Ngày 14/02/2023, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, tại Quyết định số 228/QĐ-BVHTTDL.
Đèn lồng được xem là sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của Hội An, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực và đến nhiều nơi trên thế giới. Khi nhắc đến Hội An, hiện nay nhiều người thường nghĩ đến những dãy phố cổ kính với nhiều đèn lồng màu sắc, kiểu dáng tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, thu hút khách tham quan thưởng lãm. Cùng với hoạt động múa thiên cẩu, múa lân sư rồng, trưng bày mâm cổ,… việc trang trí đèn lồng tại di tích, nhà ở và các điểm sinh hoạt công cộng là nét đặc trưng trong dịp tết Trung thu ở Hội An.
Người Việt xưa có câu “Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”. Ngắm trăng rằm tháng Tám và dự đoán về thời tiết, mùa màng, vận mệnh quốc gia là một thông tục cổ xưa, một nghi lễ hội mùa, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an tại nhiều quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tín ngưỡng Thiên Y A Na là một dạng thức tín ngưỡng - văn hóa độc đáo khá phổ biến ở các tỉnh thành duyên hải miền Trung nước ta. Từ thần mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar của người Chăm đã hiện thân thành vị Thánh Mẫu với tên gọi Thiên Y A Na - một vị phúc thần của người Việt.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của làng Thanh Hà, gắn liền với sự di dân lập làng mở ấp, đến nay, vẫn chưa có tư liệu nào xác định niên đại cụ thể về quá trình thành lập làng. Qua nhiều tư liệu cho biết làng Thanh Hà có 8 tộc tiền hiền gọi là bát tôn gồm các tộc Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Ngụy Như, Bùi Phước, Võ Đình, Võ Văn, từ Thanh Hóa, Nghệ An đến khai cơ, lập nghiệp tại vùng đất này, lập nên làng Thanh Hà. Theo tư liệu, tộc Nguyễn Văn nguyên quán ở Quảng Xương – Thanh Hóa, trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn, thủy tổ của tộc đã dừng lại vùng đất này, khai hoang lập ấp, lập làng.
Quá trình chung sống, tương tác lâu dài với biển đảo đã cho ra đời tại Hội An một ngành kinh tế mới là nghề biển với nhiều cách thức khác nhau từ khai thác, đánh bắt cho đến gia công, chế biến, vận chuyển, dịch vụ, buôn bán,… Trong tổng số rất nhiều nghề thuộc nhóm này có thể kể một số nghề mang đậm dấu ấn biển đảo như nghề đóng ghe thuyền đi biển, nghề đan thúng chai, nghề chế biến hải sản khô, nghề đan võng ngô đồng,...
Mỗi độ trăng rằm tháng Tám, Hội An lại tưng bừng không khí vui hội Trung thu. Các gia đình, thôn xóm, các di tích đình miếu, doanh nghiệp, hiệu buôn… rộn ràng bày mâm cỗ, đón mời các đoàn múa vật linh. Không khí lễ hội thật tươi vui, náo nhiệt.
Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001 được chia thành 7 chương với 74 điều. Sự ra đời của Luật Di sản văn hóa cùng với một hệ thống văn bản dưới luật đã tạo nên hành lang pháp lý đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, góp phần tác động tích cực đến đời sống xã hội ở nhiều mặt. Nhận thức được tầm quan trọng đó, từ sớm Hội An đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế đặc thù của địa phương, đặc biệt là trong công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích theo Luật Di sản văn hóa.
Làng Thanh Hà xưa nằm về phía Tây của Hội An, đây là một làng xã được hình thành khá sớm, khoảng thế kỷ 16.
Theo từ điển Tôn giáo: “Tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí” . Tín ngưỡng có nhiều cấp độ, phạm vi khác nhau, trong đó tín ngưỡng thờ Thành Hoàng là một dạng thức tín ngưỡng ở phạm vị cộng đồng, làng xã khá phổ biến của người Việt. Trong chuyên khảo này, chúng tôi giới thiệu hai nội dung chính: (1) Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, (2) Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ở Hội An.
Làng Để Võng nay chủ yếu thuộc khối Sơn Phô I, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An. Làng/xã Để Võng là một trong những làng/xã người Việt hình thành sớm ở Hội An.
Trên địa bàn xã Cẩm Hà hiện tồn nhiều ngôi mộ táng xưa với nhiều mốc niên đại, thành phần chủ nhân và hình thức kiến trúc phong phú, đa dạng, phân bố chủ yếu ở khu vực thôn Đồng Nà, Trảng Suối và Bàu Ốc.
Cù Lao Chàm - Tân Hiệp là xã đảo thuộc vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, có lịch sử cư trú của dân cư từ thời kỳ Tiền Sa Huỳnh, cách đây khoảng 3000 năm.
Hội An trong lịch sử đã từng là một đô thị thương cảng quốc tế sầm uất với sự giao lưu buôn bán của các thương nhân đến từ nhiều nền văn hóa; dần dần đã hình thành nên nếp sống thị dân với những tập tục sinh hoạt mang nét đặc trưng riêng so với các vùng miền trong cả nước.
Quan Công Miếu còn gọi là Trừng Hán Cung hay Chùa Ông tọa lạc tại số 24 Trần Phú. Ở vào vị trí trung tâm của phố cổ Hội An, miếu là nơi thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (còn gọi là Quan Vũ), cùng Quan Thái Tử Quan Bình, Bộ tướng Châu Thương và 2 con ngựa Bạch Mã, Xích Thố. Trong “Đào Viên Minh Thánh Kinh” chép: Thời Tam Quốc ngài từng ứng mộ dẹp giặc Khăn Vàng. Gặp được Lưu Bị và Trương Phi tại quận Trác nên “kết nghĩa Đào Viên”, thề cùng sống chết có nhau.
Thanh Hà xưa (bao gồm cả xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà hiện nay), là một làng được hình thành khá sớm ở Hội An, địa bàn dân cư sinh sống khá rộng lớn, phía Nam là sông Hội An (thuộc hạ lưu sông Thu Bồn); phía Tây giáp với phường Điện Nam, Điện Dương thuộc thị xã Điện Bàn; phía Đông giáp với phường Cẩm Phô, Cẩm Châu; phía Bắc - Đông Bắc giáp với phường Cẩm An bởi con sông Cổ Cò - Để Võng và có một xóm/ấp Cồn Động (thuộc Thanh Hà xưa) nằm trên đất Cẩm An hiện nay. Và đặc biệt có con đường tỉnh lộ 607 và 608 đi qua Thanh Hà xuống Faifo - Hội An.