Đồng chí Trần Thị Dư sinh năm 1910, quê ở phường Cẩm Phô, Thành phố Hội An. Năm 1925, đồng chí là công nhân xưởng FIAT. Vào đầu năm 1930, chi bộ Đảng Cộng sản ở Hội An thành lập, đồng chí là nữ Đảng viên Cộng sản đầu tiên được kết nạp.
Mỗi độ tết đến xuân về lòng người lại thêm háo hức. Trong sự hối hả của thời gian ta lắng mình lại để tìm về với một thú vui của ngày xưa, thú vui chơi chữ. Dạo trên phố đêm Hội An ta bắt gặp vài ông đồ cho chữ, một hình ảnh rất đỗi giản dị và thân thương làm ta chạnh lòng nhớ về những ông đồ “muôn năm cũ”. Thú chơi chữ từ lâu đã là một nét đẹp của người Việt, đầu năm mới người ta lại muốn có những con chữ mới trên màu giấy đỏ tươi như một hình thức cầu mong cát tường, tốt đẹp với các ý nghĩa như chữ thọ thì cầu chúc sống lâu, chữ phước thì mong muốn trong năm mới sẽ có nhiều phước lộc hay là chữ cát tường với ý nghĩa may mắn…
Thích Đại Sán - Thạch Liêm Lão Hòa Thượng, hiệu Đại Sán Hán Ông, là một trong những vị thiền sư nổi tiếng của Trung Hoa vào cuối thế kỷ XVII. Năm 1695, theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu, từ Quảng Đông - Trung Hoa, Thiền sư Thích Đại Sán đã đến vùng Thuận Quảng và lưu lại ở đây từ mùa xuân năm Ất Hợi - 1695 đến mùa hạ năm Bính Tý - 1695.
Kể từ khi vào trấn thủ hai xứ Thuận - Quảng, năm 1558, chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cũng như các Chúa về sau đều là những người sùng mộ Phật pháp. Tuy rằng các Chúa không lấy Phật giáo làm quốc giáo như thời Lý - Trần, nhưng lại lấy Phật giáo làm chỗ dựa cho chính sách an dân trị quốc. Tại nơi đây, các dòng thiền được truyền bá và phát triển mạnh mẽ, trong đó có thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.
Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước còn gặp nhiều khó khăn, phải lo khắc phục hậu quả chiến tranh và vất vả lao động xây dựng cuộc sống mới. Do vậy mà chưa có nhiều người quan tâm bảo vệ Khu phố cổ Hội An già nua, xuống cấp.
10 năm sau ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975), giới khảo cổ học Việt Nam đã lật lên từ trong lòng đất những trang sử chưa hề được biết tới từ trước đến nay của xứ Quảng nói chung và Hội An nói riêng. Chưa kể đến những viên cuội gia công phát hiện rải rác ở miền đồi núi, người ta bắt đầu biết đến một Bàu Dũ của xứ Quảng, ta có thể - và cần - phải nói đến một văn hóa - hay một thực thể - Hòa Bình không chỉ một Hòa Bình hang động hay một Hòa Bình thung lũng mà còn có một Hòa Bình cồn bàu ven biển?
Trong một xã hội mà các điều kiện sinh sống thay đổi với một tốc độ gia tăng, điều căn bản để thực hiện sự cân bằng và sự rạn nở của con người là phải bảo tồn cho con người một khung cảnh sinh sống vừa với tầm cỡ của mình trong đó con người được gần gũi với thiên nhiên và những chứng tích của nền văn minh của đời trước để lại, và để đạt yêu cầu ấy, cần giao cho các tài sản văn hóa và thiên nhiên một chức năng tích cực trong đời sống tập thể và hòa nhập trong mọi chính sách chung những thành tựu thời chúng ta, những giá trị của quá khứ cũng như cái đẹp của thiên nhiên. Sự hòa nhập ấy vào đời sống xã hội phải là một trong những mặt cơ bản của công việc sắp đặt đất đai và kế hoạch bảo quản của quốc gia ở tất cả các cấp.
Kazimierz Kwiatcopxki (Cử nhân - Kiến trúc sư - Kỹ sư Trương Quốc Bình dịch từ tiếng Ba Lan)
Đến với Hội An hôm nay, hết thảy chúng ta đã biết về một Hội An cổ kính mà đa phần đang hiện diện trước mắt ta, về một Hội An khi đã là một Hội An đích thực, với tuổi áng chừng 300 năm có dư. Thế rồi bỗng nhiên những băn khoăn chính đáng lại xuất hiện, rằng trước đó bộ mặt của Hội An ra sao? Rằng Hội An có tự bao giờ? Rằng con người và đất nước Hội An từ thuở xa xưa ấy có vị trí như thế nào đối với lịch sử...
Cũng giống như một số địa phương trong xứ Quảng, nơi có cư dân Việt định cư và hình thành làng xã, loại hình tự sự dân gian tại Hội An có niên đại ra đời muộn, gắn với đặc điểm lịch sử về quá trình hình thành và phát triển vùng đất và khối cộng đồng cư dân.
Với tầm vóc là một thương cảng nổi tiếng, nơi giao thương hàng hóa trong một thời kỳ dài, Hội An đã từng lưu lại bước chân của nhiều tao nhân, mặc khách. Họ ghé qua Hội An và nhiều người trong số đó đã để lại bút tích của mình trên những câu đối, hoành phi, văn bia.
Hội An là một Đô thị cổ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999. Ở Hội An, bên cạnh những công trình kiến trúc cổ như nhà cổ, đình, miếu, chùa, hội quán… còn có một loại di sản thành văn mà tiền nhân để lại là minh chứng hùng hồn nhất của lịch sử, đó là văn bia.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Hội An chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi và rộng khắp. Những thanh niên, trí thức yêu nước thường bí mật gặp gỡ nhau trao đổi, tiếp xúc với báo chí, sách vở có nội dung tư tưởng tiến bộ của Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Ái Quốc.
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh: Trong buổi bình minh của loài người, khi loài người bắt đầu nhận thức và lý giải các hiện tượng xảy ra xung quanh, họ thường gắn chúng với tư duy sơ khai của mình. Từ đó, hình thành tín ngưỡng vận vật hữu linh. Tín ngưỡng này để lại dấu ấn sâu đậm ở các thời kỳ sau. Tại địa phương, dấu vết tín ngưỡng vạn vật hữu linh thể hiện ở quan niệm của cư dân về linh hồn. Cư dân địa phương cho rằng con người có 3 hồn 7 vía (nam) hoặc 3 hồn 9 vía (nữ).
Nằm trong khuôn viên nhà thờ Thiên chúa giáo Hội An trên đường Nguyễn Trường Tộ, là khu mộ các giáo sĩ phương Tây. Đây là một trong số những di tích hiếm hoi còn lại trên mảnh đất Hội An liên quan đến quá trình truyền bá đạo Thiên chúa giáo của các giáo sĩ Dòng Tên hoặc Dòng Thừa sai phương Tây tại Việt Nam khoảng từ đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XX.
Có một thanh niên đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Kim Bồng ngày xưa, Cẩm Kim ngày nay và của Hội An trong những ngày đầu Hội An có Chi bộ Cộng sản. Đó là đồng chí Nguyễn Vỹ, sinh năm 1909, người làng Kim Bồng.
Không biết xuất hiện từ bao giờ nhưng ngày nay mỗi khi nói đến ẩm thực ở Hội An, dân gian thường nhắc nhở nhau qua câu ca: “Hội An trăm vật trăm ngon Từ từ lỗ miệng cho chồng con nó nhờ”
Cách Khổng Tử Miếu Hội An khoảng hơn 200m về phía đông bắc là nơi yên nghỉ của vị đại quan Triều Nguyễn - Binh bộ tham tri Trần Ngọc Dao. Nơi đây thuộc khối Lâm Sa, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, nguyên là xứ Tu Lễ, ấp Tu Lễ làng Cẩm Phô, tổng Phú Triêm Hạ.
“Tour sưu tập con dấu kỷ niệm về các di tích” hay còn gọi là “Stamp Rally” là một chương trình mà trong chuyến đi tham quan du lịch đến một số nơi để sưu tập con dấu kỷ niệm về các di tích dán hay đóng vào vở chuyên dụng. Khởi nguyên của Stamp Rally là phong tục truyền thống mà người Nhật hành hương đi sưu tập những con dấu tại các đền chùa và dán vào một quyển vở.