Sau khi tái chiếm đất nước ta, ở Hội An, thực dân Pháp xây dựng mới một nhà lao khác có tên gọi là Lao Thông Đăng (
hay còn gọi nhà Lao Hội An), nằm ở số 127 đường Phan Chu Trinh, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An. Nhà lao Thông Đăng được xây dựng vào năm 1947, với diện tích khoảng 5.000m
2. Sở dĩ nó có tên gọi là nhà lao Thông Đăng vì nó được xây dựng trên khuôn viên đất của gia đình ông Thông Đăng. Có thể nói, đây là một nhà lao lớn của tỉnh Quảng Nam lúc bấy giờ xét về cả quy mô xây dựng lẫn mức độ khốc liệt, dã man của chế độ cai trị, đàn áp tù nhân của thực dân Pháp. Số tù nhân
(chủ yếu là tù chính trị) bị giam giữ ở đây phải sống trong cảnh đọa đày của “
địa ngục trần gian”, vừa chịu cảnh gông xiềng kìm kẹp, bị đánh đập, khảo tra với đủ loại cực hình man rợ, vừa phải sống trong kham khổ, hằng ngày ăn gạo mốc, cá hôi, nước uống từng giọt, đau không thuốc chữa. Trong vòng 7 năm, từ năm 1947 đến năm 1954, số người bị bắt tù đày ở đây ngày một tăng, có lúc lên đến hàng ngàn người, sống chen chúc trong một diện tích chật hẹp. Sinh hoạt trong điều kiện vệ sinh vô cùng bẩn thỉu, các dịch bệnh hoành hành, đe dọa đến mạng sống con người. Bên cạnh đó, Pháp còn đàn áp mạnh, kiểm soát gắt gao các phong trào đấu tranh trong nhà Lao. Nhưng với tinh thần vượt qua hoàn cảnh khó khăn, thách thức, các tù nhân chính trị yêu nước đã bí mật vận động, liên lạc với các đảng viên Cộng sản thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản trong nhà lao Thông Đăng nhằm tổ chức các phong trào đấu tranh như: Đưa yêu sách đòi cải thiện bữa ăn, đấu tranh yêu cầu quản lao không được đánh đập tù chính trị... Đồng thời Chi bộ nhà lao cũng móc nối, tìm đường dây liên lạc bên ngoài để thường xuyên nắm tin tức, thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên nhằm đưa các hoạt động trong nhà tù phù hợp với từng thời kỳ cách mạng ở trong và ngoài nhà lao.
Hưởng ứng chiến dịch tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Tỉnh ủy đã phát động các phong trào đấu tranh rộng khắp trên các mặt trận và đã thu được một số kết quả lớn. Trên đà thắng lợi chung của Tỉnh, đêm 30 tháng 4 năm 1954 Thị ủy Hội An quyết định mở đợt tập kích vào nội ô Hội An, tiến đánh, giải phóng nhà lao Thông Đăng. Trong đêm 30 tháng 4 lịch sử này, 1200 đồng bào, cán bộ và chiến sỹ ta đã được giải phóng khỏi xiềng xích thực dân để trở về với cách mạng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đầu năm 1954, sau khi hiệp định Giơnevơ ký kết, nước ta tạm bị chia cắt làm hai miền. Dưới sự hậu thuẫn của đế quốc Mỹ, chính quyền độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm đã tiếp quản Quảng Nam. Diệm đã tăng cường đàn áp các phong trào Cách mạng ngày một dã man và khốc liệt. Chúng sử dụng lại nhà lao Thông Đăng và xây dựng thành một nhà lao hoàn chỉnh, kiên cố để làm nơi giam giữ những người yêu nước bị bắt trong các cuộc truy lùng, những người chúng cho là Cộng sản hay có liên hệ với Cộng sản. Số người bị giam giữ nơi đây
(chủ yếu là những người yêu nước của tỉnh Quảng Nam) ngày một tăng, có khi lên đến hàng ngàn người.
Đặc biệt, bắt đầu vào năm 1955, chính quyền Diệm bắt tay vào triển khai chính sách “
tố Cộng”, “
diệt Cộng”. Tại nhà lao này, chúng tổ chức các lớp “
huấn chính tố Cộng” điển hình trong toàn tỉnh Quảng Nam nhưng thực chất đây là những thủ đoạn man rợ của địch nhằm tra tấn giết hại các chiến sĩ cách mạng của ta. Chúng đã dùng mọi đòn tra tấn về tâm lý và thể xác để buộc những người chiến sĩ cách mạng phải khuất phục. Trong đó, những hình thức tàn bạo nhất là bắt tù nhân phải đứng nghiêm trước đèn, nhìn ảnh Diệm để “
sám hối ” từ 7giờ tối đến 12 giờ đêm
. Qua những lớp “
huấn chính” này, địch tăng cường tra khảo Đảng viên, cán bộ Cách mạng và những người liên quan đến Cách mạng bằng đủ nhục hình nhằm tiêu hủy ý chí và thể xác của những người cách mạng. Hậu quả của hình thức “
sám hối” này đã làm cho 300 trong số 4000 tù nhân đã chết. Trong đó có nhiều tấm gương chiến đấu, bảo vệ lý tưởng Cách mạng, không khuất phục trước những những đòn tra tấn của địch đã anh dũng hy sinh như: Đ/c Ngô Tưởng (
Điện Hòa), Đ/c Nguyễn Nho Huấn (
Điện Minh), Đ/c Nguyễn Hường (
Điện Bàn), Đ/c Võ Xưởng (
Thăng Bình)... và biết bao nhiêu người khác đến nay vẫn chưa tìm được mộ trong đó có người con của Hội An là Trần Cảnh Trinh
. Nhà lao Thông Đăng được Chính quyền Diệm sử dụng đến tháng 6/1960 thì không còn sức chứa, sau đó địch xây dựng thêm nhà lao ở Xóm Mới phường Sơn Phong và đưa tù nhân đến giam giữ tại nhà lao mới này.
Di tích nhà lao Thông Đăng là nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đối với đồng bào và chiến sỹ của ta. Di tích là bằng chứng sinh động cho ý chí quật cường, tinh thần đấu tranh bền bỉ của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để bảo vệ tổ quốc. Di tích còn là nơi tưởng niệm hàng trăm chiến sỹ, đồng bào ta đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nướcu