Di tích kiến trúc nghệ thuật ở Hội An là một bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa Hội An. Bộ phận di sản này được hình thành liên tục trong quá trình lịch sử và được các thế hệ cư dân Hội An gìn gữ, bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Ít nơi nào hiện tồn số lượng mộ cổ nhiều như ở Hội An. Và cũng ít thấy ở đâu sự phong phú, đa dạng về đặc điểm loại hình, kết cấu, thành phần chủ nhân, tập quán tống táng lại được thể hiện rõ ở các ngôi mộ cổ tại Hội An. Những ngôi mộ này, một mặt, đã minh chứng sinh động quá trình phát triển liên tục của vùng đất Hội An muộn nhất cũng từ thế kỷ I trước công nguyên đến nay cũng như về mối quan hệ giao lưu văn hóa sâu rộng giữa các thành phần cư dân gồm nhiều quốc tịch ở Hội An, về đặc điểm văn hóa mang tính địa phương - vùng.
Trong quá trình Nam tiến dưới thời các chúa Nguyễn, tuy không lấy Phật giáo làm quốc giáo như thời Lý - Trần, nhưng các chúa Nguyễn lại lấy Phật giáo làm chỗ dựa cho chính sách an dân trị quốc. Đi đến đâu người Việt cũng được chúa Nguyễn cho xây dựng chùa để thờ Phật. Đây là một vấn đề tất yếu, bởi lẽ tinh thần Phật giáo đã thấm sâu vào trong tư tưởng tình cảm của mỗi người dân Đại Việt. Vì thế, kể từ khi Thừa tuyên đạo Quảng Nam thành lập, chúng ta đã thấy có bóng dáng của những ngôi chùa cũng như các vị thiền sư đến đây hoằng hóa. Tại nơi đây, các dòng thiền bắt đầu được truyền bá và phát triển mạnh mẽ, nhưng để lại dấu ấn đặc biệt và tồn tại phát triển phải kể đến Thiền phái Lâm Tế với vai trò của Thiền sư Nguyên Thiều (1648 - 1728) và Thiền phái Tào Động với vai trò của Thiền sư Thích Đại Sán - Thạch Liêm (1633 - 1704).
Nhà thờ tộc Lưu, địa chỉ số 45/7 đường Trần Hưng Đạo, phường Minh An là di tích có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và lịch sử. Đây là di tích nằm trong phạm vi khu vực IIA theo khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ Hội An. Nơi nhà thờ tọa lạc, trước đây là xứ Hổ Bì, làng Điển Hội (tên gọi khác của làng Hội An dưới thời vua Bảo Đại), nay thuộc khối An Thái, phường Minh An.
Trong cộng đồng dân cư người Hoa (trước đây gọi là Hoa kiều, khác với người Hoa Minh Hương), ngoài các hình thức kiến trúc dân dụng (nhà ở...) có một dạng kiến trúc cộng đồng riêng biệt đó là: Hội quán - sản phẩm của sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của những người cùng quê. Gồm có các hội quán: Triều Châu, Hải Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông và một hội quán chung là Dương Thương Hội quán.
Miếu Nam Thành tọa lạc trên một khu đất thuộc địa phận khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu (số 11 đường Trần Quang Khải), thành phố Hội An. Khu vực này trước đây thuộc ấp Nam Thành, làng Thanh Nam, tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Là một bộ phận cơ bản cấu thành quần thể kiến trúc Khu phố cố Hội An - phố buôn bán, phân bố chủ yếu ở 3 phường nội thị hiện nay là: Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong; bao gồm các đường /phố song song chạy theo hướng Đông - Tây có tên hiện nay và tên gọi cũ/thời Pháp thuộc là: Trần Phú/ Rue du pond de Japonnais; Nguyễn Thái Học/ Rue de Cantonnais; Bạch Đằng/ Quai Phúc Kiến; Phan Chu Trinh/ Rue Minh Hương; Nguyễn Thị Minh Khai/ Rue Khải Định. Và một số đường cắt ngang: Trần Quý Cáp/Place du Marche; Lê Lợi/ Rue Hội An; Hoàng Văn Thụ, Hai Bà Trưng (đoạn từ Trần Phú đến ngã tư Phan Chu Trinh) và Nguyễn Huệ.
Hầu hết các giếng cổ hiện tồn trên địa bàn thành phố Hội An phân bố tập trung ở khu vực dọc bờ Bắc sông Đế Võng, thôn 5, 6 xã Cẩm Thanh, khối 4 phường Thanh Hà và đặc biệt là khu phố cổ. Vị trí trên bình diện địa hình là phía nam cồn cát, dọc bờ bắc những dòng chảy cổ, thông thường nằm cách sông khoảng từ 50 - 150m, đặc biệt nhiều giếng chỉ cách sông 6 - 10m. Nếu như ở vùng ven, giếng nằm trong vườn nhà dân và phổ biến kiểu giếng hình tròn thì tại khu phố cổ kiểu giếng xuất hiện nhiều nhất là giếng hình vuông và trên tròn dưới vuông, chúng nằm trong khuôn viên của các di tích tín ngưỡng như hội quán, nhà thờ tộc, đình, miếu của người Hoa Minh Hương, người Hoa Ngũ Bang. Giếng nằm ở phía đông hoặc bên trái trục dọc của công trình tín ngưỡng hoặc ngôi nhà ở chiếm tỉ lệ rất cao.
Di tích hiện tọa lạc trên địa bàn tại khối Tân Thành – phường Cẩm An – thành phố Hội An. Trước năm 1945, nơi đây thuộc ấp Cồn Động, là 1 trong 13 ấp của xã Thanh Hà, tổng Phú Triêm Hạ, huyện Diên Khánh, phủ Điện Bàn.
Cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An với tên gọi đã đi vào ca dao, dân ca ở Hội An - xứ Quảng đó là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều, do Chúa Minh Vương - Nguyễn Phúc Chu đặt năm Kỷ Hợi - 1719. Cầu nằm ở cuối đường Trần Phú và đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Chợ là nơi trao đổi hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp. Khi kinh tế hàng hóa phát triển, có dịp tiếp cận với thương nhân phương Tây, việc buôn bán được mở rộng ra cả khu vực dân cư trong phố. Vì vậy ở giai đoạn đầu, chợ Hội An chỉ là nơi trao đổi hàng hóa có tính chất đơn thuần tự cung, tự cấp.
Công giáo được du nhập vào Hội An từ đầu thế kỷ XVII và đã có nhiều nhà thờ được xây dựng ở Hội An nhưng trải qua thời gian chỉ còn lại di tích này.