Nghề tre, dừa Cẩm Thanh

  •   19/09/2017 06:05:00 AM
  •   Đã xem: 1794
  •   Phản hồi: 0

Địa bàn hoạt động của nghề tre, dừa trước đây phân bố rải rác ở vùng Cẩm Châu, Cẩm Kim và nhất là khu vực Cẩm Thanh của thành phố Hội An. Nhưng hiện nay chỉ còn tập trung ở Cẩm Thanh, chủ yếu ở các thôn: Thanh Tam Đông, Thanh Tam Tây, Thanh Nhất, Cồn Nhàn, Thanh Nhì, Võng Nhi và một số ít hộ ở Cẩm Châu.

Nghề Khai thác Yến sào Thanh Châu

  •   19/09/2017 05:51:00 AM
  •   Đã xem: 1847
  •   Phản hồi: 0

Làng Thanh Châu xưa, hay còn gọi là làng Yến - nơi tập trung những người làm nghề khai thác yến sào trong lịch sử. Hiện nay, làng này thuộc địa phận xã Cẩm Thanh - thành phố Hội An, mà chủ yếu được khu biệt ở thôn Thanh Đông.

Nghề mộc Kim Bồng - Cẩm Kim

  •   19/09/2017 05:15:00 AM
  •   Đã xem: 2539
  •   Phản hồi: 0

- Làng mộc Kim Bồng trước đây là châu Kim Bồng, thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách trung tâm thành phố Hội An 1,31km theo đường chim bay về phía Tây Nam. Hoạt động sản xuất của nghề mộc Kim Bồng diễn ra hầu khắp các thôn của xã Cẩm Kim như Trung Hà, Trung Châu, Phước Thắng, Đông Hà… Trong đó, tập trung hoạt động nhiều nhất tại thôn Đông Hà, Trung Hà.

Nghề câu ở Cù Lao Chàm

  •   19/09/2017 05:02:00 AM
  •   Đã xem: 1670
  •   Phản hồi: 0

Cù Lao Chàm với vị thế là vùng đảo, cùng với nguồn tài nguyên rừng và biển phong phú nên từ thời Tiền Sơ sử đã có con người sinh sống. Tại đây, bên cạnh nông nghiệp, lâm nghiệp thì ngư nghiệp là sinh kế chính của người dân địa phương. Vì thế, đánh bắt thủy hải sản là nghề có truyền thống lâu đời, gắn liền với đời sống của cư dân xã đảo từ bao đời nay.

Nghề lưới ở Cù Lao Chàm

  •   19/09/2017 04:58:00 AM
  •   Đã xem: 1496
  •   Phản hồi: 0

Nghề đánh bắt thuỷ hải sản nói chung của Cù Lao Chàm - Tân Hiệp, trong mô tả của nhà sư Thích Đại Sán vào cuối thế kỷ XVII, Cù Lao Chàm còn có tên là Cú Lũ (theo cách phiên âm của Thích Đại Sán từ tiếng dân bản địa) đã là nơi cung cấp nguồn củi, nước dự trữ cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển Đông và cũng là nơi tránh bão của các tàu thuyền lớn lưu hành trên biển Đông. Lúc bấy giờ, cư dân của Cù Lao Chàm có khoảng 300 tráng đinh, chưa kể người già và trẻ con, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, lấy củi, trồng rau. Nhà ở là nhà tranh thấp, điều tra hồi cố nhân chứng thì nghề đánh bắt sông nước lâu đời (trước 1964) ở có khoảng gần 100 nóc nhà .

Nghề mành ở Cù Lao Chàm

  •   19/09/2017 04:53:00 AM
  •   Đã xem: 1344
  •   Phản hồi: 0

Theo những hộ làm nghề mành hiện nay cho biết, nghề mành đã có từ lâu ở Cù Lao Chàm nhưng không biết chính xác thời gian ra đời của nghề mành. Có ý kiến cho rằng, truyền thống của nghề mành là của ngư dân Kim Bồng, xã Cẩm Kim, sau này Cù Lao Chàm mới phát triển nghề này. Hiện ở Hòn Dài còn một lăng thờ do dân Kim Bồng làm nghề mành ở vùng biển Cù Lao Chàm xây dựng để thờ.
Đa số quê gốc của những hộ làm mành hiện nay ở trong đất liền, cha mẹ của họ đã ra Cù Lao Chàm sinh sống vào khoảng từ năm 1960.

Nghề làm bánh ít, bánh su sê

  •   19/09/2017 04:36:00 AM
  •   Đã xem: 1709
  •   Phản hồi: 0

Hiện tại, qua khảo sát vẫn chưa xác định được nghề làm bánh ít, bánh su sê ở Cù Lao Chàm có nguồn gốc từ đâu, ra đời vào thời gian nào và có trước hoặc sau so với ở trong đất liền. Đồng thời, đến nay, do nguồn tư liệu thư tịch liên quan đến nghề làm bánh ít ở Cù Lao Chàm rất hiếm nên rất khó để xác định nguồn gốc ra đời của nghề này.

Nghề thủ công truyền thống

  •   23/08/2017 06:29:00 AM
  •   Đã xem: 4364
  •   Phản hồi: 0

1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống:

Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.

Nghề lợp ngói âm dương

  •   23/08/2017 06:24:00 AM
  •   Đã xem: 1979
  •   Phản hồi: 0

Qua tham khảo tư liệu, phỏng vấn nhân chứng và đối chiếu với niên đại của các di tích ở Khu phố cổ Hội An thì chúng tôi bước đầu suy đoán rằng nghề lợp ngói âm dương ra đời muộn nhất là từ thế kỷ XVII tức là thời gian Hội An là thương cảng phồn thịnh, nhiều công trình xây dựng phục vụ hoạt động thương mại và là thời gian nghề gốm Thanh Hà đã được hình thành và phát triển.

Nghề thủ công truyền thống

  •   23/10/2013 10:56:00 PM
  •   Đã xem: 3048
  •   Phản hồi: 0

1. Vài nét về quá trình lập làng/xã với sự hình thành nghề/làng nghề truyền thống: 
    Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây và trước hết phải kể đến trong quá trình khai hoang lập làng gắn với quá trình hoạt động kinh tế để tồn sinh và phát triển. Có thể nói, các lớp dân cư Hội An đã rất năng động, sáng tạo, biết khai thác từng tấc đất phù sa, bãi cát đến trên/dưới của từng dòng sông - bờ biển - đảo khơi, cả về địa thế, thời cuộc lịch sử. Tất cả đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế, ngành nghề sản xuất ở Hội An vô cùng phong phú, đa dạng.

Nghề dệt chiếu

  •   12/09/2013 10:23:00 PM
  •   Đã xem: 9723
  •   Phản hồi: 0

“Ai về An Hội thì về, An Hội có nghề dệt chiếu chắp sân”. Không chỉ ở An Hội (thuộc phường Minh An) mà nhiều nơi khác trên địa bàn thị xã Hội An như thôn Đông Hà, Phước Thắng xã Cẩm Kim, khối I, II phường Cẩm Phô... cũng có rất nhiều người làm nghề dệt chiếu.

Nghề làm tranh tre dừa

  •   12/09/2013 10:17:07 PM
  •   Đã xem: 3002
  •   Phản hồi: 0

Cũng như các vùng nông thôn khác của Việt Nam trong thời trung, cận đại, vật liệu xây dựng là gạch, ngói, vôi đang còn là một loại hàng hóa cao cấp chỉ được sử dụng để xây dựng các công trình kiến trúc của nhà nước hay của những dòng tộc, gia đình giàu có thì những nông dân nghèo ở Hội An khi làm nhà thường chọn vật liệu sẵn có ở đại phương là tranh tre dừa... để làm nhà.

Nghề rèn

  •   12/09/2013 10:10:00 PM
  •   Đã xem: 5571
  •   Phản hồi: 0

Tại các di tích khảo cổ Bãi Ông, Hậu Xá II, An Bang, Thanh Chiếm các nhà khảo cổ đã phát hiện được hiện vật là công cụ sản xuất bằng sắt của cư dân Tiền Sa Huỳnh, cư dân thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa [1:34]. Điều này cho biết sự sử dụng công cụ đồ sắt đã xuất hiện ở Hội An vào thời kỳ tiền, sơ sử.

Nghề đóng ghe thuyền Kim Bồng

  •   12/09/2013 10:06:58 PM
  •   Đã xem: 6315
  •   Phản hồi: 0

Do là vùng cửa sông ven biển với hệ thống sông rạch chằng chịt lại thông với biển Đông bằng cửa Đại Chiêm ở phía Nam, cửa Hàn (Đà Nẵng) ở phía Bắc nên nhu cầu sử dụng ghe thuyền của cư dân Hội An rất cao.

Nghề mộc gia dụng Kim Bồng

  •   12/09/2013 10:02:46 PM
  •   Đã xem: 3856
  •   Phản hồi: 0

Một nhà nghiên cứu về làng nghề thủ công ở Quảng Nam đã từng nhận xét: Kim Bồng tuy không phải là đất trăm nghề nhưng cũng là vùng đất đa nghề [5:131]. Quả đúng như vậy. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, xã hội đã tạo lập nên một Kim Bồng với sắc diện khác biệt so với nhiều làng quê ở Xứ Quảng nói chung và đất Hội An nói riêng.

Nghề mộc xây dựng Kim Bồng

  •   12/09/2013 09:57:37 PM
  •   Đã xem: 4433
  •   Phản hồi: 0

Làng Kim Bồng xưa là châu Kim Bồng, thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên; nay là xã Cẩm Kim, thị xã Hội An. Đây là một trong những làng được hình thành khá sớm ở thương cảng Hội An. Cư dân ở đây với sự phát huy tính sáng tạo, nhạy bén, tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng và phát triển một làng nghề nổi tiếng đó là nghề mộc Kim Bồng.

Nghề gốm Thanh Hà

  •   12/09/2013 09:50:38 PM
  •   Đã xem: 4976
  •   Phản hồi: 0

Nghề gốm Thanh Hà có địa bàn sản xuất tập trung ở ấp Nam Diêu làng Thanh Hà, nơi đây nằm ven tả ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, cách trung tâm Thị xã Hội An khoảng 3km về phía Tây.

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây