(Cinet) – Nếu đã từng đến Hội An, chắc hẳn ai cũng phải biết đến 3 món ăn được coi là đặc sản nơi đây đó chính là Cao Lầu, Bánh Bao, Bánh Vạc. Trong số 3 món đặc sản đó thì cao lầu là món ăn nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất
(Cinet)- Trong đời sống ẩm thực của người Hội An có rất nhiều món ăn dân dã nhưng lại làm vừa lòng không ít du khách phương xa khi đặt chân đến miền đất này. Ngoài các loại món ăn có nguồn gốc xuất xứ và đang thịnh ở miền đất Quảng như: mỳ Quảng, bánh ít lá gai..., phải kể đến đặc sản bánh xèo.
(Cinet)- Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, sôi động như chợ Lớn- Sài Gòn, Phố cổ Hội An lưu dấu lại trong lòng du khách nét đẹp e ấp của người thiếu nữ truyền thống thuần khiết nhưng vô cùng say đắm lãng mạn.
(Cinet) – Cùng với cao lầu thì Hoành thánh, bánh bao, bánh vạc cũng là những món ăn hấp dẫn, đặc trưng của Hội An. Ba món này thường được nhắc đến cùng với nhau, lý do vì sao thì không rõ chỉ biết rằng khi đến với Hội An, 3 món bánh này là những món thường được du khách lựa chọn.
(Cinet) – Trong số những di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được Unesco công nhận tại Việt Nam, cùng với Vịnh Hạ Long, khu phố cổ Hội An là 1 trong 2 di sản thu hút khách du lịch nhất từ trước tới nay.
Dọc quanh các con phố ở Hội An, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hàng quán ven vỉa hè lúc nào cũng tấp nập người thưởng thức. Mỗi ngày cứ vào khoảng 3 giờ chiều các hàng quán bắt đầu được bày bán nhộn nhịp với đủ các món ăn mang đặc trưng của Hội An như Cao Lầu, Mỳ Quảng, Bánh bao bánh vạc, bánh bèo, bún, đậu hủ, chè, lục tàu xá…Một trong các món mà du khách rất ưa chuộng có lẽ kể đến món thịt xiên nướng bởi mùi vị và cách ăn rất riêng.
Trên hành trình đến với danh hiệu Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, Hội An còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học hàng đầu trên nhiều lĩnh vực ở trong và ngoài nước. Trong đó, trước tiên phải kể đến những đóng góp của giáo sư Trần Quốc Vượng trong việc nhận diện bức tranh văn hóa khảo cổ Hội An và những vấn đề về vị thế địa lịch sử, bản sắc địa văn hóa của mảnh đất Hội An.
LTS: Ngày 30.7 vừa qua, tại Hà Nội, Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước đã tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản tư liệu thế giới đối với Châu bản triều Nguyễn. Dip này, Báo Quảng Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS. Ngô Văn Minh (Học viện Chính trị Khu vực 3) về những giá trị độc đáo mang tính toàn cầu của Châu bản triều Nguyễn, nhất là những tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong di sản này.
Những năm gần đây, việc nghiên cứu thư tịch cổ được quan tâm và có nhiều hoạt động triển khai mạnh mẽ trên diện rộng. Đặc biệt, các di sản tư liệu Hán - Nôm mà những địa phương ở Quảng Nam đang lưu giữ đã từng ngày tìm được chỗ đứng cho mình.
Tại Quảng Nam, những cuộc kiểm kê di sản do Phòng VH-TT các địa phương phối hợp với Trung tâm Quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam thực hiện đã phát hiện khá nhiều các loại hình thư tịch cổ tồn tại dưới dạng văn bia, sắc phong, gia phả, mộc bản… Từ những thư tịch cổ này có thể xác định niên đại của vùng đất, nguồn gốc xuất xứ của di tích hay những câu chuyện còn ẩn chứa của quá khứ. Có thể coi đây là những “di sản tư liệu cổ”, đang rất cần sự chung tay góp sức để bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự hỗ trợ hợp tác của các tổ chức quốc tế; sự nhiệt huyết và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản; và đặc biệt là sự đồng tâm hợp lực của cộng đồng dân cư ở Hội An mà công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An được đánh giá cao và nhiều giải thưởng, nhiều danh hiệu bình chọn từ các tổ chức quốc tế và trong nước đã dành cho Hội An và danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới vẫn được giữ vững.
(VACNE) - Nghe tên cây ngô đồng, người ta nhớ đến loài cây nổi tiếng của Trung Quốc cũng có hoa đẹp và lá vàng rụng khi mùa thu đến. Hai câu thơ cổ về loài cây này vẫn được nhiều người nhắc đến : Ngô đồng nhất diệp lạc/ Thiên hạ cộng tri thu (dịch ra tiếng Việt: Ngô đồng một lá rơi ra/ Báo cho thiên hạ biết là thu sang)
Ngõ trong phố cổ Hội An đã trải qua bao thăng trầm dâu bể. Ở đó, không chỉ hằn in những dấu tích của thời gian mà còn lắng đọng cả những số phận, những khoảng đời của bao thế hệ, tạo nên tính cách hiền hòa, ăm ắp nghĩa tình của người dân phố cổ.D ẤU ấn của một thời thăng trầm, của một thời tần tảo, chịu thương chịu khó như vẫn hiện hữu trong những con ngõ nhỏ Hội An rêu phong cũ kỹ.
Ngô đồng thân gỗ còn gọi là cây Bo rừng, Trôm đơn, tên khoa học là Sterculia foetida L. sống phổ biến ở bìa rừng dọc bờ biển, triền núi, trong rừng sâu Cù Lao Chàm. Ngô đồng sau khi bị đốn ngang mặt lại nứt nhánh và khoảng hơn 1 - 3 năm sau thì có thể khai thác làm võng. Ngô đồng còn sinh sôi mạnh do quá trình rụng hạt xuống đất. Đây là loại cây thân gỗ nhóm VIII, thân thẳng, cao đến 25 – 30m, vỏ có màu xám nhạt. Hàng năm, cây ngô đồng ra bông, ra lá vào tháng 5,6; rụng lá, cho hoa, quả vào tháng 8,9,10. Vỏ cây ngô đồng còn non, sau khi ngâm nước, phơi khô, tước nhỏ, cho sợi nhỏ, mềm, thẳng, màu vàng ánh, có tính chịu lực rất tốt.
Ngày 15/3/1947, thực dân Pháp đổ bộ đánh chiếm địa bàn Hội An. Chưa được tận hưởng thành quả của cuộc cách mạng tháng 8/1945 mang lại bao lâu, nhân dân Hội An cùng với nhân dân cả nước lại phải bắt tay vào cuộc kháng chiến cứu quốc trường kỳ và nhiều gian khổ. Trong những năm tháng đầu kháng chiến, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Hội An đã phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương, kiên quyết đứng lên đánh đuổi kẻ thù, liên tục tấn công vào các địa điểm đóng quân của địch và lập được những chiến công xuất sắc. Một trong các địa điểm đó là đồn Cẩm Phô Nam.
Đi uống cà phê ở phố Hội không chỉ đơn thuần là nghỉ ngơi, giải khát mà còn là cách để trải nghiệm cuộc sống yên bình, tĩnh tại nơi đây.
Hai món ăn cao lầu và hoành thánh không chỉ gây sự tò mò bởi cái tên độc đáo mà còn hấp dẫn bởi hương vị lạ miệng, khiến du khách không thể bỏ qua khi đến phố cổ Hội An.
Nhắc đến ẩm thực Hội An, món ăn đứng hàng đầu trong các bảng xếp “bất thành văn”, bên cạnh cao lầu thì không ứng cử viên nào xứng đáng hơn cơm gà.
Ở khu vực đường Bạch Đằng, gần chợ Hội An, có lẽ không một ai không biết bà Châu bán khoai, sắn với hơn nữa đời người làm nghề này. Bà tên thật là Phạm Thị Đây - sinh năm 1930 tại Cẩm Châu - Hội An, hiện ở tại số nhà 12/15B - Bạch Đằng - Hội An.