Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

Chua Cau

Một vài hình thức trấn yểm ở Hội An

  •   16/08/2020 09:18:00 PM
  •   Đã xem: 6322
  •   Phản hồi: 0

“Xu cát tị hung” (mong điều lành, tránh điều xấu) là tâm lý phổ biến của con người từ ngàn đời nay. Ai cũng có mong ước được sinh tồn, được thụ hưởng những điều phước lành, tốt đẹp, đồng thời luôn tìm cách loại trừ, tránh xa những nhân tố gây ảnh hưởng đến sinh mạng, mưu cầu sự giúp đỡ để kéo dài sự sống và phát triển lớn mạnh. Để đạt được mong muốn đó, trong văn hóa phương Đông, người ta thường thờ cúng các đối tượng gây hại để không tiếp tục bị hại; dựa vào thế lực khác để phủ dụ, che chở không bị gây hại; vận dụng các yếu tố ngũ hành, phong thủy để có giải pháp khắc chế, … Một trong những phương pháp thường dùng là sử dụng vật trấn yểm với mong muốn biến “hung” thành “cát”.

Le Phu Hai

Nghệ nhân Lê Phú Hải với nghệ thuật tuồng ở Hội An

  •   13/08/2020 11:08:00 PM
  •   Đã xem: 1059
  •   Phản hồi: 0

Nghệ thuật tuồng là một hình thức diễn xướng dân gian gần gũi, phổ biến và quen thuộc với các thế hệ cư dân Quảng Nam nói riêng, miền Trung nói chung. Trước đây, ở Hội An cũng có một số đoàn tuồng được thành lập, trong đó tiêu biểu là đoàn nghệ thuật tuồng ở Thanh Hà.

le hoi Cau Ngu

Tục lệ, kiêng cữ trong nghề biển ở Hội An

  •   13/08/2020 10:18:00 PM
  •   Đã xem: 3329
  •   Phản hồi: 0

Hội An là vùng cửa sông - ven biển, nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng đổ ra biển, có đường bờ biển dài khoảng 7km, chiếm 5,06% trong tổng số 125km bờ biển của Quảng Nam. Dọc ven biển Hội An có Cẩm An, Cửa Đại tiếp giáp với biển. Cách đất liền 18km là cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,49km2. Có thể nói tài nguyên biển Hội An khá phong phú, dồi dào, từ đó hình thành nhiều ngành nghề hoạt động khai thác hải sản trên biển.

Cu Lao Cham

Tri thức dân gian về y dược gắn với biển đảo ở Hội An

  •   10/08/2020 08:07:00 AM
  •   Đã xem: 1301
  •   Phản hồi: 0

Cư dân biển đảo địa phương Hội An và các vùng lân cận không chỉ tìm thấy ở biển đảo một kho thực phẩm phong phú vô hạn mà còn dần dà phát hiện ra ở biển đảo nhiều loại nguyên liệu, sản vật có tác dụng chữa bệnh và những cách thức trị bệnh, phòng bệnh dân gian gắn với môi trường biển đảo. Những tri thức này phong phú không kém kho tri thức cùng loại thuộc các địa bàn, môi trường truyền thống khác như rừng núi, trung du, đồng bằng, vốn là những địa bàn gốc của y dược dân gian nói riêng, y dược nói chung. Dân gian nhiều quốc gia phương Đông từ lâu đời đã hình thành ý niệm, niềm tin về việc đi vào rừng núi để tìm các loại lá thuốc, dược liệu chữa bệnh; điển hình là Trung Hoa với nhiều truyền thuyết về tục lên núi tìm lá thuốc. Nhiều loại dược liệu quý hiếm mang tính chữa bá bệnh, trường sinh bất lão thường được cho là tìm thấy trên núi như Thiên Sơn tuyết liên (bông sen tuyết trên núi Thiên Sơn); nhân sâm ngàn năm, sừng tê giác ngàn năm… Bên cạnh những ý niệm truyền thống này, tại địa phương Hội An và nhiều địa phương có biển đảo còn lưu truyền những câu chuyện về chuyện vượt biển để đi đến chốn bồng lai tiên đảo tìm thuốc trường sinh bất lão. Trong cộng đồng những người dân biển đảo ở đây từ lâu đã hình thành niềm tin về một thế giới thần tiên ở biển Đông, ở vương quốc Thủy tề, Bồng đảo nơi có những vị tiên có khả năng cải từ hoàn sinh, cho thuốc cứu người qua khỏi tật bệnh, kéo dài tuổi thọ và trên thực tế người dân ở đây cũng đã khám phá ra nhiều vị thuốc, phương thuốc chữa bệnh từ biển cả.

Hến trong đời sống dân gian Hội An

Hến trong đời sống dân gian Hội An

  •   06/08/2020 12:09:00 AM
  •   Đã xem: 1589
  •   Phản hồi: 0

Vùng sông nước Cẩm Nam, Hội An là bãi bờ của hến. Từ bao đời xưa, người dân nơi đây đã khai thác loài nhuyễn thể này làm món ăn hàng ngày và là hàng hóa trao đổi, giao thương khắp vùng. Người Hội An gắn bó với con hến không chỉ bởi nghề nghiệp mưu sinh cha ông truyền lại, bởi những món ăn dân dã, rẻ tiền đã cùng họ trải bao thăng trầm thời cuộc; hến còn hiện diện trong lời ăn tiếng nói, là một phần trong nét sinh hoạt thường ngày của cư dân phố Hội, và trở thành nguồn cảm hứng thi ca phong phú, tươi vui của những con người yêu lao động, yêu thiết tha mảnh đất quê hương.

Lang gom

Nhà tranh tre ở làng Thanh Hà

  •   19/07/2020 09:26:00 PM
  •   Đã xem: 1206
  •   Phản hồi: 0

Thanh Hà là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Trong tác phẩm Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định được biên soạn dưới thời vua Gia Long, làng Thanh Hà được tác giả nhắc đến như sau: “…1.135 tầm, phía nam dọc theo sông, phía bắc có dân cư rất trù mật, đến bến đò sông Thanh Hà, sông rộng 69 tầm, nước sâu 2 tầm, trong và ngọt, từ đây đi ngược lên thì đến ruộng đồng xã Cổ Lưu là hết, xuôi xuống dưới thì hợp lưu với sông lớn.
… 742 tầm, bên nam chạy dọc theo phù sa của sông, bên bắc là dân cư xã Thanh Hà, dân ở đây chuyên làm nghề đúc gạch ngói, làm lò gốm và nấu vôi trắng, đến nền cũ miếu Bát Vị, ở địa phận xã Thanh Hà”.

Nghe det

Bài thơ cổ “Đêm ghé Hội An gặp phường nghề dệt” - Một tài liệu mới liên quan đến nghề may ở Hội An

  •   17/07/2020 04:57:00 AM
  •   Đã xem: 1149
  •   Phản hồi: 0

Nghề may ở Hội An là một nghề cổ truyền phục vụ cho đời sống trang phục của nhiều lớp cư dân ở đô thị thương cảng và vùng ven Hội An qua nhiều thế kỷ. Trong những năm gần đây, nghề may cũng đang có sự phát triển mạnh, phục vụ tốt nhu cầu của du khách với các dịch vụ may lấy nhanh, giao hàng tận nơi, với nhiều cửa hàng, shop vải, công ty thời trang quy mô. Di sản văn hóa phi vật thể nghề may truyền thống đã được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiến hành kiểm kê theo quy định tại Thông tư 04/2010, ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Kien tao cho di san truong ton

Kiến tạo cho di sản trường tồn

  •   17/07/2020 04:34:00 AM
  •   Đã xem: 965
  •   Phản hồi: 0

Hôm nay 16.7, Đảng bộ TP.Hội An khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2020 – 2025). Những năm qua, Hội An nỗ lực phấn đấu để trở thành đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch; trong đó văn hóa và con người là trung tâm, vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đô thị cổ vừa tạo ra bản sắc riêng.

Dinh lang Thanh Ha

Văn nghệ dân gian làng Thanh Hà

  •   28/06/2020 10:56:00 PM
  •   Đã xem: 1161
  •   Phản hồi: 0

Thanh Hà nằm về phía Tây - Tây Bắc của thành phố Hội An, diện tích 6,156 km2, dân số hiện nay là 11.839 người (1). Trong lịch sử, Thanh Hà là một làng/xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất so với các làng xã khác trong vùng và hiện nay cũng là một xã có diện tích đất đai lớn so với nhiều xã phường còn lại thuộc thành phố Hội An, cho dù đã có sự chia tách thành 2 đơn vị hành chánh là phường Thanh Hà và xã Cẩm Hà.

Ðai hoi Dang bo lan thu 7

Đại hội Đảng bộ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

  •   21/06/2020 09:27:00 PM
  •   Đã xem: 964
  •   Phản hồi: 0

Được sự thống nhất của Ban Thường vụ Thành ủy Hội An, vào ngày 18 và 19/6 vừa qua, Đảng bộ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025. Dự Đại hội chính thức có đồng chí Tống Thị Bình - Uỷ viên BTV Thành uỷ, Chủ nhiệm UBKT Thành uỷ; đại biểu lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Thành ủy, đại biểu các cơ quan, đơn vị, đoàn thể thành phố, các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung tâm qua các thời kỳ cùng 45/45 đảng viên của 3 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trung tâm và 6 quần chúng ưu tú.

Nha ong Nguyen Nhut

Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Nhựt – nơi ghi dấu sự kiện Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng bộ Hội An

  •   14/06/2020 09:23:00 PM
  •   Đã xem: 1002
  •   Phản hồi: 0

Tháng 4/1930, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thị xã Hội An được thành lập. Tháng 7/1947, Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Hội An lần thứ nhất được tổ chức tại thôn Tiên Đỏa, xã Thăng Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam [1]. Cho đến nay, Đảng bộ Hội An đã trải qua 17 kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ và đang chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Nghe doi nuoc

Nghề “Đổi nước” ở Hội An

  •   11/06/2020 09:18:00 PM
  •   Đã xem: 1253
  •   Phản hồi: 0

Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, nơi hợp lưu của các con sông lớn của xứ Quảng như Thu Bồn, Trường Giang, Cổ Cò trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại Chiêm. Cách không xa đất liền, là cụm đảo Cù Lao Chàm. Môi trường sông nước này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày, phong tục tập quán của cư dân địa phương, trong đó có thói quen về ẩm thực.

Hình tượng hoa quả trên bình phong đình ở Hội An

Hình tượng hoa quả trên bình phong đình ở Hội An

  •   09/06/2020 09:08:00 PM
  •   Đã xem: 2035
  •   Phản hồi: 0

Hạng mục bình phong tại các di tích đình làng/ấp ở Hội An hiện nay còn khá nhiều. Các bình phong này được trang trí khá đa dạng thông qua việc sử dụng hình tượng các hệ đề tài về vũ trụ - thiên nhiên - sự vật, đề tài đồ vật, hoa văn - minh văn, động vật, thực vật.

Che bap

Hương vị bắp nếp Phố Hội

  •   25/05/2020 10:57:00 PM
  •   Đã xem: 1636
  •   Phản hồi: 0

Bắp hay còn gọi là ngô - một loại cây lương thực có giá trị dinh dưỡng cao, dễ thích nghi và được trồng nhiều ở nước ta nói chung và vùng nông thôn Hội An nói riêng. Bắp có nhiều loại nhưng bắp nếp vẫn là loại bắp ngon và có hương vị đặc biệt nhất.

Nha tho toc Nguyen Van o Cam Nam

Nhà thờ tộc Nguyễn Văn, phường Cẩm Nam

  •   25/05/2020 09:31:00 PM
  •   Đã xem: 2085
  •   Phản hồi: 0

Nhà thờ tộc Nguyễn Văn ở khối Xuyên Trung, phường Cẩm Nam là nơi thờ cúng thủy tổ và tiền nhân của tộc Nguyễn Văn làng Cẩm Phô, hiện tọa lạc tại số 29 đường Nguyễn Tri Phương. Tộc Nguyễn là một trong bốn tộc, cùng với tộc Huỳnh, Lê, Trần đã có công khai phá đất đai, lập nên làng Cẩm Phô, một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An.

Dinh Cam Pho

Tổ chức chính quyền ở Hội An thời kỳ triều Nguyễn (1802 – 1945)

  •   25/05/2020 09:04:00 PM
  •   Đã xem: 965
  •   Phản hồi: 0

Nghiên cứu về làng Việt Nam, GS.Đào Duy Anh có viết: “Mỗi làng là một đơn vị tự trị trong một phạm vi quốc gia. Đối với nhà nước đơn vị này chỉ cần làm trọn những nghĩa vụ về sưu thuế, tạp dịch binh lính là có thể tự do xử lý công việc trong làng, nhà nước không can thiệp” [1]. Cũng có thể hiểu làng cổ truyền là đơn vị tụ cư, là cộng đồng dựa trên quan hệ láng giềng kết hợp với quan hệ huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa - xã hội từ bao đời nay gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam.

Sac phong nha tho toc Nguyen Duc

Tổng quan về di sản Hán Nôm ở các gia đình, dòng họ tại Hội An

  •   17/05/2020 09:42:00 PM
  •   Đã xem: 1188
  •   Phản hồi: 0

Trải qua quá trình phát triển lịch sử, do nhiều cơ may và do các nguyên nhân về lịch sử - văn hóa tại Hội An hiện tồn một kho tàng di sản Hán Nôm khá đồ sộ. Chúng bao gồm các văn khắc trên đá, gỗ, đồng và các tư liệu văn bản trên giấy, vải. Trong số đó, một bộ phận quan trọng của di sản Hán Nôm đã và đang được các gia đình, tộc họ liên tục bảo quản từ đời này sang đời khác. Chúng bao gồm các văn bản hành chính, giấy tờ đất đai, khế ước, tờ đoạn mãi tài sản, ruộng đất, tờ chấp thục, phân thư tài sản, văn cúng, gia phả, ghi chép các loại… và các văn bia, bia mộ văn chuông, hoành phi, liễn đối, bài vị hiện đang bảo quản, bài trí trang trọng ở các gia đình, nhà thờ tộc họ…

Mot goc bai Huong

Tri thức dân gian về đánh bắt hải sản ở Hội An

  •   14/05/2020 10:33:00 PM
  •   Đã xem: 1723
  •   Phản hồi: 0

Là một vùng đất nằm bên biển Đông rộng lớn, ngư trường rộng lại giàu tài nguyên hải sản nên từ lâu cư dân Hội An đã tiếp cận quen với nghề biển, hình thành nên những làng chài như Cẩm An, Cửa Đại, Cù Lao Chàm... Trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài ấy, những thế hệ ngư dân địa phương đã tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu về thời tiết, về quy luật sinh trưởng, di chuyển các đoàn cá theo mùa vụ… để giúp họ duy trì và phát triển nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong những tri thức dân gian về nghề đi biển là tri thức đánh bắt hải sản.

Hoành phi, câu đối trong di tích ở Hội An

Hoành phi, câu đối trong di tích ở Hội An

  •   10/05/2020 09:04:00 PM
  •   Đã xem: 1754
  •   Phản hồi: 0

Các di tích ở Hội An hầu hết đều có nhiều liễn đối, hoành phi, câu chữ... Những câu chữ này không chỉ để tôn vinh vẻ tôn nghiêm, vẻ đẹp của từng di tích mà đây còn là một loại tài liệu quan trọng để nghiên cứu về di tích nói riêng và lịch sử - văn hóa nói chung. Đặc biệt, nhiều liễn đối, hoành phi ở Hội An do các nhân vật nổi tiếng soạn ra và đề bút như: Minh vương Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu, Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, Giải nguyên Đặng Huy Trứ,... nên ngoài giá trị về lịch sử - văn hóa, các câu chữ còn bao hàm nhiều giá trị khác như giá trị về nghệ thuật, triết học, văn học, giáo dục,...


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây