích này do người Việt, người Nhật, người Hoa, Minh Hương… xây dựng, hình thành liên tục trong suốt chiều dài lịch sử của vùng đất này, thể hiện sự cộng cư, đời sống văn hóa, tinh thần phong phú của các nhóm cư dân.
Các di tích ở Hội An hầu hết đều có nhiều liễn đối, hoành phi, câu chữ... Những câu chữ này không chỉ để tôn vinh vẻ tôn nghiêm, vẻ đẹp của từng di tích mà đây còn là một loại tài liệu quan trọng để nghiên cứu về di tích nói riêng và lịch sử - văn hóa nói chung. Ngoài giá trị về lịch sử - văn hóa, các câu chữ còn bao hàm nhiều giá trị khác như giá trị về nghệ thuật, triết học, văn học, giáo dục... Đây là bộ phận di sản tư liệu quan trọng, độc đáo và đặc sắc góp phần tạo nên phần “hồn” của di sản văn hóa thế giới Hội An.
Do điều kiện tiếp xúc rộng, do nghề ươm tơ dệt lụa sớm phát triển, và do những quy định của các vương triều phong kiến nên trang phục xứ Đàng Trong nói chung, Hội An nói riêng trải qua nhiều lần thay đổi.