1. Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc tế cho “cảng thị cơ khí” Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Quảng Nam.
Thanh Minh là tiết thứ năm trong hai mươi bốn tiết khí hàng năm của người phương Đông xưa. Cứ mười lăm ngày, khí trời lại chuyển một tiết mới, tuần tự trong năm là: Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn. Theo nghĩa Hán - Việt, “thanh” là khí trong, còn “minh” là sáng sủa.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung, văn học dân gian Hội An nói riêng, con chuột là hình ảnh độc đáo, tượng trưng cho những điều không mấy tốt đẹp và đáng ghét trên đời. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt không tốt, con chuột còn có những ưu điểm như thông minh, nhanh trí, đại diện cho sự sung túc và thịnh vượng, chính vì thế dân gian mượn hình ảnh con chuột là nhiều nhất trong những tác phẩm của mình, để phản ánh hiện thực đời sống xã hội.
Địa bạ là sổ ruộng đất, hay sổ ghi chép về ruộng đất của các đơn vị hành chính cộng đồng cơ sở. Địa bạ được lập từ chủ trương của Triều đình với mục đích trước hết là quản lý đất đai, thu thuế. Địa bạ ghi chép tổng số điền thổ của từng xã, thôn, phường, sổ trại, ấp, động, giáp, áng; kê khai số ruộng vụ hè, vụ thu, thực canh, hoang phế, đền chùa và đất ao vườn, bãi tha ma, đường sá, khe ngòi của địa phương và được các địa phương kê khai lập thành sổ, nộp cho nhà nước.
Ngôi miếu tọa lạc tại địa phận khối Phong Hòa, phường Sơn Phong. Đây là ngôi miếu thờ các vị âm linh, cô hồn ở làng Sơn Phong xưa. [1]
Từ xưa người dân Hội An đã biết kết hợp giữa Đông y và ẩm thực tạo nên những thức uống thơm ngon, bổ dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe, thanh lọc cơ thể, giữ ấm thân nhiệt. Đông y phát triển tại Hội An từ rất lâu, trở thành một truyền thống nổi tiếng. Ngày nay, nhiều hiệu thuốc Đông y truyền thống vẫn còn duy trì, chữa bệnh, bán thuốc cho người dân và du khách tại Hội An. Những công dụng của các vị thuốc, phương thuốc Đông Y trở thành những kinh nghiệm trong dân gian được người dân lưu truyền cho con cháu, đặc biệt những công thức làm các loại nước uống giải khát. Tuy gọi là nước giải khát nhưng trong mỗi loại nước lại có giá trị y lý khác nhau. Tùy theo mùa, nhiệt độ và thời tiết, sẽ có những loại nước khác nhau để giải khát và phòng bệnh.
Thiền sư Thích Đại Sán là một trong những vị sư nổi tiếng của Trung Hoa vào cuối thế kỷ 17. Danh tiếng của ông không chỉ được biết đến ở vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc mà còn đến tận Việt Nam. Ông từng được chúa Nguyễn nhiều lần thỉnh mời sang Đàng Trong và là một trong số ít những nhân vật lịch sử Trung Hoa được Quốc sử quán triều Nguyễn ghi tên trong Đại Nam liệt truyện: “Thạch Liêm hòa thượng, hiệu Đại Sán Ông Thị, quê ở Chiết Tây Trung Quốc, học rộng tao nhã uyên bác… Cuối nhà Minh, người Thanh vào cai trị Trung Quốc, Liêm giữ nghĩa, không chịu làm tôi nhà Thanh, bèn lạy từ mẹ già, xuống tóc đi tu, cầm tích trượng vân du, những sơn thủy danh thắng, chân đi gần khắp”. [1]
Có thể nói, nhà văn Nguyễn Tuân là một “định nghĩa” về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo.
Trong lịch sử, Thanh Hà là làng có địa giới bao gồm xã Cẩm Hà và phương Thanh Hà hiện nay. Đây là làng ở vị trí cực Tây của Hội An, cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về phía Tây. Làng có địa hình đa dạng, phía Nam giáp sông Thu Bồn, phía Bắc giáp sông Cổ Cò. Địa hình chủ yếu là các trảng, nông cát gắn với các bàu nước cùng một ít đất ruộng. Từ điều kiện địa lý, địa hình đã hình thành nên sự đa dạng về văn hóa ngành nghề, văn hóa tín ngưỡng, đối tượng thờ tự trong các di tích tín ngưỡng để hỗ trợ cho đời sống văn hóa tâm linh của cư dân. Trong bài viết này xin giới thiệu một số thông tin liên quan đến các vị thần được thờ chính tại các di tích tín ngưỡng ở Thanh Hà trước năm 1945 qua tài liệu khảo sát của Viện Viễn đông bác cổ.
Làng Thanh Hà xưa có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bàu Súng (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo, Bầu Ốc, (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Trải qua quá trình lịch sử, nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng và dân dụng được dân cư làng Thanh Hà xây dựng phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của mình. Dưới tác động bởi các yếu tố bất lợi của môi trường, khí hậu cũng như sự tàn phá của chiến tranh,… nhiều công trình kiến trúc nay thuộc xã Cẩm Hà đã bị hư hại hoàn toàn, nhà ở có kiểu dáng truyền thống cũng không còn. Tuy nhiên, trên địa bàn thuộc phường Thanh Hà, các di tích tín ngưỡng và một số ngôi nhà cổ vẫn được bảo tồn đến hiện nay. Trong đó, nhiều di tích có giá trị cao về kiến trúc, lịch sử, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương như Khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu, miếu Lục Vị,… Những ngôi nhà cổ hiện còn, được xếp hạng/bảo vệ như nhà ông Lê Bàn ở khối Nam Diêu (xếp hạng cấp tỉnh), nhà bà Nguyễn Thị Chiến cũng ở khối Nam Diêu (Danh mục bảo vệ của thành phố) và một số nhà thờ tộc, tất cả đều thuộc địa bàn phường Thanh Hà hiện nay.
Cẩm Kim là một trong những địa phương có lịch sử hình thành khá sớm ở Hội An [1]. Tên gọi xã Cẩm Kim ra đời vào năm 1956. Trước đó, Cẩm Kim được gọi là làng/xã/châu Kim Bồng. Vào thời Nguyễn, Kim Bồng thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Kim Bồng được chia thành nhiều ấp, trong đó ấp Phước Thắng (nay thuộc thôn Phước Trung) là vùng đất được các bậc tiền nhân xây dựng nhiều công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng quan trọng và được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay, trong đó có giếng Tứ tộc và nhà thờ Tứ tộc.
Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Vào thời kỳ Lâm Ấp - Champa phố, Hội An đã là một thương cảng có thuyền buôn nước ngoài đến thường xuyên và đã có một số tác phẩm mô tả, giới thiệu nhiều thông tin quý giá về Hội An trong Tấn thư, Đường thư, một số thư tịch cổ Ả Rập. Đặc biệt lúc Hội An là thương cảng quốc tế phát triển cực thịnh vào thời kỳ các chúa Nguyễn, rồi đến thời kỳ Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn đã có nhiều tác phẩm liên quan/đề cập đến Hội An được xuất bản như Đại Nam thực lục, Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà, Hành trình và truyền giáo, Xứ Đàng trong năm 1621... Bên cạnh đó, một số tư liệu Hán Nôm liên quan đến Hội An như châu bản triều Nguyễn, tư liệu về các dòng họ, địa bạ… ghi chép nhiều thông tin quý về Hội An. Tất cả các tư liệu này là nguồn sử liệu độc đáo, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung vào thế kỷ XVI – XVIII. Dưới đây xin giới thiệu một số thông tin, sự kiện liên quan đến lịch sử - văn hóa Hội An vào năm Tý được ghi chép trong trong các nguồn sử liệu, tư liệu trong nước và nước ngoài.
“Đứng lên cầm súng bẹ dừa
Quê ta đồng khởi Mỹ thua Ngụy nhào”
Hai câu ca dao trên phản ánh tinh thần, khí thế về vùng đất anh hùng, quê hương “đồng khởi” bằng cây súng bẹ dừa, đó chính là vùng đất Cẩm Thanh - Rừng dừa Bảy Mẫu. Rừng dừa Bảy Mẫu thuộc thôn Thanh Nhứt, Thanh Tam, Vạn Lăng địa phận xã Cẩm Thanh. Nơi đây là căn cứ địa cách mạng đã ghi dấu nhiều chiến công vẻ vang của quân và dân Hội An, Quảng Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Nơi đây đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người con Cẩm Thanh, đặc biệt đối với những ai đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến. Cũng từ đây là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác nghệ thuật mà tác giả là những chiến sĩ cách mạng, là những người dân quê sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng năm xưa. Trong đó có những bài ca dao, dân ca đi cùng năm tháng. Những bài ca dao, dân ca ấy, như để ghi nhớ lại những sự kiện lịch sử năm nào ở tại nơi “Rừng dừa” mà những ai đã từng trải.
Trong số các ngôi đình hiện còn ở Hội An, đình Ông Voi (đình làng Hội An) là thiết chế tín ngưỡng làng xã có giá trị đặc biệt về mặt kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và khoa học. Ngôi đình tọa lạc tại số 27 đường Lê Lợi, phường Minh An, thành phố Hội An hiện nay, trước đây thuộc địa phận làng Hội An/ Điển Hội (1). Đình thờ các vị: Thành Hoàng làng (vị thần này không rõ danh tính), bà Đại Càn (mỹ tự là “Đại Càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương”), Ngũ Hành tiên nương và bà Phiếm Ái, bà Bô Bô. Các vị thần này đều được các Hoàng đế nhà Nguyễn ban sắc tặng mỹ tự. Một số sắc phong này hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An.
Trong quá khứ Hội An từng được tôn vinh là mảnh đất “trăm vật trăm ngon. Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu” hoặc như gần đây được Hiệp hội Đầu bếp thế giới vinh danh là “Thủ phủ ẩm thực của châu Á”. Món ngon thì Hội An có nhiều, từ những món rất Quảng như bánh bèo, bánh xèo, cơm gà, mì Quảng, hến trộn, cá nục cuốn rau muống, tam hữu, gỏi cá… cho đến các món có sự tiếp biến với truyền thống ẩm thực Trung Hoa như bánh bao, bánh vạc, hoành thánh, xí mà, khâu (khoai) nhục… hoặc với phương Tây như ốp - la, bánh mì, pizza… Còn có những món khá nổi tiếng mà nguồn gốc cho đến bây giờ vẫn còn nhiều tranh luận như cao lầu, cary, phở, bánh bông lan… Trong đó một số món ăn đang trở thành là đặc sản, là thương hiệu ẩm thực của Hội An như cơm gà, cao lầu, bánh bao bánh vạc (hoa hồng trắng), bánh mì… Tất nhiên tất cả các món này đều ngon vì nếu không ngon chúng không thể có tiếng tăm cho đến bây giờ.
Tộc Huỳnh là một trong bốn tộc, cùng với tộc Nguyễn, Lê, Trần đã có công khai phá đất đai, lập nên làng Cẩm Phô, một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Theo bản tóm tắt Lịch sử hình thành và phát triển của tộc Huỳnh Viết (1) được lập năm 1997, vào khoảng thế kỷ XV thời vua Hồng Đức (1460 - 1497), theo phong trào Nam tiến bình Chiêm, tộc Huỳnh Viết có hai người tham gia, lập nhiều chiến công và được ban thưởng là ông Huỳnh Phước Thiện (tước vị Huỳnh Thái Công Chi Hiệu Bộ Lại, mộ ông (2) tại ấp Xuân Lâm, phường Minh An) và ông Huỳnh Phước Uyển (mộ táng tại ấp Trường Lệ). Thân phụ của hai ông là Huỳnh Đại Lang (không rõ tên). Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, hai ông Huỳnh Phước Thiện và Huỳnh Phước Uyển cùng với tiền hiền tộc Trần, Lê, Nguyễn chọn nơi khai khẩn hoang hóa dọc theo sông Thu Bồn lập nên làng Cẩm Phô. Do tình hình chính trị biến động, vào năm 1552, tộc Huỳnh Phước đổi chữ lót thành tộc Huỳnh Viết. Theo gia phả tộc Huỳnh: “dòng dõi Huỳnh môn ở tại quận Giang hạ, sinh từ đất Bắc vào đến làng này. Thời kỳ Nam tiến bình Chiêm – triều Lê Hồng Đức, hạ thành Đồ Bàn bắt sống Trà Toàn, tiên tổ chúng ta theo phong trào ấy vào Nam di dân lập nghiệp, đến nơi đây cùng liệt quý vị tôn hiển các tộc phái. Xưng là Đông phái tộc, khai lập xã hiệu lấy tên là làng Cẩm Phô. Long phi Giáp Dần niên” (3). Một phần địa phận làng Cẩm Phô xưa là phường Cẩm Nam hiện nay.
Miếu Trung Giang Thượng là nơi thờ tự các vị thần, tiền vãng, hậu vãng của cư dân xóm Trung Giang Thượng, đặc biệt ngôi miếu còn phối thờ chí sĩ yêu nước tham gia phong trào Cần Vương trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trước đây hơn hai thập kỷ, người Hội An mất nhiều thời gian để chuẩn bị đón Tết hơn bây giờ bởi vì tất cả những việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chăm sóc mồ mả người đã khuất, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phẩm vật thờ cúng tổ tiên… chủ yếu đều tự tay làm lấy. Không khí chuẩn bị mấy ngày trước Tết cấp tập, hối hả vô cùng vì có bao nhiêu là việc phải hoàn tất trước thời khắc giao thừa thiêng liêng. Từ trẻ con cho tới người lớn đều chung một cảm nhận là Tết đặc biệt vui nhất, đem lại nhiều háo hức hơn cả trong những ngày chuẩn bị này. Tết rộn rã thanh âm, ắp đầy màu sắc và sực nức mùi hương. Tết còn đặc biệt kỳ lạ với tuổi thơ khi bắt đầu cảm nhận được, dù chỉ là mơ hồ, những phút giây đầm ấm mà linh thiêng, sâu lắng của gia đình.
Cách đây vừa tròn 90 năm, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam chính thức được thành lập. Dấu mốc quan trọng này diễn ra tại di tích lịch sử Cây Thông Một hiện tọa lạc tại khối Tân Thanh, phường Tân An, thành phố Hội An.
Cũng như nhiều vùng miền khác trên đất nước Việt Nam, người Hội An ăn Tết với nhiều nghi thức, lễ tục thiêng liêng truyền thống. Mọi công việc chuẩn bị đón năm mới phải hoàn thành trước thời khắc giao thừa. Chợ dù có tấp nập, bộn bề hàng hóa đến đâu thì tới trước thời điểm đấy cũng phải tan. Sau đó, người ta không họp chợ trong suốt mấy ngày liền. Kể từ hai mươi tháng Chạp trở đi là cao điểm của chợ Tết với lượng người mua, kẻ bán và hàng hóa tăng vọt, phục vụ cho nhu cầu sắm sửa, trang trí, làm cỗ cúng tất niên, đưa ông Công ông Táo, rước vong linh ông bà về ăn Tết với gia đình… và để dự trữ sẵn cho mấy ngày đầu năm mới thật đủ đầy, tươm tất. Dạo một vòng quanh chợ Tết, có thể nắm bắt được phần nào tập quán, văn hóa, nếp sinh hoạt, ứng xử của cộng đồng, cư dân.