Xem xét dưới góc độ cảnh quan sinh thái - nhân văn ở Cẩm Kim hiện nay cho thấy đây là địa phương có cảnh quan sinh thái - nhân văn tương đối phong phú về loại hình và mang những nét riêng do sự kếp hợp giữa các yếu tố vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và đặc điểm dân cư nơi đây.
Cùng với những ngày lễ trọng đại trong tháng 3 lịch sử năm nay, có một sự kiện đang được quan tâm, đó là lễ kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Thanh Hóa - Quảng Nam. Tình cảm gắn bó giữa hai Tỉnh trong nửa thế kỷ qua đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Trong số các huyện thị, thành phố kết nghĩa với nhau, kết nghĩa giữa Thành phố Thanh Hóa và Hội An là liên tục, bền vững và thiết thực nhất.
Một lá thư thắm thiết tình đồng chí chiến đấu từ Thanh Hóa thân yêu lại đến với chúng tôi giữa những ngày vác súng cầm gươm cùng cả nước giành thắng lợi cuối cùng. Làm sao nói hết những xúc động của chúng tôi trước những tình cảm chân thành, sâu đậm của đồng chí, đồng bào ngoài đấy.
Vào năm 1971, trong trận chống càn ở Cẩm Thanh, tôi bị thương ở mắt, đến năm 1974, tôi (lúc bấy giờ là Ủy viên Thường vụ Thị ủy, Chính trị viên thị đội), được Thị ủy Hội An và Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định cho ra miền Bắc để có điều kiện mổ, chữa trị mắt tốt hơn. Trước khi lên đường, Ban Thường vụ Thị ủy Hội An giao cho tôi 3 nhiệm vụ: Tập trung điều trị bệnh, thay mặt Thường vụ Thị ủy Hội An đến thăm Thị ủy Thanh Hóa kết nghĩa, làm công tác Đảng đối với một số đồng chí Hội An đang được điều trị ở Sầm Sơn - Thanh Hóa. Cùng đi với tôi có đồng chí Đinh Hùng Sơn.
Khỉ là con vật đứng ở vị trí thứ 9 trong số 12 con giáp tương ứng với 12 địa chi (Thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo quan niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trong âm lịch, tháng cầm tinh con khỉ (tháng 7) được gọi là tháng Thân và năm cầm tinh con khỉ được gọi là năm Thân với các tháng/năm can chi: Giáp Thân, Bính Thân, Mậu Thân, Canh Thân và Nhâm Thân. Chu kỳ của mỗi năm can chi là 60 năm.
Cứ mỗi lần tết đến xuân về, trong làn nắng ấm ban mai và hương thơm thoang thoảng của những đóa mai vàng nở sớm báo hiệu mùa xuân đang đến, trong không khí mới mẻ, khác lạ của đất trời, vạn vật, một câu hỏi lại vấn vương không biết trước đây người Hội An đã vui chơi trong dịp tết bằng những thú vui, trò chơi nào.
Cẩm Kim nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, hằng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa và hoa màu. Theo số liệu thống kê đến 31/12/2014, toàn xã Cẩm Kim có 226 hộ với 520 lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Để quản lý vùng biển dài rộng của mình, trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã cùng lúc thi hành nhiều biện pháp thực thi chủ quyền bằng việc tuần tra, kiếm soát thường xuyên. Kiểm soát vùng biển nói chung được giao cho đội quân chính qui, song ở các địa phương thường được giao quyền chủ động. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu về truyền thống bảo vệ biển đảo, chúng tôi phát hiện một số tư liệu liên quan đến truyền thống bảo vệ biển đảo của người Quảng Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư, kinh tế - xã hội, văn hóa Cẩm Kim luôn gắn với diễn trình lịch sử và diện mạo di sản văn hóa thế giới Đô thị thương cảng Hội An - Xứ Quảng. Trong kho di sản văn hóa do các lớp tiền nhân Cẩm Kim sáng tạo, vượt qua sự tác động nghiệt ngã của môi trường tự nhiên, xã hội, vượt qua sức tàn phá của chiến tranh và thời gian đến nay vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn trong sự nâng niu, giữ gìn, trân trọng của người Hội An qua bao thế hệ.
Kim Bồng - Cẩm Kim là một cù lao cát bồi nổi lên giữa sông, vị trí nằm cuối hệ thống sông Thu Bồn, con sông huyết mạch của xứ Quảng lại gần trung tâm phố cảng Hội An cũng như với các thị tứ lân cận như Phú Chiêm, Bàn Thạch, lại không quá gần cửa biển như Cẩm Thanh, Cẩm An… Với vị trí này Kim Bồng - Cẩm Kim có thể vừa lên nguồn vừa xuống biển để phát triển các ngành nghề và sớm trở thành là một vệ tinh của thương cảng Hội An. Đồng thời cũng là một điểm kết nối dịch vụ - ngành nghề dọc hệ thống sông Thu Bồn.
Năm ở vị thế thuận lợi cùng với chính sách cởi mở của các chúa Nguyễn, trong các thế kỷ XVI-XVIII, Hội An trở thành một trung tâm kinh tế lớn của Đàng Trong, là một trong những thương cảng mậu dịch quốc tế phồn thịnh bậc nhất ở khu vực. Chính vì vậy, Hội An cũng là cửa ngõ của sự giao lưu, tiếp nhận nhiều nền văn hóa, tôn giáo lớn trên thế giới, từ phương Đông đến phương Tây, trong đó có Thiên Chúa giáo. Sự kiện phái đoàn truyền giáo Dòng Tên do giáo sĩ Francesco Bozomi dẫn đầu cùng giáo sĩ Diego Carvalho và ba thầy dòng, trong đó có hai người Nhật Bản, đến Cửa Hàn, rồi Hội An vào ngày 18/01/1615 mở đầu cho sự hình thành đạo Thiên Chúa tại Hội An nói riêng, Việt Nam nói chung. Với hơn 400 năm tồn tại trên mảnh đất Hội An, đạo Thiên Chúa đã để lại những nét đa dạng trong bức tranh lịch sử, văn hóa Hội An mà lễ hội Noel ở Hội An là một tiêu biểu.
Hiện nay, Cẩm Kim là 1 trong 13 đơn vị hành chính của thành phố Hội An, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, địa hình gắn liền sông nước nên thuận lợi cho hoạt động ngư nghiệp. Theo số liệu chúng tôi tham vấn cộng đồng tại xã Cẩm Kim vào tháng 5/2015, trên địa bàn xã có các nghề biển hoạt động như nghề mành (mành cơm, mành chốt, mành chà), giã cào, lưới rút, nghề rổi. Có thể nói, một trong những nghề biển nổi tiếng ở Cẩm Kim trước đây là nghề mành đôi.
Vào ngày 01/12/1999, khi vừa mới nghe tin Hội An đã được Hội đồng Di sản Thế giới chấp thuận ghi vào danh mục Di sản Thế giới, cả Hội An vui mừng như vỡ òa ra, từng đoàn người, xe với cờ hoa, biểu ngữ đã đổ ra đường chào mừng, mặc dù lúc bấy giờ đang mưa to, gió lớn, nước ngập lụt một số tuyến đường trong Khu phố cổ. Rồi ngày 4/12/1999 là ngày UNESCO chính thức vinh danh Khu phố cổ Hội An trên danh mục Di sản văn hóa thế giới. Hôm nay, nhìn lại chặng đường 16 năm bảo tồn và phát huy giá trị, mặc dù còn có những điểm chưa thật hoàn hảo, chưa thật sự hài lòng nhưng mỗi chúng ta đều có quyền tự hào và phấn khởi bởi những nỗ lực phấn đấu, những thành quả đạt được đã đưa quê hương Hội An có nhiều thay đổi to lớn và rất rõ nét. Theo chiều hướng tích cực, đảm bảo nguyên tắc về bảo tồn di sản, vừa đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
Di tích lịch sử cách mạng là bộ phận cấu thành nên giá trị của di tích ở Hội An nói riêng, của Di sản văn hóa Hội An nói chung. Có thể nhận thấy giá trị về giáo dục truyền thống đấu tranh yêu nước cách mạng của bộ phận di tích này là rất to lớn. Nó giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận sâu sắc về sự hy sinh vô bờ bến của lớp lớp cha anh đi trước, từ đó động viên tinh thần, ý chí vươn lên, tạo động lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục có những cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì thế, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn đối với bộ phận di tích này đã được quan tâm và đạt được những kết quả đáng phấn khởi.
Mới đây, 500 hiện vật trên tổng số 250.000 hiện vật từ con tàu đắm cổ trên vùng biển Cù Lao Chàm được đưa ra trưng bày tại xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An đã gây sự chú ý cho giới nghiên cứu, những người đam mê cổ vật cùng người dân và du khách.
“Bọn người mù xứ Đàng Trong thường ngồi ở mấy chiếc cầu có mái che để kiếm ăn, họ coi bói cho những ai cần nghe và cho họ hai xu”.
Đó là lời của Bénigne Vachet , sinh ở Dijon năm 1641, thụ phong linh mục năm 1668, ở Chủng viện Hội truyền giáo nước ngoài Paris, sang Xiêm năm 1669, kế được phái đến Đàng Trong năm 1673, ở lại đây cho đến khoảng 1683 . Trong thời gian mười năm lưu trú, vị truyền giáo người Pháp đến Huế mấy lần và đi lạc trong nước; nhưng phần lớn thời gian là ở lại FAIFO, tại đây Hội truyền giáo nước ngoài có tu thất. Vậy chúng ta đang ở FAIFO, và ở đoạn sau ta sẽ thấy rằng đề tài đề cập trong câu chuyện là chiếc cầu mái che ở FAIFO. Mà, nếu ta nhớ không nhầm, thì trước nay chỉ có một chiếc cầu có mái che tại FAIFO, cho nên đây là chiếc cầu của người Nhật Bản.