1. Trong cuốn sách Lưu dấu Champa Cố đô Simhapura - Trà Kiệu thế kỷ I đến thế kỷ XI do cố Linh mục An-Tôn Nguyễn Trường Thăng biên soạn[1], có giới thiệu một đồng tiền lạ được tìm thấy trong một cuộc khai quật khảo cổ học tại thành Trà Kiệu. Đồng tiền này đã được gửi đến Viện Tiền đồng và Huy chương thuộc Bảo tàng Anh quốc (The British Museum) để giám định vào năm 1994.
Ngày 11/02/2020, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 351/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch quản lý Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030. Quyết định gồm 5 điều, có hiệu lực từ ngày 11/02/2020. Trong bài viết này chúng tôi xin trích giới thiệu đến quý độc giả nội dung về các nhóm giải pháp triển khai thực hiện trong giai đoạn 2020-2025 của Kế hoạch quản lý Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An.
Miếu là loại hình chiếm số lượng đáng kể trong hệ thống công trình kiến trúc tín ngưỡng ở Hội An với nhiều quy mô, hình thức và đối tượng thờ tự khác nhau. Trong số đó, miếu thờ Ngũ Hành chiếm đa số, hầu như địa phương nào cũng xây miếu thờ Ngũ Hành. Trong khu vực I Khu phố cổ Hội An có 05 ngôi miếu thờ Ngũ Hành, đó là miếu Ngũ Hành tại số 56 Nguyễn Thị Minh Khai, 129b Phan Châu Trinh và khu vực phía sau Chùa Cầu (thuộc phường Cẩm Phô), miếu Ngũ Hành thượng tại số 124 Nguyễn Thái Học và miếu Hy Hòa tại số 06 đường Nguyễn Thái Học (thuộc phường Minh An).
Mặc dầu hoạt động mậu dịch và việc cư trú của người Nhật tại Hội An diễn ra trong một thời gian ngắn và chấm dứt vào cuối thế kỷ XVII nhưng một số kết quả - hệ quả của quá trình này vẫn được bảo lưu bền bỉ, lâu dài tại Hội An trên cả 2 phương diện vật thể và phi vật thể.
Trên hành trình đến với danh hiệu Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, Hội An còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học hàng đầu trên nhiều lĩnh vực ở trong và ngoài nước. Trong đó, phải kể đến những đóng góp của Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng trong việc nhận diện bức tranh văn hóa khảo cổ Hội An và những vấn đề về vị thế địa lịch sử, bản sắc địa văn hóa của mảnh đất Hội An. Năm 1985, hội thảo khoa học cấp quốc gia về Hội An được tổ chức do Giáo sư Trần Quốc Vượng chủ trì. Năm năm sau, hội thảo khoa học quốc tế về Hội An cũng được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước. Tại hai hội thảo này có những đóng góp hết sức quan trọng của Giáo sư Trần Quốc Vượng với các bài nghiên cứu “Chiêm cảng Hội An với cái nhìn về biển của người Chàm và người Việt”, “Vị thế địa - lịch sử, bản sắc địa - văn hóa của Hội An”. Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và 21 năm ngày Khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2020), đồng thời nhằm tưởng nhớ và tri ân những đóng góp của Giáo sư Trần Quốc Vượng đối với Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An xin trích giới thiệu một phần nội dung bài viết “Vị thế địa - lịch sử, bản sắc địa - văn hóa của Hội An” của Giáo sư đã trình bày tại Hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An năm 1990.
Theo các cuộc tham vấn cộng đồng, nhiều bậc cao niên sinh sống và trồng rau tại Trà Quế cho biết, cách đây hơn 300 năm, những cư dân đầu tiên đến định cư tại Trà Quế là những người thuộc các tộc Phạm, Mai, Nguyễn, Lê, ban đầu sống bằng nghề chài lưới chuyên đánh bắt cá tôm trên sông Để Võng. Qua quá trình sinh sống, giao lưu kinh tế trong làng đã phát triển thêm dân cư các tộc họ như Trần, Hồ ...; đã có nhiều con cháu các tộc họ học hành đỗ đạt, được tiến cử làm quan, vinh danh dòng tộc, làng xã. Trong quá trình sinh sống họ đã tìm loại rau nấu với tôm, cá để ăn, thấy ngon, họ đem giống về trồng để sử dụng. Về sau, việc đánh bắt tôm cá ngày càng khó khăn, không phát huy hiệu quả, một số bà con mới nghĩ đến việc khai phá thêm đất để trồng rau, trồng lúa. Những luống ngò, rau húng, rồi đến rau é, hành, cải, hẹ.v.v. lần lượt mọc lên trên vùng đất này. [1]
Những người sinh ra và lớn lên ở Hội An, hoạt động và lập nghiệp ở Hội An, có những kỷ niệm đằm thắm và những mối tình nồng nàn ở Hội An - những người con của phố Hội, yêu dào dạt và sâu thẳm mảnh đất này âu cũng là đương nhiên, bởi có nơi nào đẹp hơn, đáng yêu hơn quê hương của mình. Nhưng kỳ lạ thay với những người khác - với cả các bạn nước ngoài - dù chỉ một lần đến Hội An, cũng đều bị quyến rũ, bị chinh phục bởi Hội An, cái đô thị cổ nhỏ bé và êm đềm này.
Có nhiều địa danh mang tên Hội An như xã Hội An, phố Hội An, đầm Hội An, cầu Hội An, kho Hội An… Các địa danh này có sự khác nhau về tính chất, đặc điểm, thời điểm ra đời… Có lẽ tên gọi Hội An với tính chất là một địa danh hành chính cấp xã ra đời trước, sau đó được lấy đặt tên cho các địa danh khác. Đến nay đã phát hiện địa danh xã Hội An tại tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật ở động Hoa Nghiêm, Non Nước có niên đại 1640.
Cá Voi, trong dân gian vùng ven biển Việt Nam từ Bắc Trung bộ đến Nam bộ hầu hết đều quen gọi là cá Ông [1], ở đây với sự thể hiện lòng thành kính, tri ân, thân thuộc. Tín ngưỡng thờ cúng cá Voi (cá Ông) cũng là nét văn hóa đặc trưng của cư dân sinh sống gắn với biển, ở ven biển, một dạng thức thờ vật linh, vị thần hộ mạng, từ chỗ được nhân cách hóa đã được “thần thánh hóa” rồi “linh thiêng hóa” thành tín ngưỡng với nhiều hình thức, nghi thức, cách thức, lễ hội độc đáo. Hơn nữa, cá Voi với những đặc tính sinh thái của nó, không chỉ ngư dân ven biển Việt Nam tín ngưỡng mà được nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới tín ngưỡng, với nhiều ý nghĩa biểu trưng văn hóa độc đáo từ ngàn xưa. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng cá Voi còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cần được bảo tồn cho mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa bền vững.
Di sản văn hóa Hội An có diện tích khiêm tốn chừng 1km2 cho cả Khu vực bảo vệ nguyên trạng (Khu vực I) và Khu vực đệm (Khu vực II) nhưng với đặc thù là một khu di sản sống, trong đó các hoạt động đời thường của người dân gắn với nhiều nhu cầu khác nhau vẫn đang diễn ra cho nên công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa ở đây vừa phải đảm bảo giữ gìn cho được các giá trị vốn có của di sản, đồng thời phải đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển sinh kế của cộng đồng dân cư.
Sông Cổ Cò (Lộ Cảnh Giang) là con sông nổi tiếng trong lịch sử thương mại xứ Quảng trước đây, từng giữ vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An trong lịch sử. Dòng sông này được ghi chép, mô tả trong nhiều tư liệu lịch sử như địa bạ, bản đồ, du ký, biên khảo,…
Lô cốt (phiên âm từ tiếng Pháp: blockhaus, gốc từ tiếng Đức) là công trình quân sự chủ yếu để phòng ngự. Lô cốt được xây dựng kiên cố bằng gạch, đá, bê tông, sắt... và có lỗ châu mai để bắn ra nhiều phía, có nắp và có nơi nghỉ ngơi cho quân sĩ. Lô cốt có thể được xây dựng nổi, nửa nổi nửa chìm hoặc lợi dụng địa hình làm chìm hẳn.
Hội An được biết đến không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng với Di sản văn hóa thế giới, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An,... mà còn được Tripadvisor vinh danh là một trong 25 điểm đến có ẩm thực tốt nhất thế giới với nhiều món ăn ngon như bánh mì Phượng, cao lầu bà Thanh, mì Quảng Phú Chiêm,…
1. Biển và việc quy hoạch không gian Đô thị cổ
Không phải ngẫu nhiên mà giáo sĩ người Ý, C.Borri, từ đầu thế kỷ XVII đã xem Hội An là một “hải cảng đẹp nhất” trong số hơn 60 hải cảng ở Đàng Trong mà ông ta từng đến. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây một môi trường lý tưởng: Là nơi các con sông hợp lưu để đổ ra Cửa Đại, tạo nên hệ thống giao thông đường thuỷ hết sức thuận lợi; nằm ở ven sông lại gần cửa biển, lại có sự che chắn của Cù Lao Chàm... thật hiếm có nơi nào để xây dựng một cảng thị hàng hải ngoại thương tuyệt vời hơn thế!
Kiến trúc phố cổ Hội An, sự tổng hòa của các loại hình kiến trúc đã tạo nên diện mạo một đô thị đặc thù đậm nét cổ xưa. Chỉ với diện tích chưa đầy 0,6 km2, nhưng khu phố cổ là nơi phân bố của trên ngàn di tích có niên đại hàng trăm năm. Hầu hết di tích kiến trúc khu phố cổ được xây dựng với kết cấu chịu lực chính bằng gỗ, tường gạch, mái lợp ngói cong đất nung truyền thống. Trải qua hàng trăm năm, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt (mưa bão, lũ lụt), các di tích đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, công tác tu bổ di tích là cấp thiết nhằm chống xuống cấp di tích, bảo tồn nguyên vẹn giá trị của khu phố cổ, đồng thời đảm bảo nhu cầu ở, sinh hoạt của người dân sống trong di tích.
Vì vỏ cua và vì trính chồng trụ đội là 2 trong 4 kiểu vì kèo chủ yếu trong kiến trúc gỗ ở Hội An nói chung, khu phố cổ Hội An nói riêng. Đặc biệt, vì vỏ cua được đánh giá là bộ phận không thể tách rời trong tổng thể các đặc trưng của nhà phố Hội An.
Khu phố cổ Hội An ngày nay được xem như một cảng thị lịch sử điển hình đặc biệt ở Đông Nam Á được giữ gìn một cách toàn vẹn và chu đáo. Phần lớn những di tích ở đây là những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng vào những thế kỷ XVII đến thế kỷ XX gồm nhiều loại hình như hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà ở… Bên cạnh các di tích mang phong cách kiến trúc của người Hoa, Việt, các công trình mang phong cách kiến trúc xen lẫn giữa Nhật, Hoa, Việt, thì các công trình kiến trúc kiểu Pháp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên vẽ đẹp “không trùng lắp” của khu phố cổ như ngày nay.
Câu đố là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh đặc điểm của sự vật hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và nghệ thuật chuyển hóa gây nhiễu (chuyển vật nọ thành vật kia), được nhân dân dùng trong sinh hoạt tập thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và vui chơi giải trí [1]. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: nếu vè thiên về “sự”, ca dao nặng về “tình”, tục ngữ nghiêng về “lý”, thì câu đố nhằm vào “trí”. Bởi câu đố thử thách sự thông minh, nhạy bén của những người tham gia. [2]
Di tích trường Viên Minh (Trụ sở Ủy ban Việt Minh Trần Cao Vân tỉnh Quảng Nam) nằm ở số 108 đường Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là di tích lịch sử ghi dấu quá trình hoạt động cách mạng của Mặt trận Việt Minh Trần Cao Vân tỉnh Quảng Nam trong những năm 1945 đến năm 1946, nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.
Đồng chí Nguyễn Văn Tấn, tên thường gọi là Nguyễn Văn Ưng, Nguyễn Phe sinh ngày 01/5/1919, mất ngày 21/5/2012, quê tại làng Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An).