Trong 35 đơn vị sưu tầm được trên địa bàn thị xã chủ yếu là truyện cổ tích và truyền thuyết. Thần thoại xuất hiện với tần số rất thấp và thường là những câu chuyện không hoàn chỉnh. Trong quá trình sưu tầm, chúng tôi bắt gặp một vài mẩu chuyện giải thích về sự hình thành vùng đất gắn với mô típ “
ông khổng lồ gánh đất” như ở một số thần thoại của miền Bắc. Những mẩu chuyện này thường rời rạc, không tạo thành một hệ thống, chứng tỏ đã có sự chuyển vùng.
Có thể nói rằng, đặc trưng thi pháp của loại hình tự sự dân gian tại địa phương được định hình ở truyền thuyết và cổ tích. chúng tôi thấy rằng ở địa phương, truyền thuyết xuất hiện với tần số khá cao, thường là những chuyện lý giải nguồn gốc ra đời, sự hình thành của một số hiện tượng tự nhiên và xã hội. Điều này chứng tỏ đặc tính ưa tìm hiểu, ưa lý giải của cư dân địa phương. ở các truyện này, yếu tố thần kỳ xuất hiện mờ nhạt, những quan hệ xã hội đã có sự tham gia vào sự phát triển, liên kết cốt truyện. Tư duy huyền thoại ở đây có những yếu tố hiện thực hơn, ít bay bổng hơn thể hiện sự ra đời trong điều kiện xã hội đã có sự phát triển. Đây là một trong những đặc điểm của loại hình tự sự dân gian tại địa phương.
Trong mối quan hệ loại hình, các truyện kể tại địa phương xuất hiện một số mô típ phổ biến ở khu vực Đông Nam Á và phương Đông. Truyền thuyết con cù ở chùa Cầu là sự phát triển của mô típ “
cù dậy” trong truyền thuyết Việt - Mường ở điều kiện xã hội mới, gắn với sự định cư của người Nhật tại Hội An.
(“
Con Cù”
(hoặc phát âm là khù, khú) trong tiếng Việt - Mường có nghĩa như là “
con rồng”.
Còn từ rồng lại là tiếng Hán (long) mà ra).
Truyền thuyết trấn cù dậy được tái hiện trong lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản
Mô típ “
viên ngọc kỳ diệu” ngậm vào có thể hiểu được tiếng muôn loài vốn phổ biến ở khu vực phương Đông xuất hiện ở truyện “
sự tích con thằn lằn”. Truyện này có nội dung giống như truyện Công dã Tràng của Trung Quốc và truyện “
Thạch sùng còn thiếu mẻ kho” của ta. Truyện “
Con khỉ đỏ đít” có kết cấu giống truyện cùng tên của dân tộc Dao in trong truyện cổ Việt Nam tập II, “
Sự tích chim bìm bịp” có kết cấu giống câu truyện cùng tên của người Chàm. Mô típ “
Nàng tiên bị đánh cắp đôi cánh phải ở lại với người”, “
thi hành lầm nhiệm vụ nên bị đày”, “
lụt lớn và việc cứu một số giống vật”, “
vẽ mắt cho rồng bay” phổ biến ở một số nước phương Đông xuất hiện trong “
sự tích cha con ông sóng”, “
cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán”, “
Ông trạng bọ hung”, “
Thầy - Thím”.
Truyện có mô típ “
loài vật biết nói” - loại truyện xuất hiện khá lâu đời cũng thấy có mặt tại địa phương (
sự tích trâu, bò, ngựa). ở truyện này, các con vật nói chuyện với nhau giống như con người, thể hiện kiểu quan niệm thô sơ, hồn nhiên trong xã hội sơ khai. Những tác giả dân gian thời kỳ đó cho rằng vật nói chuyện với nhau là hiện tượng tự nhiên, bình thường, không có sự phân biệt như ở các giai đoạn sau.
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở loại hình tự sự dân gian thể hiện qua các chuyện “
sự tích cúng bà Xó”, “
sự tích cúng đơm lẻ”, “
sự tích cây thước thợ”... với sự xuất hiện của các thần có nguồn gốc từ thần thoại Trung Hoa như Cửu Thiên Huyền Nữ, Nữ Oa...
