Năm 2024 là năm đánh dấu cột mốc 15 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Danh hiệu này là sự ghi nhận của cộng đồng thế giới về những nỗ lực vượt bậc của thành phố Hội An trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, hướng tới sự phát triển bền vững.
Vào sáng ngày 17/5/2024, lớp cao học K44 ngành Quản lý Xây dựng, Khoa Quản lý Dự án thuộc Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã đến tìm hiểu và thực tập thực tế tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An. Lớp cao học gồm 14 học viên do TS.Mai Anh Đức làm Trưởng đoàn. Tham gia đón tiếp và làm việc với đoàn có ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm và tập thể phòng Tu bổ Di tích thuộc Trung tâm.
Thực hiện đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và hệ sinh thái tự nhiên tại làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An” tại Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày 4/7/2023 của UBND thành phố Hội An, trong năm 2024, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ tiến hành công tác số hóa di tích, làng nghề ở Cẩm Kim.
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 thực hiện Di chúc của Người, đồng thời hướng đến chào mừng Đại hội Chi đoàn Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 - 2027, vào ngày 10/5/2024, BCH Chi đoàn Trung tâm đã tổ chức “Hành trình về địa chỉ đỏ” tham quan di tích Nhà lao Hội An, Bảo tàng Quân khu V và Nhà trưng bày Hoàng Sa.
Trong năm 2024, Bảo tàng Quảng Nam có kế hoạch triển khai điều tra, khảo sát các di tích khảo cổ trên địa bàn của tỉnh; trong đó từ ngày 02 -08/5/2024, đơn vị tiến hành điều tra, khảo sát trên địa bàn thành phố Hội An với sự phối hợp, tham gia của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An.
Nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa thế giới (2014 - 2024), vào ngày 27/4/2024, tại Trung tâm hội nghị quốc tế chùa Bái Đính, UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản Thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.
Sáng ngày 24/4/2024, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức buổi tiếp nhận hiện vật do ông Nguyễn Tấn Thành và Nguyễn Văn Toản, sinh sống trên địa bàn phường Cẩm An, thành phố Hội An hiến tặng.
Hoạt động “Chúng em cùng nhau khám phá bảo tàng” là một cách tiếp cận mới để đưa di sản đến với học đường đã được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức thường xuyên từ năm 2013 đến nay với sự tham gia tích cực của các học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố, trong đó có các em học sinh tại xã đảo Tân Hiệp.
Ngày 17/4/2024, UBND thành phố Hội An ban hành Thông báo số 161/TB-UBND về việc bổ sung giếng Đùi ở thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh vào Danh mục di tích Lịch sử - Văn hóa của thành phố.
Chiều ngày 17/4/2024, tại Văn chỉ Cẩm Phô (tọa lạc số 32 đường Hùng Vương, Hội An) đã khai trương Không gian đọc và trao đổi sách đồng thời khai mạc tuần lễ sách với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”.
Vào ngày 12/4/2024, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thuộc Bộ Nội vụ đã phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm Bảo quản phục chế tài liệu lưu trữ - Để ký ức luôn hồi sinh.
Vào ngày 09/4/2024 vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có buổi làm việc với Công ty Nghiên cứu thị trường IDC Indochina - đại diện cho Công ty InfoComm tại Việt Nam nhằm trao đổi thông tin về tổ chức AVIXA, Sự kiện InfoComm 2024 và các chủ đề hội thảo, dự án liên quan đến Hội An và hoạt động của Trung tâm thực hiện trong thời gian đến.
Cù Lao Chàm là một cụm đảo cách bờ biển Hội An 15km với 8 hòn đảo lớn nhỏ nằm cạnh nhau tạo thành bức bình phong hình vòng cung che chắn Cửa Đại – Hội An.
Nằm trong chương trình Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và hệ sinh thái tự nhiên tại làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim” theo Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày 04/7/2023 của UBND thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ triển khai công tác điều tra, khảo sát các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Cẩm Kim.
Nhà lao Hội An là một trong những di tích lịch sử đấu tranh cách mạng quan trọng ở Hội An, đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2007. Nơi đây ghi dấu tội ác dã man của đế quốc Mỹ và tay sai đối với đồng bào, chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng minh chứng về tinh thần đấu tranh kiên trung bất khuất của Nhân dân ta trong nhà tù địch.
Trong tâm thức của ngư dân ven biển miền Trung, cá Voi là vị phúc thần, được tôn kính với các danh xưng như cá Ông, Đức Ngư Ông, Thần Nam Hải,…, được nhà Nguyễn sắc phong nhiều mỹ tự cao quý, cho phép lập lăng để thờ tự, cúng bái.
Những tháng đầu năm 2024, lượng khách trong nước và quốc tế đến tham quan Khu phố cổ tăng cao.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan trong Khu phố cổ, trong quý I năm 2024, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 54 hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả Thành phố, trong đó khu vực I có 19 hồ sơ, khu vực IIA có 07 hồ sơ, khu vực IIB có 28 hồ sơ.
Vào ngày 18/1/2024 vừa qua, Văn phòng JICA Việt Nam đã phái cử chuyên gia Nhật Bản trên lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đến khảo sát đánh giá và hỗ trợ tham vấn các biện pháp phòng chống nguy cơ hỏa hoạn trong Khu phố cổ Hội An.
Hệ thủy cổ tại Cù Lao Chàm được hiểu là sự kết hợp giữa các khu vực trồng trọt (ở dạng địa hình triền đồi, chân núi dốc) gắn với việc sử dụng nguồn nước ngọt tự nhiên (nước nhỉ từ đất lên và nước khe suối bằng hình thức đắp bờ ngăn nước và đào mương dẫn). Hệ thủy cổ này rất có giá trị về lịch sử, văn hóa và sinh thái tự nhiên. Đây cũng là những tài nguyên độc đáo, riêng có ở Cù Lao Chàm, Hội An.