Nấm mộ hình yên ngựa làm bằng hợp chất. Dưới chân mộ có bia bằng sa thạch xám, trán và diềm không trang trí. Giữa lòng bia, trên cùng chạm đóa hoa 5 cánh, hai bên phía dướ i chạm đóa hoa nhỏ hơn. Bia đề: “
Hiển Khảo Di Thứ Lang Binh Vệ Cốc công chi mộ. Đinh Hợi niên, mạnh thu lập”, phía trên góc phải có ghi hai chữ “
Bình Hộ” và phía trên góc trái có ghi hai chữ “
Nhật Bổn”. Từ nội dung văn bia cho biết đây là ngôi mộ của một thương nhân Nhật Bản mang tên Tani Yajirobei. Đồng thời, căn cứ nhiều nguồn tư liệu có thể xác định năm Đinh Hợi ghi trong bia là 1647.
Cuối thế kỷ XVI đầu TK XVII Hội An trở thành thương cảng lớn của xứ Đàng Trong là điểm trung chuyển mậu dịch có tính quốc tế. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đông đúc, trong đó đông hơn cả là thương nhân Trung Hoa và Nhật Bản. Họ được chứa Nguyễn cho phép lập 2 khu vực cư trú riêng, có chế độ quản lý riêng. Khu của người Nhật gọi là Nhật Bổn Dinh, dân địa phương quen gọi là phố Nhật. Một số thương nhân Nhật đã lấy vợ người Việt, sinh con, lập nghiệp lâu dài. Đến năm 1635 do lệnh cấm vận của Nhật Hoàng, thương nhân Nhật ở các nước rút dần về chính quốc, phố Nhật ở Hội An vì thế cũng suy tàn. Tuy vậy, sau năm 1635 vẫn còn một số người Nhật ở lại Hội An và chết ở đây. Cũng theo truyền thuyết kể lại rằng: Sau khi phải trở về đất nước Nhật do chủ trương bế môn tỏa cảng về buôn bán với hải ngoại. Ông tìm mọi cách trở lại Hội An, gặp người yêu của mình là một cô gái Hội An và sau đó đã qua đời tại nơi này. Mộ ông Tani Yajirobei là một bằng chứng lịch sử về sự kiện này. Và theo một số nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, ông Tani Yajirobei thuộc dòng họ lớn ở Nhật, con cháu rất đông. Ông đã đến buôn bán, định cư và chết tại Hội An, bia mộ lập năm 1647.
Mộ ông Tani Yajirobei là tư liệu lịch sử quý chứng minh sự có mặt của người và phố Nhật ở Hội An đầu thế kỷ XVII. Và cũng chứng minh sự phát triển mậu dịch của thương nhân Nhật ở một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam vào thời Châu Ấn thuyền, là bằng chứng về mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa Nhật - Việt trong lịch sử. Mộ làm theo kiểu hình yên ngựa bằng hợp chất có quynh tròn bao quanh đã góp phần làm phong phú loại hình mộ cổ Hội An, là nơi tham quan nghiên cứu hấp dẫn, nhất là đối với người Nhật Bản.