Đạo Cao Đài là tên gọi tắt của một tôn giáo bản địa Việt Nam, có tên đầy đủ là Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại Nam Bộ, người sáng lập và là tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Minh Chiêu. Không chỉ phát tích và phát triển ở Nam Bộ, ngày nay đạo Cao Đài đã hiện diện nhiều nơi trong cả nước, trong đó có Hội An - Quảng Nam.
Đồng chí Nguyễn Văn Tấn, tên thường gọi là Nguyễn Văn Ưng, Nguyễn Phe sinh ngày 01/5/1919, mất ngày 21/5/1012, quê tại làng Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An). Giác ngộ lý tưởng cách mạng từ năm 12 tuổi, đồng chí đã sớm “xác định mục đích cho mình suốt đời hoạt động cho Độc lập dân tộc và CNXH”. Năm 1938, đồng chí được kết nạp vào Đảng. Con đường hoạt động cách mạng của đồng chí từ đó trở nên sôi nổi mãi đến lúc nghỉ hưu năm 1986. Trong tập hồi ký Những năm tháng không quên do nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2009, đồng chí đã hồi tưởng tường tận những gì đã qua trên con đường hoạt động cách mạng của mình. Qua hồi ký của đồng chí, người đọc sẽ phần nào cảm nhận được khí thế sục sôi trong những ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hội An.
Vinh danh những tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến ngành du lịch trong việc thực hiện các sáng kiến và biện pháp thông tin, khuyến khích du khách mua vé tham quan phố cổ góp phần trùng tu và bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, là điều cần thiết. Đó cũng là lý do để Hiệp hội Du lịch Quảng Nam phối hợp với UBND TP.Hội An và Sở VH-TT&DL phát động cuộc thi với chủ đề “Đồng hành với di sản thế giới Hội An 2015”.
Trong khu phố cổ Hội An hiện còn rất nhiếu nhà thờ tộc có giá trị về mặt kiến trúc và lịch sử cao, như: nhà thờ tộc Lâm số 120 Trần Phú, nhà thờ tộc Trương số 54/4 Phan Châu Trinh, nhà thờ tộc Phạm số 58/9 Lê Lợi… Ngoài ra phải kể đến một ngôi nhà thờ tộc khá đẹp nhưng ít được mọi người biết đến là nhà thờ tộc La số 16 Nguyễn Thái Học.
Những người làm công tác quản lý, bảo tồn di tích ở Hội An may mắn có một khoảng thời gian tiếp xúc và làm việc với Thầy - cố giáo sư Trần Quốc Vượng. Sự may mắn đó không phải ai cũng có thể tiếp nhận được và cho đến bây giờ ảnh hưởng của khoảng thời gian đó vẫn còn mãi mãi trong tâm trí của chúng tôi.
(Cadn.com.vn) - Hội An không chỉ có những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi hay con đường "Chùa Cầu mưa giăng ngập lối" mà còn có những công dân bình dị đã làm nên linh hồn một di sản độc đáo giữa lòng miền Trung.
Cây Da Kèn là cây đa nằm trên vỉa hè cạnh nhà số 42 đường Trần Hưng Đạo, phía Đông đình ấp Xuân Lâm. Cây đa này thuộc giống đa lá đỏ, tên khoa học là Ficus superba Miq var. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, đa có nguồn gốc từ Ấn Độ, Đông Nam Á. Tại Việt Nam cây đa được du nhập vào từ rất lâu và được trồng tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Ý nghĩa biểu trưng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Dưới gốc đa, người Việt xưa hay dựng miếu thờ. Những bình vôi, ông địa, bát hương, thay vì vứt bỏ người ta thường đem đến để ở gốc cây đa.
Về mối quan hệ lịch sử giữa Nhật Bản và Việt Nam đã có nhiều đợt khảo sát, nhưng xét tới mối quan hệ giữa hai nước về công nghệ đồ gốm thì cần phải thấy việc khảo sát và kết quả của ông Oyama Fujio đã làm từ những năm 1930. Bài viết này tôi muốn góp thêm những tia sáng mới vào vấn đề này bằng các tư liệu đào được qua cuộc điều tra khảo cổ học ở Nhật Bản những năm gần đây và bằng những thành quả nghiên cứu về lịch sử đồ gốm ở Nhật Bản.
Theo những hộ làm nghề mành hiện nay cho biết, nghề mành đã có từ lâu ở Cù Lao Chàm nhưng không biết chính xác thời gian ra đời. Có ý kiến cho rằng đây là nghề truyền thống của ngư dân Kim Bồng, xã Cẩm Kim, sau này Cù Lao Chàm mới phát triển nghề này.
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, xã hội đã tạo lập nên một Kim Bồng với sắc diện riêng so với nhiều làng quê khác ở Xứ Quảng nói chung, đất Hội An nói riêng. Câu thành ngữ “đàn bà làm nông, đàn ông làm thợ” mà người dân ở đây vẫn quen gọi phần nào thể hiện sự khác biệt đó. Dường như điều kiện tự nhiên, lịch sử đã tạo nên làng Kim Bồng là nơi tụ hội, phát nghiệp của nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, trong đó nổi bật là nghề mộc mà sau đó đi vào ca dao tục ngữ như muốn diễn bày niềm tự hào của bao thế hệ người dân.
1. Trong lịch sử phát triển của đô thị Việt Nam thời cổ đại và trung đại, Hội An không phải là thành thị vào loại cổ xưa nhất. Trước Hội An đã có những Luy Lầu, Long Biên, Tống Bình - Đại La thời Bắc thuộc, những Thăng Long, Vân Đồn thời Lý, Trần, Lê. Ngay trong vùng hạ lưu sông Thu Bồn, trước Hội An cũng đã có một Chiêm cảng nào đó của Champa.
Làng Kim Bồng ngày xưa là châu Kim Bồng, thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên, nay phần lớn đất thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một làng được hình thành khá sớm ở đô thị thương cảng Hội An dưới thời chúa Nguyễn.
Làng Kim Bồng hay châu Kim Bồng bao gồm xã Cẩm Kim và một phần phường Cẩm Phô hiện nay, là vùng đất nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, địa hình bị chia cắt bởi sông nước. Dưới triều Nguyễn, châu Kim Bồng thuộc tổng Mỹ Khê - huyện Duy Xuyên - phủ Điện Bàn. Theo một số tư liệu và những kết quả nghiên cứu, làng Kim Bồng được thành lập khoảng thế kỷ XVII bởi các bậc tiền hiền của bốn tộc Huỳnh, Nguyễn, Phan, Trương. Trải qua thời gian, nhiều tộc họ từ các vùng miền khác cũng đến đây sinh sống và cùng với bốn tộc tiền hiền khai hoang mở rộng cương vực của làng, lập thêm nhiều xóm ấp mới. Thích ứng với điều kiện tự nhiên của vùng đất nằm cạnh cảng thị Hội An tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn, cũng như kế thừa truyền thống của dân tộc, cư dân Kim Bồng sinh nghiệp bằng nhiều nghề như sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản, làm thợ mộc, nề, chạm trổ, buôn bán, buôn ghe bầu, trồng dâu nuôi tằm ươm tơ... Nhờ vậy mà đời sống kinh tế của cư dân tương đối phát triển, nhiều công trình kiến trúc văn hoá, tín ngưỡng được xây dựng và bảo tồn cho đến ngày nay, đặc biệt là ở khu vực thôn Phước Thắng, xã Cẩm Kim. Trong đó, lăng Ông, tên gọi khác là lăng Ông Cao Các hay lăng Cao Các Đại Vương là một trong những di tích tiêu biểu.
Lâu nay khi nói về các ngành nghề truyền thống gắn với biển đảo chúng ta thường tập trung sự quan tâm ở lĩnh vực khai thác, đánh bắt hải sản. Thật ra, trên thực tế, quá trình thích ứng, tương tác lâu dài với biển đảo đã cho ra đời ngành kinh tế biển với nhiều nghề khác nhau từ khai thác, đánh bắt đến thủ công, gia công, chế biến, buôn bán, dịch vụ… Thực tế này thể hiện rõ ở các địa phương ven biển miền Trung mà Hội An, Quảng Nam là một trường hợp cụ thể.
Hội An, địa chỉ của một khu đất rộng, người không đông, qui mô Hội An không to lớn, chỉ chiếm lĩnh một khoảng đất diện tích 2km2 bên bờ con nước Thu Bồn. Diện tích khiêm tốn ấy của Hội An không thể so mức độ hoành tráng với Sài Gòn - Gia Định, Hội An cũng chừng so đo bề dày lịch sử ngàn năm cùng Thăng Long - Kẻ Chợ hoặc vẻ nên thơ của các công trình kiến trúc nơi xứ Huế - Phú Xuân.
Để an dân, ngoài các bộ luật được soạn thảo và đưa vào sử dụng, triều Nguyễn cũng có các chính sách khuyến khích nhân dân làm việc thiện. Những gương điển hình làm các việc nghĩa, như giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ nhân dân trong thiên tai, những người phụ nữ biết giữ gìn tiết hạnh đã được biểu dương khen thưởng… Trong bài viết này chúng tôi khảo cứu chính sách khuyến thiện của triều Nguyễn tại Hội An, dựa vào những tư liệu điền dã thực tế và các văn bản, thư tịch của triều Nguyễn nhằm phác họa những nét cơ bản nhất về chính sách này.
I/ Tính chất và ý nghĩa của “Khu phố cổ Hội An” trong di sản văn hóa của dân tộc: Dân tộc nào cũng có khát vọng khôi phục lại một cách đầy đủ, trọn vẹn, sinh động và chính xác bộ mặt lịch sử quá khứ của đất nước trước hết là nhằm mở rộng giới hạn ý thức dân tộc - cái quyết định sự tồn vong của mọi cộng đồng dân tộc trên thế giới. Trong từng con người cũng chẳng bao giờ tắt nghĩ ý thức muốn tìm hiểu xem cha ông, tổ tiên mình đã từng sống như thế nào, chính việc so sánh đối chiếu cái quá khứ và hiện tại là phương tiện nhằm nhận thức các qui luật của các quá trình phát triển lịch sử, để tư duy về sự tồn tại của xã hội. Mà cũng từ đó mà xác định chính xác xu thế phát triển trong tương lai. Trong lĩnh vực nghệ thuật sự so sánh như thế lại làm nảy sinh ra tình cảm trân trọng đối với truyền thống dân tộc, nét độc đáo trong sự sáng tạo của cha ông, từ đó tạo cho chúng ta sức mạnh tìm tòi, phát hiện và sáng tạo nghệ thuật, góp phần tạo ra những giá trị văn hóa mới cao đẹp hơn. Trong lĩnh vực này các di tích kiến trúc có giá trị rất to lớn về mặt nhận thức. Bởi vì kiến trúc đã từng là người bạn đồng hành không tách rời của con người suốt trong bề dày của lịch sử xã hội loài người. Kiến trúc xuất hiện khởi thủy là do nhu cầu tự bảo vệ, kế tục, duy trì nòi giống của con người. Mãi về sau này trình độ phát triển của xã hội loài người đã đạt tới nhất định thì kiến trúc mới biến thành hình thức lao động nghệ thuật. Như thế rõ ràng là giá trị thực dụng của một công trình kiến trúc tồn tại rất sớm so với giá trị thẩm mỹ của nó. Trước khi là một bộ môn nghệ thuật kiến trúc đã từng là một ngành sản xuất. Nó gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất vật chất của xã hội, gắn với những nhân tố kỹ thuật mới là cái đáp ứng những nhu cầu phát triển của mọi thời đại.
Trong số các loại hình di tích ở phường Cẩm Nam, nhà thờ tộc là loại hình nổi bật hơn cả về số lượng với 5 ngôi nhà thờ. Không chỉ là nơi thờ tự các bậc tiên tổ dòng tộc đã có công khai phá lập làng cho đời đời con cháu sinh tồn, phát triển, những công trình này còn chứa đựng giá trị về kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Có thể minh chứng điều này qua ngôi nhà thờ của tộc Trần Đắc.