Nghề thủ công truyền thống được xác định là một trong bảy lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể, theo Luật Di sản văn hóa của Việt Nam, và là một trong năm loại hình di sản văn hóa phi vật thể, theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Biển đảo là một phần lãnh thổ quan trọng không thể tách rời của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Dưới triều Nguyễn, biển đảo được đặc biệt quan tâm, chú trọng, thể hiện qua việc tổ chức quân đội tuần tra, kiểm soát, bảo vệ hải giới, cũng như các hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi từ biển đảo.
Ở khu vực miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Mỗi loại hình di tích tôn giáo, tín ngưỡng có một tên gọi khác nhau, bên trong di tích có các đối tượng thờ tự riêng biệt, rõ ràng. Các loại hình di tích tín ngưỡng tiêu biểu ở Hội An gồm: Đình, chùa, miếu, lăng, hội quán, văn chỉ.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Đô thị thương cảng Hội An xưa thì các nghề/làng nghề thủ công luôn giữ một vai trò quan trọng. Đó là kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các lớp cư dân kế tục nhau cư trú trên mảnh đất Hội An có sự giao lưu tiếp biến văn hóa Đông - Tây.
Trong ký ức những người Hội An được sinh ra và lớn lên ở thập niên 60 của thế kỷ XX trở về trước, các hiệu sách trong phố là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về truyền thống đọc sách được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, từ đó, dần hình thành các tầng lớp trí thức tinh hoa nhờ nền tảng văn hóa đọc - niềm tự hào của người dân phố Hội thời vang bóng.
Văn hóa Đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Thông qua Văn hóa Đọc định hướng đọc cho mọi người tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình.
Từ nghề thuộc da…
Ở nước ta, từ buổi đầu dựng nước, cũng như quá trình mở rộng địa bàn sinh sống, ông cha ta thường chọn lưu vực các dòng sông hay nơi gần những hồ nước ngọt để khẩn hoang lập ấp. Hệ thống sông đổ nước từ nguồn ra biển. Sông và biển nối liền nhau, tạo thành hệ thống thông thương giữa các vùng, miền và cả với nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia biển với đường bờ biển dài 3.260km, lại có vị trí quan trọng ở ngã tư giao lưu đường hàng hải của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với châu Đại Dương và khu vực Trung Đông. Vùng biển Việt Nam rộng tới một triệu km2 tính từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý.
Từ xa xưa, mỗi khi gặp thủy nạn, ngư dân ở miền Trung nói chung, ở Hội An nói riêng thường được cá Ông xuất hiện kịp thời cứu vớt, dìu qua khỏi cơn nguy nan.
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng Ba lịch sử, phố phường Hội An rợp bóng cờ hoa chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng quê hương và 15 năm thành lập thành phố Hội An.
Ngày 4/12/1999, UNESCO công nhận Khu phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới với 2 tiêu chí (tiêu chí II và tiêu chí V).
Hội An là một trong 7 thành phố được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn để thực hiện “Đề án phát triển Mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO”. Đây là sự chuyển động mới cho hành trình từ Thành phố di sản thế giới đến Thành phố sáng tạo toàn cầu.
Vùng đất Hội An với các điều kiện thuận lợi về giao thông đường thủy nối liền trên nguồn dưới biển, nối liền các bến chợ - thị tứ ven sông nội địa và là một tụ điểm giao thương đường biển với cửa Đại Chiêm và Cù Lao Chàm kết nối với mạng lưới hàng hải quốc tế trên biển Đông, cùng với những ưu thế về truyền thống sông nước, hàng hải, về phát triển kinh tế thương nghiệp ngoại thương nên trong quá khứ nơi đây từng là thủ phủ của các loại ghe thuyền.
Quá trình chung sống, tương tác lâu dài với biển đảo của các lớp cư dân Hội An đã cho ra đời tại địa phương một ngành kinh tế mới là nghề biển, với nhiều cách thức khác nhau từ khai thác, đánh bắt đến gia công, chế biến, vận chuyển, dịch vụ, buôn bán…
Dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên phong phú và đặc sắc của mình, Hội An từ sớm đã xác định hướng phát triển chủ yếu dựa vào hoạt động du lịch, nhất là từ sau khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới.
Di sản của các bậc tiền nhân để lại cho con cháu sau này không chỉ được thể hiện, bảo lưu qua thư tịch, lễ - lệ, tập quán, lối sống mà còn qua các di tích kiến trúc. Mỗi loại hình di tích kiến trúc mang một chức năng, đặc điểm, sắc thái riêng. Việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử hình thành mỗi di tích góp phần bổ sung, làm rõ sự hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư, làng xã, khu vực qua từng thời kỳ. Các di tích mộ táng cũng không phải ngoại lệ. Các ngôi mộ cho chúng ta hiểu về một phần quá khứ của các bậc tiền nhân, về kiến trúc, tập quán tang ma – tống táng của địa phương qua từng giai đoạn.
Mỗi độ trăng rằm tháng Tám, Hội An lại rộn ràng vui hội Trung Thu. Các gia đình, thôn xóm, các di tích đình miếu, doanh nghiệp, hiệu buôn,… tưng bừng bày mâm cỗ, đón mời các đoàn múa vật linh. Không khí lễ hội thật tươi vui, náo nhiệt. Người Việt xưa có câu“Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”. Ngắm trăng rằm tháng Tám và dự đoán về thời tiết, mùa màng, vận mệnh quốc gia là một thông tục từ xưa của Lễ Tết Trung thu tại nhiều quốc gia Đông Bắc Á, Đông Nam Á, một nghi lễ hội mùa, cầu mong sự sinh sôi, nảy nở và cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an . Trải qua thời gian, cùng với những điều kiện giao lưu, tiếp biến văn hóa, Tết Trung Thu ở Hội An mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc riêng có và bền bỉ sức sống theo cùng năm tháng.
Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là Lai Viễn Kiều (来 遠 橋) –do Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm Kỷ Hợi (1719) khi tuần du đến Hội An. Trải qua lịch sử gần 400 năm, ngày nay Chùa Cầu trở thành biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, mang dấu ấn của mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các quốc gia Tây phương tại Hội An trong quá khứ.
Một trong những xu thế mới của thế giới trong nghiên cứu di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là tiếp cận tổng thể vật thể và phi vật thể để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị. Một trong những khuyến nghị quan trọng trong các Công ước UNESCO là triển khai các hình thức giáo dục di sản chính thức và phi chính thức. Cách tiếp cận tổng thể thực thi Công ước 1972 về di sản văn hóa vật thể và Công ước 2003 về di sản văn hóa phi vật thể và các chương trình giáo dục di sản trong học đường ở Hội An hiện nay đang là bài học kinh nghiệm tốt được UNESCO và các chuyên gia di sản đánh giá cao.