Sở hữu nguồn vốn văn hóa giàu có, đa dạng, độc đáo được kết tinh từ lịch sử của một thương cảng quốc tế sầm uất mấy trăm năm trong quá khứ, cùng với truyền thống bền bỉ của một cộng đồng cư dân thuần hậu, kiên cường, khiêm cung và năng động, Hội An có nhiều cơ hội vượt trội để củng cố vị thế như một đô thị sinh thái - nhân văn nổi bật, một đô thị giàu bản sắc, hiện đại, bền vững và là nơi hội tụ của sự sáng tạo, kết nối toàn cầu.
Ở Hội An, hằng năm sau rằm tháng giêng âm lịch, ngư dân các làng biển lại rộn ràng tổ chức lễ hội cầu ngư nhằm tưởng nhớ công đức của ngài Nam Hải Cự tộc Ngọc Lân (tức Cá Voi, dân gian gọi là Cá Ông) đã phù hộ, độ trì để ra khơi vào lộng được yên bình, thuyền về tôm cá đầy khoang. Lễ hội này là một thành tố quan trọng của ngưỡng thờ cúng Cá Ông có từ lâu đời của cộng đồng cư dân ven biển miền Trung mà Hội An là một phân khúc đặc sắc.
Tín ngưỡng thờ Nữ thần là một trong những loại hình tín ngưỡng phổ biến trong xã hội Việt Nam, tín ngưỡng tôn thờ hình tượng người phụ nữ trên cơ sở truyền thống coi trọng vai trò người mẹ trong gia đình và xã hội người Việt. Từ đó các cơ sở thờ tự, nghi lễ, lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng khác liên quan cũng được hình thành, phát triển, góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Tại Hội An nói chung, dân gian thường tôn xưng chung các vị Nữ thần là Bà với tâm thế kính ngưỡng.
Võng ngô đồng là một trong những sản phẩm đặc trưng ở Cù Lao Chàm được làm từ cây ngô đồng - một loại cây thân gỗ có lá màu xanh thẫm, mùa hè ra hoa đỏ tươi, mọc nhiều trên các vách núi cheo leo ở xứ đảo. Cây ngô đồng chính là nguồn nguyên liệu duy nhất và quan trọng nhất trong việc hình thành nghề đan võng ngô đồng.
Đã từ lâu, người Việt Nam tự hào mình là “con rồng cháu tiên”, họ luôn xem rồng là vật linh, là biểu tượng của sự tôn quý, quyền lực của các bậc đế vương, của sự thần thông quảng đại và may mắn, cát tường.
Dọc dài khắp đất nước ta từ miền ngược cho đến miền xuôi, từ vùng núi, trung du cho đến vùng đồng bằng châu thổ, vùng cửa sông ven biển và biển đảo, ở đâu cũng có các loại ghe thuyền đặc trưng gắn với môi trường sông nước, biển đảo của địa phương. Trong số đấy, có một loại phương tiện đi lại đánh bắt thủy hải sản trong sông rạch, ngoài biển đảo rất độc đáo và lâu đời, đó là thúng chai.
Đến hẹn lại lên, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), Liên đoàn lao động thành phố Hội An tiếp tục phát động phong trào “Tuần lễ áo dài” trong nữ cán bộ viên chức người lao động trên toàn thành phố.
Cù Lao Chàm là một cụm đảo cách bờ biển Hội An 15km, gồm 8 đảo nhỏ với tổng diện tích tự nhiên phần đất là 15,2 km² về mặt đất chiếm ¼ tổng diện tích của Hội An. Cù Lao Chàm hiện nay có khoảng 3.000 người dân sinh sống chủ yếu tập trung ở Bãi Làng, Bãi Hương, Bãi Làng thuộc hòn Lao.
Trần Kinh Hòa (1917-1995) là học giả gốc Hoa nổi tiếng ở Đông Nam Á và là người dành nhiều tình cảm và tâm huyết để nghiên cứu về Việt Nam. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Hán, Nhật, Việt nên từ những năm 50-60 của thế kỷ XX ông từng được mời sang giảng dạy tại Viện Đại học Huế, Viện Đại học Sài Gòn. Từng có nhiều cơ hội sang Việt Nam để khảo sát, nghiên cứu nhiều nguồn tư liệu lịch sử, Giáo sư Trần Kinh Hòa đã tích luỹ được vốn tri thức đồ sộ liên quan đến Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực như thư chí học Việt Nam, ngôn ngữ học, lịch sử, đặc biệt là người Hoa, Minh Hương ở Việt Nam được ông nghiên cứu công phu và xuất bản nhiều nhất trong số các nghiên cứu của ông. Trong bài viết này xin giới thiệu khái lược một vài chuyên khảo của Giáo sư Trần Kinh Hòa về người Hoa, Minh Hương ở Việt Nam nói chung, ở Hội An, Quảng Nam nói riêng.
Trong những năm qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Hội An đã triển khai nhiều hoạt động trong công tác sưu tầm tư liệu Hán Nôm về Hội An. Với kết quả đã thu thập được hàng ngàn trang tài liệu lưu trữ có giá trị, bao gồm cả bản gốc và bản sao.
Trong kho tàng di sản Hán Nôm đa dạng và phong phú ở Hội An, bên cạnh tài liệu về gia phả, sắc phong, bộ đinh, địa bạ, khế ước, văn bia… còn có các sáng tác thơ, ca, đối liên với những câu chữ vô cùng gần gũi, nhẹ nhàng. Đặc biệt là những bài thơ viết về mùa xuân, mỗi độ tết đến xuân về là lại trào dâng cảm xúc qua từng câu chữ, cảnh sắc mùa xuân càng làm cho những hình ảnh sắc nước mây trời được gửi gắm tâm tư vô cùng tinh tế.
Trong 12 con giáp tương ứng với 12 Địa chi (Thập nhị Địa chi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo quan niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc, rồng (Thìn, âm Hán Việt: Long) đứng ở vị thứ 5, là một con vật mang tính huyền thoại nằm trong bộ Tứ linh (long, lân, quy, phụng). Trong âm lịch, tháng ba là tháng Thìn.
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng.
Nằm bên dòng sông mẹ Thu Bồn, mỗi ngày, làng gốm Thanh Hà đều như hội, như Tết bởi lượng khách du lịch trong nước, quốc tế nườm nượp đến tham quan, trải nghiệm và không ngớt trầm trồ thán phục khi họ tận mắt chiêm ngưỡng những đôi tay mộc mạc mà tài hoa của lớp lớp nghệ nhân, của từng người thợ trẻ trong làng đang làm đất, chuốt gốm với nguồn năng lượng sáng tạo miệt mài, tha thiết.
Nhà thờ tộc Nguyễn Văn tọa lạc tại thôn Phước Trung, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An là nơi thờ cúng thủy tổ và tiền nhân của tộc Nguyễn Văn, một trong bốn tộc tiền hiền của làng Kim Bồng xưa. Tộc Nguyễn Văn cùng với các tộc họ lớn như: Huỳnh, Phan, Trương… gốc ở các vùng Thanh Hóa, Nghệ An.