Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

CÂY DỪA NƯỚC CẨM THANH

CÂY DỪA NƯỚC CẨM THANH

  •   29/05/2013 03:47:25 AM
  •   Đã xem: 1680
  •   Phản hồi: 0

Dừa nước có tên khoa học là Nypa fruticans còn được gọi là Attap palm là loài duy nhất trong họ Cau (Are caceae) sinh sống trong đấm lầy.

Thăng hoa "Mỳ Quảng"

Thăng hoa "Mỳ Quảng"

  •   29/05/2013 03:43:40 AM
  •   Đã xem: 1500
  •   Phản hồi: 0

Không hiểu vì sao miền Trung có “ngũ Quảng” nhưng món mì Quảng lại chỉ định danh riêng cho xứ Quảng Nam. Thức quà dân dã của miền đất khó ấy giờ đã “vinh dự” được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á.

MÚA THIÊN CẨU Ở HỘI AN

MÚA THIÊN CẨU Ở HỘI AN

  •   29/05/2013 03:32:08 AM
  •   Đã xem: 1662
  •   Phản hồi: 0

Là loại hình múa dân gian gắn với tết Trung Thu, lưu truyền ở Hội An từ lâu đời và để lại dấu ấn văn hóa sâu sắc trong lòng nhiều người dân phố Hội. Về tên gọi, Thiên Cẩu có nghĩa là chó nhà trời, nhưng cũng như nhiều hiện tượng văn hóa dân gian khác, con vật này được tô điểm thành linh vật mang tính huyền thoại với những đặc điểm khác thường về hình dáng: đầu có sừng cong về phía trán, mắt lồi, hai bên mép có mang, miệng há đầy vẻ đe dọa.

HÁT BẢ TRẠO

HÁT BẢ TRẠO

  •   23/04/2013 03:27:56 AM
  •   Đã xem: 1766
  •   Phản hồi: 0

Ở Hội An trước đây lưu hành phổ biến hình thức hát bả trạo và bạn chèo đưa linh. Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp bao gồm các yếu tố tuồng, nghi lễ, múa dân gian, dân ca.

Hội An qua tác phẩm “Hải Nam Tạp trứ” của Thái Đình Lan

Hội An qua tác phẩm “Hải Nam Tạp trứ” của Thái Đình Lan

  •   23/04/2013 03:15:31 AM
  •   Đã xem: 1903
  •   Phản hồi: 0

Danh từ “Hội An” từ lâu đã được nhắc đến trong nhiều tài liệu của các nhà truyền giáo, những ghi chép của các nhà buôn… Dưới con mắt của một nho sĩ, Thái Đình Lan cũng có những cảm nhận riêng về mảnh đất và con người nơi đây. Trong khuôn khổ bài này chúng tôi sẽ giới thiệu về những mô tả của Thái Đình Lan về Hội An qua tác phẩm “Hải Nam tạp trứ”.

CÂY ĐA BIA YỂM THỦY ĐẠO ĐƯỜNG PHAN CHU TRINH

CÂY ĐA BIA YỂM THỦY ĐẠO ĐƯỜNG PHAN CHU TRINH

  •   07/04/2013 10:24:30 PM
  •   Đã xem: 2431
  •   Phản hồi: 0

Đây là cây đa cổ thụ nằm trong khuôn viên vườn nhà 93 đường Phan Chu Trinh, thuộc khối Hoài Phô phường Cẩm Phô - thành phố Hội An, nguyên trước đây là ấp Tu Lễ - xã Cẩm Phô - tổng Phú Triêm hạ - Phủ Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam. Cây nằm sát đường đi, cách đình Cẩm Phô khoảng 100m về hướng Đông Bắc, cách đình ấp Tu Lễ chừng 120m về phía Đông và cách cây đa cổ thụ miếu Ngũ Hành nhà lao Thông Đăng độ 200m về phía Tây Bắc. Không xa về phía Đông là khu ruộng được bồi đắp bởi phù sa của dòng chảy cổ từ Rọc Gốm về hợp lưu với khe Ồ Ồ tại Ao Làng trước khi xuôi lạch chùa Cầu đổ ra Sông Hội An.

NĂM QUÝ TỴ - TÌM HIỂU MỘT SỐ CÂU CA DAO,  TỤC NGỮ - HÒ VÈ VỀ RẮN

NĂM QUÝ TỴ - TÌM HIỂU MỘT SỐ CÂU CA DAO, TỤC NGỮ - HÒ VÈ VỀ RẮN

  •   11/03/2013 05:30:32 AM
  •   Đã xem: 14043
  •   Phản hồi: 0

Rắn, âm Hán Việt gọi là Tỵ, là con vật được xếp thứ 6 trong 12 con Giáp theo Âm lịch. Tuy rắn là loài động vật nguy hiểm đối với con người nhưng nhiều loài rắn được sử dụng làm các vị thuốc chữa bệnh phong thấp, thần kinh, đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật... Trong kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ, hò vè của người Việt, hình ảnh con rắn được thể hiện với nhiều hàm ý sâu sắc.

BỐ CHÁNH QUẢNG NAM ĐẶNG HUY TRỨ

BỐ CHÁNH QUẢNG NAM ĐẶNG HUY TRỨ

  •   11/03/2013 05:29:32 AM
  •   Đã xem: 1745
  •   Phản hồi: 0

Đặng Huy Trứ sinh năm 1825, tự là Hoàng Trung, quê ở làng Thanh Lương, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa, nay là huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặng Huy Trứ đậu Giải Nguyên năm Đinh Mùi - năm 1847. Vào Năm 1864 ông được bổ nhiệm chức Bố chánh Quảng Nam, trong Đặng Hoàng Trung thi tập, ông viết: “Xuân năm ấy, tỉnh Quảng Nam bị nạn đói rất lớn.

ĐƯỜNG HOÀNG DIỆU VÀ NHỮNG CÂY CỔ THỤ

ĐƯỜNG HOÀNG DIỆU VÀ NHỮNG CÂY CỔ THỤ

  •   11/03/2013 05:20:55 AM
  •   Đã xem: 2788
  •   Phản hồi: 0

Đường Hoàng Diệu nằm ở phía đông khu phố cổ Hội An, có trục theo hướng Bắc Nam, xuất phát từ đường Trần Hưng Đạo đến cầu Cẩm Nam. Tuyến đường này là mốc giới đánh dấu sự kết thúc của các tuyến đường Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bội Châu, mở đầu các tuyến đường chính của khu phố cổ Hội An có trục song song với dòng chảy của sông Thu Bồn/sông Hoài gồm đường Phan Chu Trinh, Trần Phú và Bạch Đằng.

THƯƠNG NHÂN NHẬT BẢN BANJIRO

THƯƠNG NHÂN NHẬT BẢN BANJIRO

  •   11/03/2013 05:18:54 AM
  •   Đã xem: 1790
  •   Phản hồi: 0

Trên đoạn đường dẫn ra làng rau Trà Quế, nằm ngay trước nhà ông Nguyễn Văn Nước thuộc đội I khối Trường Lệ - phường Cẩm Châu hiện tồn một ngôi mộ mà người dân thường gọi là mộ ông Banjiro - Thương nhân Nhật Bản.

TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ ÔNG Ở HỘI AN

TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ ÔNG Ở HỘI AN

  •   11/03/2013 05:12:05 AM
  •   Đã xem: 2951
  •   Phản hồi: 0

Xuất phát từ quan niệm cá Voi là hiện thân của thần Nam Hải - Thần biển có nhân tính hay cứu những tàu thuyền bị nạn trên biển nên từ lâu cá Voi đã được nhân dân vùng ven biển tôn làm Thần gọi là cá Ông/Ông Ngư /Ông Nam Hải. Đồng thời, cá Ông cũng được triều Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong. Theo “Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu”, vua Gia Long có lần chạy trốn quân Tây Sơn bằng đường biển đã được cá Ông cứu giúp nên sau khi lên ngôi vua đã sắc phong là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần. Đến đời Thiệu Trị lại gia tặng là Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần ban cho ngư dân thỉnh về thờ tại các lăng.

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRƯƠNG MINH LƯỢNG

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRƯƠNG MINH LƯỢNG

  •   11/03/2013 05:07:11 AM
  •   Đã xem: 3332
  •   Phản hồi: 0

Trong những trang sử hào hùng của Đảng bộ, quân và dân Hội An đã viết nên qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hình ảnh anh hùng Trương Minh Lượng là một trong những dấu son góp phần tô điểm thêm truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng của quê nhà.

TÍNH MỸ THUẬT VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA HỆ THỐNG ỐNG MÁNG XỐI TRONG CÁC NHÀ CỔ Ở HỘI AN

TÍNH MỸ THUẬT VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA HỆ THỐNG ỐNG MÁNG XỐI TRONG CÁC NHÀ CỔ Ở HỘI AN

  •   11/03/2013 04:53:31 AM
  •   Đã xem: 3481
  •   Phản hồi: 0

Khu phố cổ Hội An - Di sản Văn hoá Thế giới với những giá trị nổi bật toàn cầu đã trở thành điểm tham quan lý tưởng đối với du khách. Nơi đây không chỉ được mệnh danh là “bảo tàng sống” của những giá trị di sản văn hoá phi vật thể mà còn là một bảo tàng lớn về nghệ thuật kiến trúc cổ.

TRẦN THỊ DƯ (1910-1997) - NỮ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN  ĐẦU TIÊN Ở HỘI AN

TRẦN THỊ DƯ (1910-1997) - NỮ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở HỘI AN

  •   11/03/2013 04:50:01 AM
  •   Đã xem: 2217
  •   Phản hồi: 0

Đồng chí Trần Thị Dư sinh năm 1910, quê ở phường Cẩm Phô, Thành phố Hội An. Năm 1925, đồng chí là công nhân xưởng FIAT. Vào đầu năm 1930, chi bộ Đảng Cộng sản ở Hội An thành lập, đồng chí là nữ Đảng viên Cộng sản đầu tiên được kết nạp.

CHƠI CHỮ MỘT THÚ VUI TAO NHÃ

CHƠI CHỮ MỘT THÚ VUI TAO NHÃ

  •   06/03/2013 08:57:15 PM
  •   Đã xem: 2521
  •   Phản hồi: 0

Mỗi độ tết đến xuân về lòng người lại thêm háo hức. Trong sự hối hả của thời gian ta lắng mình lại để tìm về với một thú vui của ngày xưa, thú vui chơi chữ. Dạo trên phố đêm Hội An ta bắt gặp vài ông đồ cho chữ, một hình ảnh rất đỗi giản dị và thân thương làm ta chạnh lòng nhớ về những ông đồ “muôn năm cũ”. Thú chơi chữ từ lâu đã là một nét đẹp của người Việt, đầu năm mới người ta lại muốn có những con chữ mới trên màu giấy đỏ tươi như một hình thức cầu mong cát tường, tốt đẹp với các ý nghĩa như chữ thọ thì cầu chúc sống lâu, chữ phước thì mong muốn trong năm mới sẽ có nhiều phước lộc hay là chữ cát tường với ý nghĩa may mắn…

THIỀN SƯ THÍCH ĐẠI SÁN VÀ TÁC PHẨM HẢI NGOẠI KÝ SỰ

THIỀN SƯ THÍCH ĐẠI SÁN VÀ TÁC PHẨM HẢI NGOẠI KÝ SỰ

  •   06/03/2013 08:54:08 PM
  •   Đã xem: 4185
  •   Phản hồi: 0

Thích Đại Sán - Thạch Liêm Lão Hòa Thượng, hiệu Đại Sán Hán Ông, là một trong những vị thiền sư nổi tiếng của Trung Hoa vào cuối thế kỷ XVII. Năm 1695, theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu, từ Quảng Đông - Trung Hoa, Thiền sư Thích Đại Sán đã đến vùng Thuận Quảng và lưu lại ở đây từ mùa xuân năm Ất Hợi - 1695 đến mùa hạ năm Bính Tý - 1695.

VÀI NÉT VỀ THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở HỘI AN

VÀI NÉT VỀ THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở HỘI AN

  •   19/12/2012 10:13:27 PM
  •   Đã xem: 2863
  •   Phản hồi: 0

Kể từ khi vào trấn thủ hai xứ Thuận - Quảng, năm 1558, chúa Tiên - Nguyễn Hoàng cũng như các Chúa về sau đều là những người sùng mộ Phật pháp. Tuy rằng các Chúa không lấy Phật giáo làm quốc giáo như thời Lý - Trần, nhưng lại lấy Phật giáo làm chỗ dựa cho chính sách an dân trị quốc. Tại nơi đây, các dòng thiền được truyền bá và phát triển mạnh mẽ, trong đó có thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.

KIẾN TRÚC SƯ KAZIK VỚI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN

KIẾN TRÚC SƯ KAZIK VỚI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI HỘI AN

  •   19/12/2012 10:10:59 PM
  •   Đã xem: 2459
  •   Phản hồi: 0

Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước còn gặp nhiều khó khăn, phải lo khắc phục hậu quả chiến tranh và vất vả lao động xây dựng cuộc sống mới. Do vậy mà chưa có nhiều người quan tâm bảo vệ Khu phố cổ Hội An già nua, xuống cấp.

VỊ THẾ ĐỊA - LỊCH SỬ VÀ BẢN SẮC ĐỊA - VĂN HÓA CỦA HỘI AN

VỊ THẾ ĐỊA - LỊCH SỬ VÀ BẢN SẮC ĐỊA - VĂN HÓA CỦA HỘI AN

  •   19/12/2012 09:47:08 PM
  •   Đã xem: 3050
  •   Phản hồi: 0

10 năm sau ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975), giới khảo cổ học Việt Nam đã lật lên từ trong lòng đất những trang sử chưa hề được biết tới từ trước đến nay của xứ Quảng nói chung và Hội An nói riêng. Chưa kể đến những viên cuội gia công phát hiện rải rác ở miền đồi núi, người ta bắt đầu biết đến một Bàu Dũ của xứ Quảng, ta có thể - và cần - phải nói đến một văn hóa - hay một thực thể - Hòa Bình không chỉ một Hòa Bình hang động hay một Hòa Bình thung lũng mà còn có một Hòa Bình cồn bàu ven biển?


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây