Tiếng Hội An

  •   17/10/2015 06:09
  •   5917
  •   0

Nếu như đô thị Hội An, một thương cảng lớn của nước Việt Nam, xuất hiện cách đây bốn thế kỷ, ngày nay đang giữ trong lòng nó nhiều di tích đáng trân trọng thì tiếng nói nhân dân ở đây cũng là một hiện tượng lạ trong tiếng Việt, có sức hấp dẫn chẳng những với nhà nghiên cứu mà cả đối với du khách. Một người xa lạ đến đây khó mà hiểu được câu nói của người Hội An, nếu người đó không cố ý nói chậm và cố phát âm chuẩn.

Ngữ Văn Dân Gian

  •   02/10/2015 03:36
  •   2756
  •   0

Ở Hội An cũng khá dồi dào về số lượng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung. Chúng bao gồm đầy đủ thể loại của văn nghệ dân gian như tục ngữ, ca dao, vè, các làn điệu dân ca, các hình thức diễn xướng dân gian, hát tuồng dân gian, các truyền thuyết, tuồng tích, truyện kể về vùng đất, về các nhân vật cổ tích và lịch sử, về các đề tài dân gian, các bài văn tế, các sáng tác khuyết danh...

Trang phục ở Hội An

  •   06/10/2015 03:13
  •   5216
  •   0

Trang phục cùng với ẩm thực, nếp ở là những yếu tố thể hiện đậm nét nhất truyền thống văn hóa của một cộng đồng cư dân, nhất là ở Hội An, một cộng đồng gồm nhiều lớp, nhiều nguồn khác nhau. Nơi đây vốn có cư dân Chàm bản địa sinh sống, rồi có người Việt ở phía Bắc, chủ yếu thuộc vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào và diễn ra theo nhiều đợt suốt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, XIX; Hơn nữa, đây còn là điểm đến định cư ổn định, lâu dài, khá quan trọng của bộ phận cộng đồng người Hoa (từ các địa phương: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu,...) và thương nhân Nhật Bản; Đồng thời là điểm giao thương của lái buôn các nước phương Tây, nhiều nước khác ở Châu Á. Kẻ trước người sau đến với Hội An đem theo những thói quen sử dụng trang phục của mình, cùng với sự chi phối mạnh mẽ của nhà nước Phong kiến,... Để rồi qua nhiều đời, nhiều thời dần hình thành nên trang phục phù hợp với cảnh quan môi trường, xã hội ở vùng đất mới - Hội An. Tuy nhiên, nó luôn được biến đổi do tác động ảnh hưởng qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Biểu diễn du hồ

  •   12/09/2013 04:37
  •   2778
  •   1

Biểu diễn du hồ là một trong những hoạt động văn hóa độc đáo của cộng đồng người Hoa, người Minh Hương ở Hội An trong nhiều trăm năm trước. Trên thực tế biểu diễn du hồ đã phục vụ tích cực cho những hoạt động lễ hội của người Hoa như các đám rước cộ, rước kiệu, nghinh thỉnh, các đám du hành chúc phúc trong các dịp lễ lớn như Quốc khánh, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu…, tạo thêm không khí vui tươi, khí thế trong các dịp lễ hội.

