trao đổi chuyên ngành

Biển với sự hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An

Biển với sự hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An

 22:38 12/01/2025

Lịch sử - văn hóa Hội An là một quá trình diễn tiến gắn với biển - đảo, với vùng cửa sông, ven biển. Hay nói cách khác biển - địa sinh thái biển đã chi phối, quyết định đời sống kinh tế - văn hóa của con người vùng đất nơi đây. Bởi vốn là một vùng đất có nhiều ưu thế vượt trội về vị thế - vị trí địa lý, địa lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị ở Việt Nam, trong khu vực Đông Nam Á và cả vùng châu Á. Do Hội An nằm ở trung điểm trong hệ thống bờ biển miền Trung - Việt Nam, trên tuyến đường hàng hải trong nước và cả thế giới Đông - Tây.

Tín ngưỡng thờ bà Thuỷ Long ở Hội An

Tín ngưỡng thờ bà Thuỷ Long ở Hội An

 22:29 06/01/2025

Bà Thủy Long là vị thần sông nước phổ biến trong văn hóa của cư dân duyên hải vùng Trung Bộ và Nam Bộ. Thần còn có tên gọi khác là Thủy Long Thánh Phi, Đệ nhất Thánh Phi nương nương, hay Thủy Long Hà Bá Thủy Quan tôn thần, dân gian thường gọi là Bà Thủy. Bà Thủy thường được thờ ở các ngã ba sông gắn với niềm tin của người dân miền biển rằng sẽ được Bà độ trì cho dân chài lưới vào lộng ra khơi được bình yên. Triều đình nhà Nguyễn gia tặng sắc phong cho thần là Uông nhuận Hoằng hạp Dực bảo Trung hưng thượng đẳng thần.

Hồ tiêu - Một sản vật quý của xứ Quảng

Hồ tiêu - Một sản vật quý của xứ Quảng

 22:08 06/01/2025

Xứ Quảng là vùng đất giàu tài nguyên lâm thổ sản, cùng với những sản vật nổi tiếng như trầm hương, yến sào, quế, đường, bòn bon, cau,... cư dân xứ Quảng còn trồng rất nhiều hồ tiêu. Đây là loại gia vị khá đặc biệt không thể thiếu trong các hoạt động chế biến các món ăn của nhiều dân tộc trên thế giới. Theo các ghi chép lịch sử, vào thế kỷ XVII, XVIII, hồ tiêu xứ Quảng từ thương cảng Hội An đã được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á và cả các nước châu Âu, mang về nguồn lợi nhuận lớn cho các thương nhân, đồng thời cũng góp phần làm nên sự phồn thịnh và danh tiếng của thương cảng này.

Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng ở Hội An

Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng ở Hội An

 21:37 05/01/2025

Kể từ khi thực dân Pháp, tiếp đến là đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến xâm lược nước ta, quân và dân Hội An đã phát huy truyền thống yêu nước, hòa chung khí thế của dân tộc, đứng dậy đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cho đến ngày giải phóng quê hương, thống nhất nước nhà. Trên chặng đường dài, liên tục ngót cả trăm năm ấy, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Hội An người đi trước ngã xuống, kẻ hậu bối đứng lên dương cao ngọn cờ yêu nước - cách mạng để “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, biến đau thương thành hành động hiệu triệu biết bao con tim vùng lên đánh giặc. Từng tấc đất, cành cây, ngọn cỏ trên mảnh đất Hội An đã thấm máu hồng, mồ hôi, công sức của bao thế hệ cách mạng và đồng bào xả thân trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc.

Đô thị cổ Hội An - Nền tảng phát triển công nghiệp văn hóa

Đô thị cổ Hội An - Nền tảng phát triển công nghiệp văn hóa

 03:43 02/01/2025

Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An là một “bảo tàng sống động” về lịch sử, kiến trúc và truyền thống cư trú lâu đời của thị dân thương cảng cổ. Hội An được thừa nhận là đô thị di sản với một cấu trúc đô thị (thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể) đã hình thành qua nhiều thế kỷ.

Thông tin về thần Đông Nam Sát Hải nhị đại tướng quân

Thông tin về thần Đông Nam Sát Hải nhị đại tướng quân

 21:22 01/01/2025

Đông Nam Sát Hải nhị đại tướng quân là vị thần được thờ phổ biến ở các làng xã miền Trung và Nam bộ nước ta. Thần có nhiều danh xưng khác nhau: “Lang Thát đại tướng quân”, “thần Lang Lại”; hay “Đông Nam Sát Hải Lang Lại nhị đại tướng quân”, tên dân gian gọi là ông Rái.

Sản vật, thổ sản Hội An, Quảng Nam hơn trăm năm trước qua sách Địa Dư

Sản vật, thổ sản Hội An, Quảng Nam hơn trăm năm trước qua sách Địa Dư

 03:29 27/12/2024

Năm 1916, sách Địa Dư do Cử nhân Hàn Lâm viện Biên Tu Hồ Đắc Khải biên soạn được phát hành. Sách được ông biên soạn bằng chữ quốc ngữ, dành cho chương trình giáo dục bậc Ấu học đương thời, nội dung sách nghiên cứu về 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, gồm có 04 phần với 30 trang, trong đó phần thứ nhất nói về Địa đồ xứ Đông Dương, phần thứ hai nói về Địa đồ Trung Kỳ, phần thứ ba nói về Địa đồ tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, phần cuối nói về Bổn phận của người dân đối với nhà cầm quyền. Phần giới thiệu về tỉnh Quảng Nam bắt đầu từ trang 14 đến trang 18 của sách, trong đó có nhiều thông tin khá thú vị về các sản vật, thổ sản ở Hội An, Quảng Nam.

Thông tin về Bảo tàng Thổ sản Hội An

Thông tin về Bảo tàng Thổ sản Hội An

 20:50 23/12/2024

Trong lịch sử, Hội An, Quảng Nam được biết đến là vùng đất có nhiều loại thổ sản, hương liệu quý không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn cả khu vực và thế giới thông qua quá trình khai phá, khai thác, sản xuất và tổ chức giao thương của các cư dân bản địa từ thời kỳ Tiền - Sơ sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh, đến Champa và Đại Việt - Đại Nam, đặc biệt trong giai đoạn Cận đại sơ kỳ thế kỷ XVII, XVIII.

khai thoat nươc

Tri thức khai thác và sử dụng nguồn nước ngọt của cư dân Cù Lao Chàm

 22:38 22/12/2024

Những bằng chứng khảo cổ học cho biết, cách đây hơn 3000 năm con người đã đến cư trú, sinh sống tại vùng đảo Cù Lao Chàm. Trải qua nhiều thời kỳ, các lớp cư dân Tiền Sơ sử, Champa và sau này là người Đại Việt đã biết khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên biển đảo nơi đây để phục đời sống sinh hoạt thường nhật và hoạt động sản xuất, trao đổi. Trong đó, việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt tự nhiên là một trong những nét nổi bật.

Nhà thờ tộc Nguyễn Đình, phường Cẩm Châu

Nhà thờ tộc Nguyễn Đình, phường Cẩm Châu

 22:38 19/12/2024

Nhà thờ tộc Nguyễn Đình hiện tọa lạc tại địa chỉ số 23 đường Trần Quang Khải, thuộc địa phận khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An. Trước đây, khu vực này thuộc xóm Trung Giang hạ, làng Cẩm Phô, là một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An.

Miếu Ngũ Hành Trà Quế

Tín ngưỡng thờ Nữ thần ở Trà Quế

 22:19 16/12/2024

Trước năm 1945, Trà Quế là một trong 13 ấp thuộc làng Thanh Hà, tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn. Hiện nay, Trà Quế là một thôn thuộc xã Cẩm Hà, thành phố Hội An.

Phát huy các nguồn lực để xây dựng và phát triển Hội An trở thành thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch

Phát huy các nguồn lực để xây dựng và phát triển Hội An trở thành thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch

 02:38 10/12/2024

Diễn trình lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị - thương cảng Hội An đã có ý nghĩa quyết định đến diện mạo của một di sản văn hóa khá đa dạng, phong phú và đậm bản sắc đặc trưng. Đồng thời trên mảnh đất nhân tình thuần hậu này cũng bảo lưu một di sản văn hóa phi vật thể đã trở thành truyền thống - đó là tinh thần cố kết cộng đồng ở làng quê cũng như phố thị. Hội An còn có môi trường tự nhiên chưa bị tác động nhiều bởi quá trình đô thị hóa và các hoạt động khác của con người, đặc biệt, Cù Lao Chàm không chỉ khẳng định được những ưu trội về môi trường sinh thái mà còn là điển hình về sự kết nối giữa Di sản văn hóa thế giới với Sinh quyển thế giới.

35 năm công tác nghiên cứu, bảo tồn phát huy di tích, di vật khảo cổ học ở Hội An

35 năm công tác nghiên cứu, bảo tồn phát huy di tích, di vật khảo cổ học ở Hội An

 20:21 06/11/2024

Đến 1985, vào thời điểm tổ chức hội thảo quốc gia về đô thị cổ Hội An, vùng đất Hội An mới chỉ được các nhà nghiên cứu biết đến là một đô thị thương cảng sầm uất thời Trung đại được gìn giữ khá nguyên vẹn với quần thể di tích kiến trúc độc đáo, còn Hội An dưới lòng đất, hay cụ thể hơn là Hội An thời kỳ Tiền - Sơ sử, Lâm Ấp - Champa vẫn là dấu chấm hỏi.

lut ơ chua cau

Bão lụt và kinh nghiệm ứng phó với bão lụt của cư dân Hội An trước năm 1975 qua tư liệu ký ức cộng đồng

 22:08 27/10/2024

Hằng năm, vào tháng 9, tháng 10 âm lịch, người dân miền Trung nói chung, cư dân Khu phố cổ Hội An cùng quần thể di tích kiến trúc đã được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới nói riêng lại đối mặt với bão lụt. Lụt thường xảy ra ngay sau khi bão dứt, nước mưa từ thượng nguồn đổ về, đồng thời với nước biển dâng cao.

Chuyện kể về lư hương, miếu Đôi ở Bãi Hương, Cù Lao Chàm

Chuyện kể về lư hương, miếu Đôi ở Bãi Hương, Cù Lao Chàm

 21:57 23/10/2024

Cù Lao Chàm, ngoài cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đặc trưng của một vùng biển đảo còn có hệ thống các di tích kiến trúc nghệ thuật (đình, chùa, miếu…) và kho tàng văn hóa dân gian (phong tục, tập quán, văn học, diễn xướng…) phong phú, đa dạng.

Mộ Tham tri Bộ Binh Trần Ngọc Dao

Thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Binh bộ Tham tri Trần Ngọc Dao (1799 - 1844)

 22:16 20/10/2024

Binh bộ Tham tri Trần Ngọc Dao, thụy là Trang Khải, sinh năm Kỷ Mùi 1799 tại làng Mậu Tài, Phú Vang. Nguyên gốc tộc Trần của ông Trần Ngọc Dao là ở phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây