(ICTPress) - Đến thăm phố cổ Hội An, nhiều người sẽ không ngớt trầm trồ về lối kiến trúc của những ngôi nhà cổ. Nhưng không phải ai cũng biết đến một ngôi nhà cổ đặc biệt mang nhiều dấu ấn lịch sử dân tộc, đó là Từ đường tộc Nguyễn Tường.
Cù Lao Chàm có lịch sử hình thành và phát triển cách đây hàng ngàn năm, trải qua quá trình định cư và sinh sống, cư dân Cù Lao Chàm sống dựa vào nghề đánh bắt thủy hải sản, đốn củi bứt mây, trồng lúa… Nghề đánh bắt thủy hải sản là một trong những nghề chính có từ lâu đời ở Cù Lao Chàm, trong đó một nghề khá đặc trưng phải kể đến là nghề câu Kiều.
Một lần tình cờ vào Hội An, một vài người bạn đã kể cho tôi nghe những mẩu chuyện về trung phong Trần Văn Tứ, một huyền thoại của bóng đá phố Hội. Trần Văn Tứ mất năm Giáp Thân (1944) ngay trên sân Hội An khi mới bước sang tuổi 25.
Theo quan niệm của người Việt, mỗi vùng đất đều có vị thần Thổ Công hay Thành Hoàng cai quản và những vị thần này sẽ bảo hộ sự bình an cho nhân dân sinh sống làm ăn trên mảnh đất đó. Trong tâm thức chung, trong quá trình khai hoang lập làng, lập nghiệp, những cộng đồng làng/xã ở Hội An thường lập nên các công trình kiến trúc tín ngưỡng để thờ các vị thần này. Lăng Thành Hoàng ở khối Tân Thành - phường Cẩm An ra đời cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó.
Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời. Từ xưa, nhiều thế hệ thợ mộc của làng tham gia thi công các hạng mục quan trọng trong các cung điện, đền đài của vua chúa. Trải qua nhiều thế hệ, con cháu làng mộc tiếp nối truyền thống của cha ông trong việc giữ gìn và phát huy nghề mộc của địa phương, trong đó có nghệ nhân Huỳnh Sướng - một thợ trẻ có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Những đêm nhạc trong không gian phố Hội đã chuyển tải nhiều thông điệp khác nhau, nhưng chung quy lại đều là “cái tình” của người xứ Quảng với môn nghệ thuật chạm vào tâm thức con người bằng cả giai điệu lẫn ca từ.
Vừa qua, tại phiên họp lần thứ 7, Hội đồng Di sản quốc gia đã công nhận 4 di sản văn hóa của các cư dân xứ Quảng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đó là Nghề dệt thổ cẩm, Vũ điệu tâng tung da dá của dân tộc Cơ Tu, Nghệ thuật trang trí trên cây nêu và bộ gu của dân tộc Co, Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được.
Tuy không phải tất cả người Quảng Nam đều đã đọc tiểu thuyết võ hiệp nhưng gần như họ đều hiểu được nguyên tắc “Tiên phát chế nhân, hậu phát chế ư nhân” - Ra tay trước thì chế ngự được người, ra tay sau thì bị người chế ngự. Cho nên, họ phải tiên phát. Tất nhiên để có được những chiêu thức này, người nói gay phải “lập trình” sẵn, đợi đúng lúc thì đem ra dùng, y chang kiểu ta học võ để phòng thân.
Đến thôn Vạn Lăng xã Cẩm Thanh thành phố Hội An, hỏi ông Ba Đúng thì từ người nhỏ tuổi đến người lớn tuổi ai ai cũng biết và chỉ rành rọt đường vào nhà ông. Ông nổi tiếng không chỉ vì tài hát hò khoan kiến tại mà còn vì niềm đam mê với môn nghệ thuật bả trạo đặc trưng của ngư dân vùng sông nước. Ông Ba đúng tên thật Phạm Đúng sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Cẩm Thanh. Từ nhỏ Ông đã gắn bó với nghề biển cũng như các hoạt động lễ hội đặc trưng của người dân miền biển và những câu hát hò khoan, bả trạo đã ngấm trong ông từ khi nào cũng không rõ.
Đồng chí Trần Văn Thống sinh năm 1915, tại ấp Trường Lệ, làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay ấp Trường Lệ thuộc phường Cẩm Châu thành phố Hội An. Đồng chí Thống đã trải qua một giai đoạn tuổi trẻ sôi động gắn liền với những cuộc Cách mạng tháng tám ở Cẩm Phô.
Những phát hiện khảo cổ học đầu tiên vào những năm 1989, 1990, các nhà nghiên cứu nhận định khả năng tồn tại số lượng các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An là rất lớn. Kết quả thực hiện dự án "nghiên cứu văn hóa mộ chum Sa Huỳnh" ở Hội An đã chứng tỏ điều đó. Các nhà khảo cổ học đã bóc lên từ lòng đất Hội An khối lượng đồ sộ các hiện vật bằng sắt, thủy tinh, đá và đặc biệt là đồ gốm thuộc văn hóa Sa Huỳnh từ nhiều địa điểm khảo cổ như Xuân Lâm, Hậu Xá I, Hậu Xá II, An Bang,... Cùng với đồ thủy tinh, đồ đá, thì đồ gốm cũng là một lĩnh vực chứng tỏ năng lực sáng tạo và khiếu thẩm mỹ phong phú, tuyệt vời của cư dân Sa Huỳnh Hội An. Qua những hiện vật gốm có thể hình dung được phần nào về đời sống tinh thần nói chung, mỹ thuật nói riêng của cư dân Sa Huỳnh trên đất Hội An thời Sơ sử.
Nếu bạn về chơi Quảng Nam, xin đừng phật lòng khi bị một ai đó nói gay với bạn. Người ta trách vậy là đang thương bạn đó. Và bạn nên nhìn cách nói gay của Quảng Nam theo góc tích cực, sẽ thấy được niềm vui.
Chùa Vạn Đức tọa lạc tại thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa Vạn Đức là một trong những ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Hội An. Tổ khai sơn chùa Vạn Đức là Thiền sư Minh Lượng, hiệu là Nguyệt Ân, tự Thành Đẳng sinh năm Bính Dần (1626) tại Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Vào nửa cuối thế kỷ XVII, thiền sư sang Việt Nam tham dự giới đàn trong tại chùa Thiền Lâm - Thuận Hóa. Sau đó, thiền sư vào cư ngụ tại Hội An, được một Phật tử hiến cúng khu đất tại thôn Đồng Nà, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) nên thiền sư lập một thảo am nhỏ để tu hành, và dần dần xây dựng thành một ngôi chùa có quy mô lớn lấy tên là Lang Thọ tự, chùa cây Cau sau đổi tên thành chùa Vạn Đức. Tại đây, thiền sư chuyên tâm thiền định, giảng giải Phật pháp cho các môn đồ, thiền sư đã đào tạo nhiều đệ tử có cống hiến cho Phật giáo Quảng Nam như Phật Tuyết - Tường Quang, Phật Hiền - Hoa Nghiêm, Phật Tường - Đức Liên… Chùa trải qua nhiều lần trùng tu, đặc biệt là lần trùng tu vào năm 1991 và giữ được nét kiến trúc như ngày nay.
Trong thời kỳ triều Nguyễn trị vì, cửa biển Đại Chiêm (nay là biển Cửa Đại, Hội An) là vị trí trọng điểm của đất nước. Đây là cửa biển có vị trí chiến lược quan trọng vì có nhiều thuyền bè của các nước qua lại giao thương, đồng thời là nơi thần dân triều Nguyễn tập trung ra khơi đánh bắt sản vật biển. Nhận thức được vị trí chiến lược quan trọng này, nhà Nguyễn nói chung và thời kỳ vua Minh Mạng nói riêng đều rất quan tâm đến cửa Đại Chiêm. Một trong những vấn đề nổi bật thời kỳ vua Minh Mạng trị vì đất nước tại cửa biển Đại Chiêm là nạn cướp biển. Để đối phó với nạn cướp biển ở cửa Đại Chiêm, vua Minh Mạng đã có những hành động nhằm trấn áp bọn cướp biển để bảo vệ thuyền bè các nước qua lại và bảo vệ cho thần dân nhà Nguyễn trong những chuyến ra khơi.
(Cinet)- Không ồn ào như Đà Nẵng cũng không quá lặng yên như Huế, Quảng Nam luôn mang đến cho du khách những cảm nhận thú vị riêng chính bởi vẻ đẹp từ chiều sâu giá trị văn hóa và nét giản dị nhưng rất phóng khoáng của con người và thiên nhiên. Hãy một lần đến nơi đây để khám phá và tự hào về mảnh đất văn hóa - Đất khoa bảng - Địa linh nhân kiệt.
Cùng với quá trình khai hoang, lập làng lâu đời trong lịch sử, cộng đồng dân cư ở xã Cẩm Thanh đã xây dựng nên nhiều công trình kiến trúc phục vụ cho đời sống văn hóa tín ngưỡng của họ. Một trong số đó là đình ấp Cây Giá.