Bên cạnh những chuyện lý giải các hiện tượng tự nhiên, về sự ra đời của các con vật, đồ vật, còn có những chuyện phản ánh sinh hoạt xã hội, sinh hoạt của con người (
chuyện mẹ già ở chốn lều tranh, sự tích ông tổ nghề yến, con chó đá, sự tích tháp Bàng An...). ở các truyện này, yếu tố thần kỳ hầu như vắng bóng, nhường chỗ cho yếu tố xã hội, cho quan hệ giữa người và người. Ở đây có hiện tượng mở rộng cốt truyện bằng cách chen vào giữa lời kể những trường đoạn triết lý, giáo huấn. Xu hướng này thể hiện rất rõ ở các truyện có nội dung ca ngợi điều thiện, ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, thủy chung, chống áp bức bóc lột, chống lối sống phi nhân nghĩa, phi đạo đức...
Quá trình vật lộn với thiên nhiên, đấu tranh với các thế lực có hại để tồn sinh và phát triển tại vùng đất mới được thể hiện qua truyện “
Sự tích Đàng Trong”, “
Sự tích làng An Bàng”, “
Sự tích ông tổ nghề Yến”... Bằng vào các truyện này, ta có thể thấy được sức mạnh tinh thần, lòng dũng cảm, trí thông minh của những con người ở đây.
Phật giáo với tư tưởng từ bi, bác ái, vị tha do phù hợp với truyền thống nhân ái, thủy chung của cư dân địa phương, đã được đi vào truyện cổ: “
Bách nhẫn thành kim”, “
Sự tích ông bình vôi”, “
Sự tích chim bìm bịp”... ở các truyện này tư tưởng thiền tông thể hiện đậm nét.
Bên cạnh truyện cổ tích, trong quá trình sưu tầm chúng tôi còn bắt gặp một số truyện cười tại địa phương. Những mẩu chuyện này có kết cấu ngắn gọn, thường vào tiếng cười ý nghĩa phê phán, giáo huấn (
chuyện con chó chồm, chuyện ở rể, chuyện thầy bói nói bừa). Đây là những mẩu chuyện riêng lẻ và có sự giao lưu với các nơi. Biện pháp gây cười thường sử dụng là hiện tượng đồng âm dị nghĩa có màu sắc chơi chữ của nhà nho.
Nằm trong đặc trưng chung của văn nghệ dân gian xứ Quảng, loại hình tự sự dân gian tại Hội An thể hiện rõ yếu tố mới, muộn về thời điểm ra đời. Do ra đời muộn, do đặc điểm về môi trường sinh thái - nhân văn, về sinh hoạt kinh tế và giao lưu văn hóa nên ở đây, bên cạnh những yếu tố chung còn xuất hiện một số yếu tố có tính địa phương. Hiện tượng giao lưu, đan xen về văn hóa là một thực tế được phản ảnh qua truyện kể. Bên cạnh những yếu tố mới xuất hiện là những yếu tố khá lâu đời, bên cạnh ảnh hưởng của Chàm, Dao, các tộc người ở vùng cao (
Sự tích cúng cơm mới) là ảnh hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ. Đây là hiện tượng hội tụ về văn hóa được phản ánh qua truyện kể dân gian. Về hình thức cũng như biện pháp thể hiện, qua quá trình lưu truyền thường được dân gian mở rộng bằng cách thêm vào những trường đoạn có tính giáo huấn, triết lý. Kết cấu truyện thường không được tuân thủ chặt chẽ mà có sự thêm bớt của nhiều người, do hiện tượng này nên các yếu tố mới rất dễ gia nhập vào. Đây cũng là đặc điểm về tính linh hoạt của cư dân được phản ảnh qua truyện kể. Trong lúc kể, lại có hiện tượng thêm vào một số đoạn thơ, vè có tính diễn giảng hoặc khái quát. Phần mở đầu khi kể, ngoài kiểu thức truyền thống “
ngày xửa, ngày xưa”... thường có những câu thơ mở đầu. Đôi khi phần cuối cũng có, giống như hình thức thoại bản hoặc chương hồi. Mở đầu truyện “
con cóc là cậu ông trời” dân gian thường dùng câu: “
Con cóc là cậu ông trời, ai mà đánh nó thì trời đánh cho” hoặc ở “
sự tích ông Táo bà Táo” thường dùng câu “
Tưởng là bà Táo thiệt thà, hay đâu bà Tào một bà hai ông”... Loại truyện về “
dì ghẻ - con chồng”, “
Lão nhà giàu độc ác”, “
Người em”, “
Người con riêng”, “
Cô bé mồ côi”, sản phẩm tinh thần của dân gian khi xã hội có sự chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, khi tài sản gia đình trở thành sự tranh chấp của những thành viên trong gia đình cũng có xuất hiện ở địa phương nhưng chỉ là những chuyện riêng lẻ, chứng tỏ được gia nhập từ nơi khác đến.