Từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hoạt động thể dục thể thao ở Hội An hoạt động khá sôi nổi và mạnh mẽ, với nhiều bộ môn hình thành và phát triển, trong đó có bộ môn võ thuật.
Trong giai đoạn những năm 1941 đến 1943, Viện Viễn Đông bác cổ đã tiến hành điều tra về làng xã ở Quảng Nam, trong đó có nhiều làng xã ở Hội An gồm có Điển Hội (Hội An), Cẩm Phô, Minh Hương, Sơn Phong, Sơn Phô, Để Võng, Thanh Hà, Thanh Nam, Thanh Đông, Tân Hiệp và An Mỹ. Tài liệu về đợt điều tra này là bản viết tay liên quan đến các vấn đề của làng xã truyền thống, là một nguồn tư liệu quý cung cấp những thông tin về làng xã trước đây. Dưới đây xin được giới thiệu một số thông tin về làng Sơn Phô xưa.
Ngay trong những ngày đầu năm 2016, Hội An dẫn đầu top thành phố là điểm đến hàng đầu trên thế giới với tỷ lệ bình chọn là 98.5% do tạp chí du lịch Wanderlust - Anh tổ chức. Đến tháng 7, Hội An được ghi nhận ở vị trí thứ 6 hạng mục những thành phố tuyệt nhất Châu Á trong giải World’s Best Awards của tạp chí Travel & Leisure. Hội An còn đạt được sự công nhận danh hiệu, chứng nhận, xếp hạng ở cấp quốc gia, cấp tỉnh liên quan đến di sản văn hóa. Đó là những nhận xét khách quan, xác thực dành cho những nỗ lực trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa mà thành phố chúng ta cùng chung tay, đồng lòng thực hiện.
Không chỉ đơn thuần với chức năng lưu giữ, trưng bày hiện vật, nhiều bảo tàng ngày càng rõ hơn vai trò là một thiết chế văn hóa công cộng, thu hút du khách gần xa.
Chắc chắn vấn đề đặt ra sẽ không xa lạ gì với người dân sống ở đô thị cổ Hội An - nơi mà các di sản văn hóa đô thị đã trở thành “di sản văn hóa thế giới” từ 17 năm nay.
Bạn tôi nói, về Hội An cứ thích nhìn lên gác hai những ngôi nhà cổ. Ở đó, có một cuộc sống mà chắc rằng, nếu vội vàng, không bao giờ người ta cảm nhận được.
Sống trên tầng cao
Miếu Trung Giang, tên gọi dân gian là Lăng Ông hiện tọa lạc tại thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim. Hiện trạng miếu có mặt tiền xoay về hướng Nam. Các mặt phía Bắc, Đông, Nam giáp với đất trống, phía Nam là cánh đồng trồng hoa màu; giữa bình phong và miếu có đường bê tông cắt ngang khuôn viên. Tổng thể di tích bao gồm các hạng mục: bình phong, hiên và miếu chính.
Giữa một rừng bảng hiệu đã được “đồng phục hóa”, sự tồn tại của những tấm bảng hiệu nhuốm màu thời gian, khiêm nhường và khác biệt đã lặng lẽ góp thêm chút thâm trầm, xưa cũ cho không gian phố cổ Hội An.
Nhiều giải pháp được các sở ngành, địa phương đưa ra nhằm nỗ lực đưa lao động trẻ quay về làng. Trong khi đó, tại các xưởng nghề của nhiều doanh nghiệp, số lao động trẻ đã bắt đầu đông hơn, một số đã tìm thấy cảm hứng, niềm hy vọng gắn bó với nghề truyền thống. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những tín hiệu ban đầu.
Nếu các làng nghề vẫn đau đáu chuyện thiếu lao động trẻ, thì ở các xưởng của những nghệ nhân, thậm chí ngay cả doanh nghiệp hành nghề truyền thống trong tỉnh, vẫn có những lớp thợ trẻ miệt mài ngày đêm… Ngược lại, ở các trường nghề hay chương trình đào tạo lao động nông thôn, nghề thủ công dường như bị bỏ quên.
Đã từng được kỳ vọng như một điểm sáng của bức tranh nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống là nơi chốn giữ gìn và phát huy bản sắc của làng. Nhưng rồi cơn lốc thị thành, công nghiệp… đã cuốn những người thợ của làng ra đi, để hiện tại, muốn thấy thợ trẻ ở các làng nghề, phải đỏ mắt kiếm tìm…
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về Hội An, trong bài “Quê hương” có đoạn:
Hội An chẳng là QUÊ
Mà là HƯƠNG, khổ thế
Quên QUÊ, ai có thể
HƯƠNG ư ? Ôi dễ gì!
Nằm về phía Đông thành phố Hội An, Thanh Châu là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An và từng giữ vai trò rất quan trọng trong diễn trình lịch sử, văn hóa Hội An. Theo các kết quả nghiên cứu, làng Thanh Châu được thành lập vào thế kỷ XVII bởi 6 tộc tiền hiền là tộc Trần, Hồ, Lê, Nguyễn, Phạm, Huỳnh. Lúc này làng Thanh Châu bao gồm cả làng Võng Nhi - một làng mà theo văn bia mộ tổ tộc Trần Văn hiện còn ở thôn Võng Nhi, xã Cẩm Thanh cho biết nó được hình thành vào niên hiệu Cảnh Thống năm Mậu Ngọ (năm 1498). Trải qua quá trình phát triển, làng Thanh Châu được chia thành làng Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam. Sau đó, đến trước năm 1945, làng Thanh Đông tiếp tục được chia lại thành làng Thanh Đông, Thanh Nhứt, Thanh Nhì, Thanh Tam.
Từ sau Hội thảo Quốc gia về khu phố cổ Hội An tháng 7/1985, lịch sử - văn hóa Hội An mới có điều kiện nghiên cứu. Trong những năm sau đó, ta mới biết về một thương cảng đô thị cổ tương đối rõ, nhưng về một Đại Chiêm hải khẩu thì mờ nhạt, về tiền sơ sử ở Hội An thì chưa hề ai biết đến. May thay vào năm 1989, chuẩn bị cho Hội thảo Quốc tế về Đô thị cổ Hội An được Nhật Bản tài trợ, một đoàn nghiên cứu do giáo sư Trần Quốc Vượng dẫn đầu cùng với đội ngũ cán bộ Ban Quản lý Di tích Hội An (Ban Quản lý Di tích và Dịch vụ Du lịch Hội An - BBT) đi khảo sát vùng cát Cẩm Hà phát hiện có dấu vết Văn hóa Sa Huỳnh và quyết định đào thám sát một hố ở Hậu Xá đã tìm thấy một số mộ chum của Văn hóa Sa Huỳnh. Đây là một phát hiện mới ngoài kế hoạch Hội thảo. Từ buổi khởi đầu này, Văn hóa Sa Huỳnh thật sự hé mở tạo nên sức hút đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước đến với Hội An.
Đứng trước ngôi mội của ông Tani Yajirobei , tôi nhớ lại một chuyện tình mà văn học dân gian truyền miệng đã kể cho tôi nghe cách đây hơn 60 năm về trước.
Làng Kim Bồng ngày xưa là châu Kim Bồng, thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên, nay phần lớn đất thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một làng được hình thành khá sớm ở đô thị thương cảng Hội An dưới thời chúa Nguyễn.
Gần đây, cả nước vui mừng về việc mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu đầu tiên của nước ta được UNESCO đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình “Ký ức thế giới”. Điều này khiến chúng tôi nghĩ đến di sản văn hóa thế giới Hội An hiện cũng còn lưu giữ hơn 200 mộc bản khắc các bộ kinh có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ thứ 20 đang được các ngôi cổ tự trân tàng. Nhân đây chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về di sản quý giá này.
Ngày 4 tháng 12 năm 1999, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã ghi tên Khu phố cổ Hội An vào danh mục di sản văn hóa thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí:
Ở Hội An, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân. Liên quan đến sản xuất nông nghiệp có rất nhiều công cụ, dụng cụ gắn với từng công đoạn sản xuất, thu hoạch, bảo quản. Những công cụ này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có những thay đổi theo thời gian. Song có thể thấy trong lịch sử, những công cụ, dụng cụ làm từ chất liệu tre luôn chiếm số lượng phong phú và giữ vai trò quan trọng. Điều này xuất phát từ điều kiện thực tế về nguồn nguyên liệu cũng như hoàn cảnh lịch sử. Tại Hội An, nhiều địa phương vùng ven đô thị như Cẩm Thanh, Cẩm Châu, Cẩm Kim, Thanh Hà, Cẩm Hà,… trồng rất nhiều tre nên được người dân nơi đây sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ trong sinh hoạt thường ngày và canh tác nông nghiệp. Bên cạnh những sản phẩm kết hợp giữa tre và các chất liệu khác như cuốc, giằng,... còn có nhiều sản phẩm được tạo tác chủ yếu bằng chất liệu tre như thúng, mủng, nong nia, rổ,…. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số nông cụ truyền thống ở Hội An được làm chủ yếu bằng tre:
Ngôi nhà số 101 Nguyễn Thái Học không phải là một ngôi nhà phố cổ xưa nhất mà là một ngôi nhà tiêu biểu cho kiểu nhà phố của đô thị cổ Hội An. Phố Nguyễn Thái Học, dưới thời vua Thiệu Trị được gọi là Tân Lộ, được đắp vào năm 1841, nghĩa là cách đây trên một trăm năm mươi năm. Nhưng theo gia chủ thì ngôi nhà này đã được xây dựng trước khi xuất hiện con đường vào 1800 - 1820, nghĩa là gần hai trăm năm. Và cho đến nay bảy thế hệ đã sống và đang sống dưới mái nhà này. Tộc của họ thuộc cộng đồng người Minh Hương, nghĩa là người Hoa nhập quốc tịch Việt Nam vào thế kỷ XVII trước đây.