Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

Bao tang van hoa dan gian

Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An - Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống

  •   24/04/2020 05:11:00 AM
  •   Đã xem: 1154
  •   Phản hồi: 0

Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, trải qua nhiều thời kì giao lưu và tiếp biến văn hóa, Hội An cho đến nay còn lưu giữ một quần thể di tích kiến trúc độc đáo, chứa đựng bên trong những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng, phong phú. Bộ phận di sản phi vật thể góp phần quan trọng cùng các di sản vật thể định hình nên những giá trị đặc trưng của Khu phố cổ Hội An, khắc họa đậm nét diện mạo văn hóa Hội An trong bức tranh văn hoá Xứ Quảng. Việc hữu hình hóa, cụ thể hóa các hình thái văn hóa, văn nghệ dân gian ở địa phương thông qua trưng bày, giới thiệu hình ảnh và hiện vật có liên quan là việc làm cần thiết nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị của di sản Hội An đến với người dân và du khách. Tại Hội An, một trong những nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của cư dân địa phương chính là Bảo tàng Văn hóa Dân gian, hiện tọa lạc tại số 33 Nguyễn Thái Học.

Lam nuoc mam

Nước mắm Tư Tài Cẩm Thanh - Bí quyết làm nên thương hiệu

  •   24/04/2020 04:41:00 AM
  •   Đã xem: 1201
  •   Phản hồi: 0

Xưa kia, khi nói đến Cửa Đại, Cẩm An, Cẩm Thanh, người ta nghĩ ngay đến nghề biển mà qua nhiều thế hệ người dân vẫn duy trì. Thế nhưng trong hơn 15 năm trở lại đây, khi ngành du lịch phát triển, nhiều ngư dân đã chuyển sang làm du lịch. Các thanh niên đến làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, công việc ít vất vã nhưng thu nhập cao và không “rủi ro” như cái nghề mà cha mẹ họ đã từng gắn bó. Vô hình chung nghề biển truyền thống từ bao đời nay dần dần bị mai một. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít gia đình bám trụ với nghề. Sản lượng thủy sản mà họ đánh bắt được hằng năm khá nhiều.

Duong Tran Phu xua

Một số thông tin về dịch bệnh ở Hội An, Quảng Nam trong lịch sử qua tư liệu Châu bản triều Nguyễn và Đại Nam thực lục

  •   21/04/2020 08:52:00 PM
  •   Đã xem: 1033
  •   Phản hồi: 0

Dịch bệnh là một trong những đại hoạ của cộng đồng, quốc gia. Do vậy, trước đây việc phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh luôn được triều đình phong kiến quan tâm. Dưới triều Nguyễn, nhiều chủ trương, chính sách trong phòng, chống dịch bệnh được thực hiện. Đối với Hội An, Quảng Nam, trong Châu bản triều Nguyễn và Đại Nam thực lục có một số nội dung đề cập đến dịch bệnh và phòng, chống dịch. Dưới đây xin được giới thiệu những thông tin cụ thể.

Mot so vi quan duoi trieu Nguyen

Kiểm soát dịch dưới triều Nguyễn khi có sự kết hợp Tây y

  •   16/04/2020 08:49:00 PM
  •   Đã xem: 808
  •   Phản hồi: 0

Các văn bản hành chính triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho thấy, có sự thay đổi rõ rệt trong các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở nước ta dưới triều Nguyễn khi bắt đầu có sự kết hợp Tây y.

Những tiền đề và điều kiện để tổ chức Đảng Cộng sản ra đời sớm ở Hội An

Những tiền đề và điều kiện để tổ chức Đảng Cộng sản ra đời sớm ở Hội An

  •   30/03/2020 03:05:00 AM
  •   Đã xem: 922
  •   Phản hồi: 0

1. Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc tế cho “cảng thị cơ khí” Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Quảng Nam.

Tục tảo mộ trong tiết Thanh Minh ở Hội An

Tục tảo mộ trong tiết Thanh Minh ở Hội An

  •   23/03/2020 04:57:00 AM
  •   Đã xem: 1094
  •   Phản hồi: 0

Thanh Minh là tiết thứ năm trong hai mươi bốn tiết khí hàng năm của người phương Đông xưa. Cứ mười lăm ngày, khí trời lại chuyển một tiết mới, tuần tự trong năm là: Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn. Theo nghĩa Hán - Việt, “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa.

Hình ảnh con chuột trong tục ngữ, thành ngữ ở Hội An

Hình ảnh con chuột trong tục ngữ, thành ngữ ở Hội An

  •   17/03/2020 11:43:00 PM
  •   Đã xem: 1212
  •   Phản hồi: 0

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung, văn học dân gian Hội An nói riêng, con chuột là hình ảnh độc đáo, tượng trưng cho những điều không mấy tốt đẹp và đáng ghét trên đời. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt không tốt, con chuột còn có những ưu điểm như thông minh, nhanh trí, đại diện cho sự sung túc và thịnh vượng, chính vì thế dân gian mượn hình ảnh con chuột là nhiều nhất trong những tác phẩm của mình, để phản ánh hiện thực đời sống xã hội.

Tình hình sở hữu ruộng đất của các làng xã ở Hội An qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn

Tình hình sở hữu ruộng đất của các làng xã ở Hội An qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn

  •   15/03/2020 09:31:00 PM
  •   Đã xem: 1272
  •   Phản hồi: 0

Địa bạ là sổ ruộng đất, hay sổ ghi chép về ruộng đất của các đơn vị hành chính cộng đồng cơ sở. Địa bạ được lập từ chủ trương của Triều đình với mục đích trước hết là quản lý đất đai, thu thuế. Địa bạ ghi chép tổng số điền thổ của từng xã, thôn, phường, sổ trại, ấp, động, giáp, áng; kê khai số ruộng vụ hè, vụ thu, thực canh, hoang phế, đền chùa và đất ao vườn, bãi tha ma, đường sá, khe ngòi của địa phương và được các địa phương kê khai lập thành sổ, nộp cho nhà nước.

Thông tin về di tích miếu Âm linh ở phường Sơn Phong

Thông tin về di tích miếu Âm linh ở phường Sơn Phong

  •   10/03/2020 03:57:00 AM
  •   Đã xem: 1752
  •   Phản hồi: 0

Ngôi miếu tọa lạc tại địa phận khối Phong Hòa, phường Sơn Phong. Đây là ngôi miếu thờ các vị âm linh, cô hồn ở làng Sơn Phong xưa. [1]

Nước giải khát làm từ các vị thuốc Đông Y ở Hội An

Nước giải khát làm từ các vị thuốc Đông Y ở Hội An

  •   09/03/2020 10:39:00 PM
  •   Đã xem: 1803
  •   Phản hồi: 0

Từ xưa người dân Hội An đã biết kết hợp giữa Đông y và ẩm thực tạo nên những thức uống thơm ngon, bổ dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe, thanh lọc cơ thể, giữ ấm thân nhiệt. Đông y phát triển tại Hội An từ rất lâu, trở thành một truyền thống nổi tiếng. Ngày nay, nhiều hiệu thuốc Đông y truyền thống vẫn còn duy trì, chữa bệnh, bán thuốc cho người dân và du khách tại Hội An. Những công dụng của các vị thuốc, phương thuốc Đông Y trở thành những kinh nghiệm trong dân gian được người dân lưu truyền cho con cháu, đặc biệt những công thức làm các loại nước uống giải khát. Tuy gọi là nước giải khát nhưng trong mỗi loại nước lại có giá trị y lý khác nhau. Tùy theo mùa, nhiệt độ và thời tiết, sẽ có những loại nước khác nhau để giải khát và phòng bệnh.

Untitled 1

Thương gia người Hoa ở Hội An - Đàng Trong trong việc kết nối chúa Nguyễn với Thiền sư Thích Đại Sán

  •   08/03/2020 09:15:00 PM
  •   Đã xem: 1101
  •   Phản hồi: 0

Thiền sư Thích Đại Sán là một trong những vị sư nổi tiếng của Trung Hoa vào cuối thế kỷ 17. Danh tiếng của ông không chỉ được biết đến ở vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc mà còn đến tận Việt Nam. Ông từng được chúa Nguyễn nhiều lần thỉnh mời sang Đàng Trong và là một trong số ít những nhân vật lịch sử Trung Hoa được Quốc sử quán triều Nguyễn ghi tên trong Đại Nam liệt truyện: “Thạch Liêm hòa thượng, hiệu Đại Sán Ông Thị, quê ở Chiết Tây Trung Quốc, học rộng tao nhã uyên bác… Cuối nhà Minh, người Thanh vào cai trị Trung Quốc, Liêm giữ nghĩa, không chịu làm tôi nhà Thanh, bèn lạy từ mẹ già, xuống tóc đi tu, cầm tích trượng vân du, những sơn thủy danh thắng, chân đi gần khắp”. [1]

Binh minh Cua Dai

Cảm tưởng khi đọc Tùy bút Cửa Đại của Nguyễn Tuân

  •   01/03/2020 09:07:00 PM
  •   Đã xem: 1451
  •   Phản hồi: 0

Có thể nói, nhà văn Nguyễn Tuân là một “định nghĩa” về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo.

Ðình Thanh Hà

Các vị thần được tôn thờ chính ở Thanh Hà trước năm 1945

  •   01/03/2020 08:22:00 PM
  •   Đã xem: 1016
  •   Phản hồi: 0

Trong lịch sử, Thanh Hà là làng có địa giới bao gồm xã Cẩm Hà và phương Thanh Hà hiện nay. Đây là làng ở vị trí cực Tây của Hội An, cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về phía Tây. Làng có địa hình đa dạng, phía Nam giáp sông Thu Bồn, phía Bắc giáp sông Cổ Cò. Địa hình chủ yếu là các trảng, nông cát gắn với các bàu nước cùng một ít đất ruộng. Từ điều kiện địa lý, địa hình đã hình thành nên sự đa dạng về văn hóa ngành nghề, văn hóa tín ngưỡng, đối tượng thờ tự trong các di tích tín ngưỡng để hỗ trợ cho đời sống văn hóa tâm linh của cư dân. Trong bài viết này xin giới thiệu một số thông tin liên quan đến các vị thần được thờ chính tại các di tích tín ngưỡng ở Thanh Hà trước năm 1945 qua tài liệu khảo sát của Viện Viễn đông bác cổ.

Nha ong Nguyen Giau   Thanh Ha

Nhà ở có kiểu dáng kiến trúc truyền thống ở làng Thanh Hà

  •   23/02/2020 09:38:00 PM
  •   Đã xem: 937
  •   Phản hồi: 0

Làng Thanh Hà xưa có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bàu Súng (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo, Bầu Ốc, (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Trải qua quá trình lịch sử, nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng và dân dụng được dân cư làng Thanh Hà xây dựng phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của mình. Dưới tác động bởi các yếu tố bất lợi của môi trường, khí hậu cũng như sự tàn phá của chiến tranh,… nhiều công trình kiến trúc nay thuộc xã Cẩm Hà đã bị hư hại hoàn toàn, nhà ở có kiểu dáng truyền thống cũng không còn. Tuy nhiên, trên địa bàn thuộc phường Thanh Hà, các di tích tín ngưỡng và một số ngôi nhà cổ vẫn được bảo tồn đến hiện nay. Trong đó, nhiều di tích có giá trị cao về kiến trúc, lịch sử, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương như Khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu, miếu Lục Vị,… Những ngôi nhà cổ hiện còn, được xếp hạng/bảo vệ như nhà ông Lê Bàn ở khối Nam Diêu (xếp hạng cấp tỉnh), nhà bà Nguyễn Thị Chiến cũng ở khối Nam Diêu (Danh mục bảo vệ của thành phố) và một số nhà thờ tộc, tất cả đều thuộc địa bàn phường Thanh Hà hiện nay.

Gieng Tu toc Cam Kim

Giếng Tứ Tộc và Nhà thờ Tứ Tộc ở xã Cẩm Kim

  •   23/02/2020 09:17:00 PM
  •   Đã xem: 1648
  •   Phản hồi: 0

Cẩm Kim là một trong những địa phương có lịch sử hình thành khá sớm ở Hội An [1]. Tên gọi xã Cẩm Kim ra đời vào năm 1956. Trước đó, Cẩm Kim được gọi là làng/xã/châu Kim Bồng. Vào thời Nguyễn, Kim Bồng thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Kim Bồng được chia thành nhiều ấp, trong đó ấp Phước Thắng (nay thuộc thôn Phước Trung) là vùng đất được các bậc tiền nhân xây dựng nhiều công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng quan trọng và được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay, trong đó có giếng Tứ tộc và nhà thờ Tứ tộc.

Pho co

Một số sự kiện liên quan đến Hội An vào năm Tý qua các tư liệu lịch sử

  •   16/02/2020 08:46:00 PM
  •   Đã xem: 1055
  •   Phản hồi: 0

Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Vào thời kỳ Lâm Ấp - Champa phố, Hội An đã là một thương cảng có thuyền buôn nước ngoài đến thường xuyên và đã có một số tác phẩm mô tả, giới thiệu nhiều thông tin quý giá về Hội An trong Tấn thư, Đường thư, một số thư tịch cổ Ả Rập. Đặc biệt lúc Hội An là thương cảng quốc tế phát triển cực thịnh vào thời kỳ các chúa Nguyễn, rồi đến thời kỳ Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn đã có nhiều tác phẩm liên quan/đề cập đến Hội An được xuất bản như Đại Nam thực lục, Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà, Hành trình và truyền giáo, Xứ Đàng trong năm 1621... Bên cạnh đó, một số tư liệu Hán Nôm liên quan đến Hội An như châu bản triều Nguyễn, tư liệu về các dòng họ, địa bạ… ghi chép nhiều thông tin quý về Hội An. Tất cả các tư liệu này là nguồn sử liệu độc đáo, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung vào thế kỷ XVI – XVIII. Dưới đây xin giới thiệu một số thông tin, sự kiện liên quan đến lịch sử - văn hóa Hội An vào năm Tý được ghi chép trong trong các nguồn sử liệu, tư liệu trong nước và nước ngoài.

Rừng dừa Bảy Mẫu qua ca dao, dân ca ở Hội An

Rừng dừa Bảy Mẫu qua ca dao, dân ca ở Hội An

  •   16/02/2020 08:12:00 PM
  •   Đã xem: 3838
  •   Phản hồi: 0

“Đứng lên cầm súng bẹ dừa
Quê ta đồng khởi Mỹ thua Ngụy nhào”

Hai câu ca dao trên phản ánh tinh thần, khí thế về vùng đất anh hùng, quê hương “đồng khởi” bằng cây súng bẹ dừa, đó chính là vùng đất Cẩm Thanh - Rừng dừa Bảy Mẫu. Rừng dừa Bảy Mẫu thuộc thôn Thanh Nhứt, Thanh Tam, Vạn Lăng địa phận xã Cẩm Thanh. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng đã ghi dấu nhiều chiến công vẻ vang của quân và dân Hội An, Quảng Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Nơi đây đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người con Cẩm Thanh, đặc biệt đối với những ai đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến. Cũng từ đây là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác nghệ thuật mà tác giả là những chiến sĩ cách mạng, là những người dân quê sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng năm xưa. Trong đó có những bài ca dao, dân ca đi cùng năm tháng. Những bài ca dao, dân ca ấy, như để ghi nhớ lại những sự kiện lịch sử năm nào ở tại nơi “Rừng dừa” mà những ai đã từng trải.

Cap voi da dinh Ong Voi

Cặp tượng voi ở đình Ông Voi

  •   10/02/2020 08:10:00 PM
  •   Đã xem: 2227
  •   Phản hồi: 0

Trong số các ngôi đình hiện còn ở Hội An, đình Ông Voi (đình làng Hội An) là thiết chế tín ngưỡng làng xã có giá trị đặc biệt về mặt kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và khoa học. Ngôi đình tọa lạc tại số 27 đường Lê Lợi, phường Minh An, thành phố Hội An hiện nay, trước đây thuộc địa phận làng Hội An/ Điển Hội (1). Đình thờ các vị: Thành Hoàng làng (vị thần này không rõ danh tính), bà Đại Càn (mỹ tự là “Đại Càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương”), Ngũ Hành tiên nương và bà Phiếm Ái, bà Bô Bô. Các vị thần này đều được các Hoàng đế nhà Nguyễn ban sắc tặng mỹ tự. Một số sắc phong này hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An.

Xi ma

Hội An trăm vật trăm ngon

  •   09/02/2020 08:28:00 PM
  •   Đã xem: 1054
  •   Phản hồi: 0

Trong quá khứ Hội An từng được tôn vinh là mảnh đất “trăm vật trăm ngon. Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu” hoặc như gần đây được Hiệp hội Đầu bếp thế giới vinh danh là “Thủ phủ ẩm thực của châu Á”. Món ngon thì Hội An có nhiều, từ những món rất Quảng như bánh bèo, bánh xèo, cơm gà, mì Quảng, hến trộn, cá nục cuốn rau muống, tam hữu, gỏi cá… cho đến các món có sự tiếp biến với truyền thống ẩm thực Trung Hoa như bánh bao, bánh vạc, hoành thánh, xí mà, khâu (khoai) nhục… hoặc với phương Tây như ốp - la, bánh mì, pizza… Còn có những món khá nổi tiếng mà nguồn gốc cho đến bây giờ vẫn còn nhiều tranh luận như cao lầu, cary, phở, bánh bông lan… Trong đó một số món ăn đang trở thành là đặc sản, là thương hiệu ẩm thực của Hội An như cơm gà, cao lầu, bánh bao bánh vạc (hoa hồng trắng), bánh mì… Tất nhiên tất cả các món này đều ngon vì nếu không ngon chúng không thể có tiếng tăm cho đến bây giờ.


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây