Trang phục cùng với ẩm thực, nếp ở là những yếu tố thể hiện đậm nét nhất truyền thống văn hóa của một cộng đồng cư dân, nhất là ở Hội An, một cộng đồng gồm nhiều lớp, nhiều nguồn khác nhau. Nơi đây vốn có cư dân Chàm bản địa sinh sống, rồi có người Việt ở phía Bắc, chủ yếu thuộc vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vào và diễn ra theo nhiều đợt suốt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, XIX; Hơn nữa, đây còn là điểm đến định cư ổn định, lâu dài, khá quan trọng của bộ phận cộng đồng người Hoa (từ các địa phương: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu,...) và thương nhân Nhật Bản; Đồng thời là điểm giao thương của lái buôn các nước phương Tây, nhiều nước khác ở Châu Á. Kẻ trước người sau đến với Hội An đem theo những thói quen sử dụng trang phục của mình, cùng với sự chi phối mạnh mẽ của nhà nước Phong kiến,... Để rồi qua nhiều đời, nhiều thời dần hình thành nên trang phục phù hợp với cảnh quan môi trường, xã hội ở vùng đất mới - Hội An. Tuy nhiên, nó luôn được biến đổi do tác động ảnh hưởng qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, mọi người dân đều không quên được thói quen khẩu vị trong ẩm thực/ ăn - uống của dân tộc - quê hương mình và đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề ăn - uống. Bởi nó mang tính bền chắc, truyền thống của một cộng đồng dân cư. Nó được hình thành và định hình trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Nó không chỉ là nhu cầu cơ bản nuôi sống cơ thể con người như bất cứ sinh vật nào khác (Có thực mới vực được đạo, Trời đánh còn tránh bữa ăn...), đồng thời và cao hơn nó còn là môi trường giao tiếp xã hội của con người (ăn trông nồi, ngồi trông hướng), hay nói chính xác hơn, ăn uống đã là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn hoá còn gọi một cách trang trọng là “nghệ thuật ẩm thực”. Nhưng ăn gì, uống gì, cơ cấu bữa ăn, cách ăn ra sao... thì nó lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, địa hình thổ nhưỡng, môi trường sinh thái của mỗi vùng, mỗi khu vực.
Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, lại là vùng hợp lưu của các con sông lớn của xứ Quảng như Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Cổ Cò trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại Chiêm. Tại đây tuy không có những cánh đồng cò bay thẳng cánh như ở lưu vực sông Hồng hoặc đồng bằng sông Cửu Long nhưng bù lại là các cồn bãi ven sông màu mỡ và các thửa ruộng hẹp giàu phù sa do các cơn lũ lụt hàng năm bồi đắp. Cách đất liền 16 km về phía Đông là Cù Lao Chàm gồm 7 hòn đảo lớn nhỏ nằm cạnh nhau tạo thành bức bình phong chắn sóng biển Đông. Đồng thời về mặt địa - văn hóa , Cù Lao Chàm còn là chiếc cầu nối liền Hội An hải đảo - biển với Hội An đất liền - lục địa. Môi trường sông nước - biển đảo này đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày, đến lối sống, phong tục tập quán của cư dân địa phương, trong đó có thói quen về ẩm thực.
Có ăn thì phải có uống, có ẩm thì phải có thực mới thành ẩm thực. Có loại nước uống dùng thường xuyên hàng ngày, có loại dùng trong, trước hoặc sau khi ăn. Thức uống ở Hội An vì vậy, cũng khá nhiều loại, từ nước uống của các tầng lớp bình dân cho đến đò uống của những người khá giã, sang trọng.
Nói đến nếp ẩm thực ở Hội An mà bỏ qua các loại bánh ngọt thì thật là điều thiếu xót. Giống như các món ăn khác, hàng quà này cũng hết sức phong phú, nhiều chủng loại. Bên cạnh các loại bánh thông dụng như bánh ít, bánh bao, bánh thuẩn, bánh phu thê, bánh nướng, bánh tổ, bánh nổ, bánh in ... tại đây còn một số bánh với tên gọi thật ngộ nghĩnh.
Bánh bao, bánh vạc là tên gọi của một món ăn khá sang trọng, nổi tiếng ngon, lạ ở phố cổ Hội An.
Sở dĩ có tên gọi như vậy vì mì sứa là một loại mì Quảng thuộc hàng cao cấp, ăn ngon, lạ miệng. Trước đây, mì sứa là món ăn khá quen thuộc ở phố Hội An. Ngày nay dường như đã vắng bóng hẳn.
Cù Lao Chàm nằm cách Cửa Đại, Hội An chừng 16 km về phía Đông, gồm 7 hòn đảo lớn nhỏ nằm cạnh nhau tạo thành bức bình phong che chở cho phố Hội An khỏi những lần biển Đông nổi cơn thịnh nộ. Từ đây thiên nhiên hào phóng đã ban cho Cù Lao Chàm hệ động - thực vật phong phú, đa dạng, đặc biệt là hệ động - thực vật biển.
Đất Cẩm Thanh quê tôi, vốn phèn chua nước mặn nên cây trái không được tươi tốt như mọi nơi. Vào cái thời của ông bà tôi, cuộc sống nơi đây cơ cực biết dường nào. Người đất Cẩm phải vật lộn với mảnh đất biền cằn cỗi để trồng cho được cây lúa, cây khoai.
Trà quế, một làng quê nhỏ vùng ven Thị xã Hội An, thế nhưng mỗi khi cái tên Trà Quế được nhắc đến thì người Quảng Nam, nhất là người Hội An không mấy ai không biết đến. Nó gợi nhớ hương thơm mộc mạc, ngạt ngào của những loại rau xanh đã góp phần tô điểm và làm hấp dẫn hơn các món ăn ở Phố Hội.
Hằng năm, vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, bà con Hội An và các vùng lân cận như Điện Bàn, Đà Nẵng đổ về phố Hội An để mua bằng được vài trăm bánh Ú Tro về cúng ông bà - tổ tiên và làm quà cho người thân, nhân dịp lễ tết mồng năm lại đến.
Bên cạnh những món ăn bình dân như: bánh đập, bánh cuốn, bánh bèo...Hội An còn nổi tiếng với một món ăn dân dã đó là chè bắp.
Khi bước chân đến đầu làng Trà Quế, ta đã thấy những đầm phá, ao hồ nằm xen kẻ với làng mạc - đồng ruộng. Mùi hương thơm dào dạt của nhiều loại rau, tỏa ra từ những luống rau mượt mà, thẳng tắp gợi nhớ ngay đến tô Mì Quảng với những con tôm đỏ hau, thơm ngon, ngọt béo.
Tôi nhớ mãi thuở còn bé tôi thường nhận được những chiếc bánh ít từ tay mẹ sau mỗi lần mẹ đi chợ về. Bánh ít ngày ấy đối với tôi chỉ là niềm vui mừng khi có được món quà ngon từ mẹ, còn ngày nay, bánh ít không những đối với tôi mà với chúng ta là một món quà giản dị và mộc mạc, được chế biến từ những chiếc lá gai tròn xoe, mượt mà và bột đậu xanh nguyên chất.
Tôi bắt gặp tên của món ăn này trong một đoạn tùy bút của Nguyễn Tuân khi ông về thăm Faifo - phố Hội.
Trước đây, một số gia đình Hoa kiều gốc Phúc Kiến thỉnh thoảng lại nấu món xôi cua để thay đổi khẩu vị. Cua thì ở chợ Hội An hầu như ngày nào cũng có bán. Đó là loại cua nước lợ, có thân lớn, gạch nhiều, thịt ngọt. Loại lớn khoảng 3 con cân được 1 kg. Khi mua, lựa những con cua chắc, gạch nhiều. Người ta thường bấm vào phần giáp yếm cua để xác định điều này. Cua mua vào những ngày sáng trăng thường bị ốp, mất ngon.
Các loại chè ngọt ở Hội An khá phong phú , mùa nắng thì có chè đậu ván, chè đậu đen, chè thưng, chè thập cẩm, chè bắp, chè chuối; mùa mưa thì có các loại chè đặc nấu bằng đậu ván, đậu đỏ, đậu đen, khoai, môn, nếp, chè bột báng v.v... Trong những loại chè này có một loại chè vừa ngọt vừa mặn đó là chè trôi nước.
Bánh in bột đậu xanh ở Hội An (gọi tắt là bánh đậu xanh) có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ thứ 18, bánh đậu xanh đã là một món quà có giá trị được cư dân địa phương dùng để dâng tặng các quan lại. Trong những lần vua Minh Mạng tuần du vào Quảng Nam , cư dân ở đây đã dâng tiến loại bánh đậu xanh thượng hạng ở phố Hội An để ngài ngự dụng. Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển II, tập VII, trang 397 ghi: "Bánh đậu xanh sản ở phố Hội An là ngon nhất".
Như tên gọi, bún xào Phúc Kiến là món ăn phổ biến của cộng đồng Hoa Kiều gốc Phúc Kiến tại Hội An. Đối với họ, đây là món ăn- lễ vật không thể thiếu trong các ngày giỗ chạp tổ tiên, các dịp cúng thần tại hội quán của bang v.v... Nó còn là món ăn của một số gia đình Hoa kiều Phúc Kiến trong những dịp gặp mặt, hàn huyên , tâm sự để "vọng cố hương".