21:20 07/07/2023
Hội An là thành phố ven biển nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam. Thành phố Hội An có diện tích tự nhiên hơn 60km2, trong đó hải đảo Cù Lao Chàm nằm cách đất liền khoảng 15km có diện tích chiếm ¼. Nhờ vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngay từ rất sớm, khoảng hơn 3000 năm cách ngày nay, con người đã đến sinh sống trên mảnh đất Hội An.
22:38 21/05/2023
Trải qua gần 400 năm tồn tại, ngày nay di tích Chùa Cầu (tên gọi khác là cầu Nhật Bản, tên chữ Lai Viễn kiều) không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà đã trở thành biểu tượng về di sản kiến trúc Hội An, biểu trưng của thành phố Hội An. Từ những giá trị lịch sử - văn hóa đến ý nghĩa về mối quan hệ giao lưu quốc tế, trong quá khứ đến nay, Chùa Cầu luôn là nguồn cảm hứng trong các sáng tác thơ ca, hội họa, nhiếp ảnh,… đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng đến khảo cổ học của các học giả trong và ngoài nước.
22:06 14/05/2023
Khu phố cổ Hội An ngày nay được xem như một cảng thị lịch sử điển hình đặc biệt ở Đông Nam Á được giữ gìn một cách toàn vẹn và chu đáo. Phần lớn những di tích ở đây là những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng vào những thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 gồm nhiều loại hình như hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà ở… Bên cạnh các di tích mang đậm phong cách kiến trúc của người Hoa, các công trình mang phong cách kiến trúc xen lẫn giữa Nhật, Hoa, Việt thì các công trình kiến trúc kiểu Pháp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên vẽ đẹp “không trùng lắp” của khu phố cổ như ngày nay.
20:38 26/02/2023
Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là Lai Viễn Kiều (来 遠 橋) –do Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm Kỷ Hợi (1719) khi tuần du đến Hội An. Trải qua lịch sử gần 400 năm, ngày nay Chùa Cầu trở thành biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, mang dấu ấn của mối quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa và các quốc gia Tây phương tại Hội An trong quá khứ.
04:53 22/07/2021
Thanh Hà là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Từ xa xưa, làng có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bầu Ốc, Trảng Sỏi (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được được dân cư làng Thanh Hà quan tâm, đầu tư xây dựng. Trên địa bàn xã Cẩm Hà ngày nay hiện còn nhiều di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức (là các di tích cấp quốc gia), mộ Thượng thư Bộ binh Nguyễn Điển, mộ Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (là các di tích cấp tỉnh) và các ngôi miếu xóm.
22:04 18/07/2021
Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.
21:19 24/05/2021
Ngày nay, Hội An được biết đến như một điểm đến hấp dẫn của các khách du lịch trong và ngoài nước nơi mà du khách có thể trải nghiệm cuộc sống tại một cảng thị cổ của người Việt trong quá khứ. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm về một quá khứ huy hoàng của vùng đất này.
23:27 21/03/2021
Kim Bồng (Cẩm Kim ngày nay) là một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An. Trước đây, cư dân Kim Bồng sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nổi tiếng là nghề mộc và nghề buôn. Nhờ vậy mà đời sống kinh tế của cư dân tương đối khá giả, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng được dân cư trong xóm ấp đầu tư xây dựng như: nhà thờ Tứ tộc, đình Năm Căn, chùa Hội Nguyên… Ngoài ra, nhiều công trình kiến trúc dân dụng có giá trị cũng được dựng nên. Dưới tác động của điều kiện khí hậu, mưa gió bão lụt trong thời gian dài, lại bị ảnh hưởng của chiến tranh nên một số công trình kiến trúc này đã bị hư hại hoàn toàn.
22:54 15/03/2021
Tộc Trần Trung là một trong bốn tộc, cùng với tộc Nguyễn, Lê, Huỳnh đã có công khai phá đất đai, lập nên làng Cẩm Phô xưa, một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. “… Tác giả Dương Văn An trong “Ô Châu cận lục” viết vào năm 1553 – thế kỷ XVI đã cho chúng ta biết được tên của hai làng – xã trên mảnh đất Hội An ngày nay có vai trò, vị trí quan trọng và cùng với quy mô của nó đã được nhà nước phong kiến lúc bấy giờ công nhận là làng Hoài Phô và Cẩm Phô. Hẳn là quá trình di dân, lập làng ở đây đã được diễn ra từ lâu rồi” .