Làm một bát nước lá nóng hổi, nhấm nháp chiếc bánh đậu xanh ngọt lịm, chúng tôi nghe hương xuân ngày cũ ngay khi vừa quá bước cổng làng Caman Village (trong khuôn viên Silk Sense Hoi An Resort, TP.Hội An).
(Xuân Tân Sửu) - Con trâu gắn bó, gần gũi với cuộc sống ruộng đồng của người nông dân từ xa xưa đến nay nhưng điều khá ngạc nhiên là trong số hàng trăm nghìn cổ vật được khai quật, trục vớt từ con tàu đắm cổ thế kỷ thứ 15 tại vùng biển Cù Lao Chàm vào các năm 1997 - 1999, 2004 - 2007, chỉ tìm thấy không quá 10 cổ vật có trang trí hình ảnh con trâu. Đó là hình ảnh con trâu được vẽ trong lòng những chiếc đĩa lớn, đĩa trung, đĩa nhỏ và một số nắp hộp nhỏ.
(Xuân Tân Sửu) - Lung linh. Rạng rỡ. Như một chỉ dấu của đô thị cổ, những chiếc đèn lồng đã làm thay “chỉ dẫn địa lý” của một vùng đất. Bởi thấy đèn lồng, là thấy Hội An.
Nắng xuân đã ngập tràn nhiều ngõ làng, góc phố. Nhiều điểm đến thu hút du khách với không gian tết xưa đầy hoài niệm, những cánh đồng hoa bạt ngàn để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận sự tươi mới của đất trời vào xuân...
Nhóm Green Youth Collective vừa tổ chức khóa học biến rác thải thành tài nguyên nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp du lịch về bảo vệ môi trường.
Trong Di cảo thơ Chế Lan Viên tập III, ngay trang đầu có bài “Hội An”, được nhà thơ viết trước ngày ông mổ phổi (9.9.1988). Bài thơ viết theo thể 5 chữ gồm 28 câu này, có một đoạn khiến nhiều người đã hoặc sắp đến Hội An phải chú ý. Nó vừa như một lời khuyên nhưng cũng là lời “tự thú” của chính người viết ra nó.
Quãng thời gian trở mình phát triển của các di sản văn hóa tại Quảng Nam, cũng đồng thời chứng kiến sự phục hưng của các giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt, các loại hình văn hóa phi vật thể (VHPVT) đã có chỗ đứng nhất định sau 20 năm Hội An và Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.