Ở Hội An (và có lẽ cũng hầu như suốt một dải từ Quảng Trị trở vào Nam), người ta coi hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Hoa mai được tôn vinh không chỉ vì sắc vàng mãn khai sau một năm - 365 ngày ngậm vàng nhật nguyệt mà còn vì đây là loài hoa báo hiệu sự hồi sinh của vạn vật sau những ngày đông giá băng. Hoa mai còn là biểu tượng của đất trời tràn đầy sự sống, sự rắn rỏi và với hương sắc ngọt ngào, tạo nên ấn tượng cảm xúc, báo hiệu sắc xuân.
Cù Lao Chàm, Hội An là một trong những địa điểm du lịch được du khách chọn lựa vào mỗi dịp hè đến, nhất là vào tháng 7, tháng 8 khi trên các triền núi, quanh các con đường hoa ngô đồng bung nở, khoe sắc đỏ rực cả vùng trời Cù Lao.
Cộng đồng cư dân Hội An là sự hợp cư của nhiều tộc họ. Thiết chế làng xã ở Hội An có những yếu tố không được chặt chẽ, bù vào đó, quan hệ tộc họ phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện của hiện tượng này là việc thờ chư tộc phái ở các đình làng xuất hiện phổ biến thay vì Thành Hoàng. Mỗi tộc họ đều có nhà thờ tộc và ruộng đất riêng của tộc.
Trong những thập niên qua, công tác sưu tầm, tập hợp, dịch thuật, phát huy nguồn tài liệu Hán Nôm ở Hội An đã đạt được những kết quả quan trọng.
Cẩm Phô là một trong những làng xã hình thành rất sớm ở Hội An. Từ nhiều nguồn tư liệu cho biết, những bậc tiền hiền của tộc Huỳnh, Trần, Lê, Nguyễn,… từ Thanh Hóa, Nghệ An,… vào dựng làng lập ấp hình thành nên làng/xã Cẩm Phô. Cùng với quá trình dân cư, truyền thống văn hóa, nghề nghiệp, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng,… cũng dần định hình tạo nên sắc thái văn hóa riêng của làng Cẩm Phô so với nhiều làng xã khác ở Hội An. Điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhất là mặt văn hóa tín ngưỡng. Qua hệ thống các công trình kiến trúc tín ngưỡng hiện hữu cũng như hệ thống sắc phong các vị thần còn nguyên bản hoặc ghi chép lại trong Quảng Nam xã chí, Quảng Nam tỉnh tạp biên đã minh chứng điều đó.
Làng xã ở Hội An có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, qua các thời kỳ/giai đoạn, các yếu tố địa chính trị - lịch sử - văn hóa các làng xã ở Hội An vừa có những cái riêng, khác biệt nhưng cũng có sự đan xen giữa cái chung, tổng thể, góp phần vào sự phát triển của đô thị - thương cảng Hội An trong lịch sử.
Trong số 21 làng xã được thống kê ở Hội An, mặc dù niên đại hình thành không quá sớm như các làng Võng Nhi, Hoài Phô, Cẩm Phô, Hội An,… nhưng làng An Mỹ giữ vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử - văn hóa làng xã ở Hội An. Sự ra đời và phát triển của làng An Mỹ đã minh chứng cho quá trình tụ cư, khai phá vùng đất mới của các lớp cư dân Hội An, đồng thời cũng sáng tạo và truyền lại nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và những tư liệu quý đến hôm nay và cho mai sau.
Cẩm Kim là một trong những xã/phường của thành phố Hội An có lịch sử khá lâu đời. Tên xã Cẩm Kim ra đời vào năm 1956. Trước đó, Cẩm Kim được gọi là làng/xã/châu Kim Bồng. Làng Kim Bồng được khai lập vào khoảng thế kỷ 16 bởi những bậc tiền hiền của bốn tộc họ tiên khởi là Huỳnh, Nguyễn, Phan, Trương. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn.
Nhìn chung, Nam Trung Bộ nằm trong vùng địa hình rừng núi, lưu vục sông, vùng duyên hải và đảo ven bờ. Nơi đây, với đặc trưng địa hình hẹp chiều ngang (Tây - Đông).
Đô thị cổ Hội An được được Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2009 và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
Vào những buổi sớm mai, khi mặt trời vừa nhô lên khỏi đỉnh Hòn Lao ở Cù Lao Chàm, tại bãi biển An Bàng, Phước Trạch chúng ta sẽ được chứng kiến một cảnh tượng vô cùng ngoạn mục, khi những chiếc thúng chai nhỏ nhắn nhấp nhô vượt qua những con sóng bạc đầu để cập bờ, mang theo bên trong những rổ cá, mực, ghẹ tươi rói còn xanh màu biển.
Di sản Hán Nôm là một trong những nguồn tư liệu thành văn rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung, về Hội An, Quảng Nam nói riêng từ giữa thế kỷ XX trở về trước.
Một truyền thuyết lưu truyền phổ biến tại địa phương kể rằng, thuở xưa Hội An là một cồn đất/ cù lao lớn nổi lên bên bờ biển Đông, vị trí tại nơi hội tụ các dòng sông lớn của xứ Quảng trước khi đổ ra biển. Đây là vùng đất tốt về phong thủy, địa mạch linh vượng nên dân chúng các nơi và thương nhân các nước tụ tập về đây thành nơi đô hội lớn. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán, cư trú tại Hội An ngày càng đông, trong đó đông nhất là thương nhân Nhật Bản và Trung Hoa.
Thúng chai là một từ địa phương được dùng phổ biến ở Hội An nói riêng và từ miền Trung trở vào Nam nói chung để chỉ một loại phương tiện đi lại, đánh bắt thuỷ hải sản trên sông biển. Cho đến nay chưa có tư liệu nào cho biết thúng chai ra đời vào thời điểm nào, quê hương của nó ở đâu. Tuy nhiên qua một số truyền thuyết, tư liệu sưu tầm được có thể nhận định ban đầu về nguồn gốc của phương tiện này.
Dưới góc nhìn địa văn hóa, cố giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng, xứ Quảng mang đầy đủ các đặc trưng tiêu biểu của các sắc thái văn hóa thượng du, đồi gò trung du, đồng bằng hạ lưu ven biển và biển cả.
Mộ cổ là một trong những loại hình di tích có số lượng lớn ở Hội An hiện nay, vẫn còn bảo lưu được giá trị độc đáo về kiến trúc nghệ thuật thông qua bố cục kiến trúc, mô típ/đồ án trang trí, cùng với đó là vật liệu xây dựng, kỹ thuật đắp vẽ trên nền vữa vôi, chạm trổ điêu luyện trên chất liệu đá của các vị tiền nhân ở Hội An xưa. Phường Thanh Hà hiện nay được xem là địa phương có số lượng mộ cổ nhiều nhất trên địa bàn thành phố Hội An, trong đó có khu mộ ông Lê Thuần Giản và bà Phạm Đôn Thiện ở khối Hậu Xá. Đây là một khu mộ qui mô lớn, có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, góp phần tạo nên sự đa dạng trong loại hình mộ cổ ở Thanh Hà nói riêng, Hội An nói chung.