Phong tục - tập quán liên quan đến chu kỳ một đời người

  •   05/10/2015 23:23
  •   34353
  •   0

* Tập tục trong thời kỳ sinh đẻ - sơ sinh:
   Ở Hội An nói riêng cũng như Việt Nam ta nói chung việc sinh đẻ là một tất yếu đối với người phụ nữ khi có chồng, và cũng là thiên chức của người phụ nữ. Nó là cơ sở nhằm nối dõi tông đường, bảo tồn huyết thống. Thời kỳ phong kiến, người phụ nữ không có con cũng là một trong bảy điều luật (thất xuất) cho phép người chồng ly hôn với vợ (1. Không con, 2. Dâm dật, 3. Không thờ cha mẹ chồng, 4. Nhiều lời, 5. Trộm cắp, 6. Ghen tuông, 7. Có ác tật). Bởi theo quan niệm: có tổ tiên rồi đến ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình, đến lượt mình cũng phải sinh con để di truyền nòi giống. Do đó, những cặp vợ chồng hiếm con phải tìm đủ mọi cách để cho có thể có con. Họ đến các đình, chùa, miếu để cúng cấp, cầu xin (cầu tự - cầu thần thánh ban cho mình đứa con lập tự về sau); đi tìm ngải, trừ tà, chữa thuốc hoặc có khi người ta quan niệm xin con về nuôi, rồi mới sinh được con đẻ..., cũng có khi cho rằng số phận phải cưới vợ lẽ cho chồng rồi mới có thể sinh con được. Hoặc cuối cùng cũng phải chấp nhận cho chồng lấy vợ lẽ để sinh con thay cho mình... Đối với cộng đồng người Hoa, nhằm duy trì, phát triển giống nòi trên quê hương/ vùng đất mới, ngoài việc thờ tự riêng ở tại mỗi nhà người ta còn thiết lập nơi thờ tự Thiên hậu Thánh mẫu, 3 bà và 12 mụ như ở hội quán/ chùa Phước Kiến; Hội quán/ chùa Ngũ Bang; Miếu/ chùa Bà Mụ... Theo quan niệm dân gian, Thiên hậu Thánh mẫu thần thông, quảng đại, cứu nhân độ thế, còn 3 bà theo kinh sách Đạo giáo có danh hiệu là Quỳnh Tiêu Thiên đế bà, Bích Tiêu Thiên vương bà và Vân Tiêu Thiên Thai bà - vốn là các nữ thần bảo hộ hài nhi; Việc hoài thai của người mẹ còn có sự giúp đỡ của 12 bà mụ, gọi là Thập nhị Hoa bà đặt tên cho 12 con giáp mới nên hình, nên dạng đầy đủ, sinh được mẹ tròn con vuông. Người đi cầu tự phải sắm lễ vật gồm giấy vàng, đèn hương, hoa quả, trầu rượu, xôi gà, nếu đến chùa thì không cúng đồ mặn,... phải giữ cho mình thanh khiết, thành tâm, tắm nước ngũ vị để tẩy uế, kiêng ăn hành tỏi,...

Lễ tết/tiết, lễ lệ, lễ tục:

  •   05/10/2015 23:35
  •   5847
  •   0

Lễ tết/tiết, lễ lệ, lễ tục là những hình thức sinh hoạt văn hoá không thể thiếu được trong cộng đồng cư dân của người Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Nó có tính phổ biến trong đời sống xã hội và có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại cho hôm nay, nó chứa đựng những mong ước thiết tha, vừa thánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ con người. Thông qua những hình thức sinh hoạt văn hoá này mà con người muốn gửi gắm, bộc lộ những ý nguyện thầm kín, thiêng liêng hoặc bức xúc như cầu may, giải hạn hoặc muốn được giải toả và tự thể hiện mình trong các hoạt động tế lễ, vui chơi, giao tiếp. Đây cũng chính là nhân tố góp phần làm cân bằng đời sống tinh thần, tâm linh của con người, cả trong lúc bất hạnh, âu lo hoặc mừng vui, sung sướng. ở Hội An, tuỳ vào nghề nghiệp của cộng đồng cư dân (nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán,...) hoặc thành phần của mỗi cộng đồng cư dân (người Việt hoặc người Hoa)... mà các hình thức sinh hoạt văn hoá đó (lễ tết, lễ lệ, lễ tục) bao gồm các hình thức chủ yếu sau.

Nghề chế biến Cao Lầu

  •   19/09/2017 06:11
  •   2258
  •   0

Nghề chế biến cao lầu, bao gồm chế biến sợi mì và món ăn cao lầu có mặt lâu đời ở Hội An. Đây là một món ăn, một nghề gắn với sự phát triển của phố thị, của thương cảng Hội An. Nếu mì Quảng và nghề chế biến mì Quảng gắn với vùng nông thôn, với các làng quê ở địa phương thì cao lầu là món ăn, là nghề chế biến món ăn gắn với phố thị.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây