Nằm cách đất liền Hội An khoảng 15km về phía Đông, cụm đảo Cù Lao Chàm là nơi có nhiều sản vật quý và giữ vai trò quan trọng về nhiều mặt trong suốt diễn trình lịch sử của Hội An. Chính vì thế, cách đây hơn 3000 năm, con người đã đến cư trú, sinh sống trên mảnh đất Cù Lao Chàm. Điều này được minh chứng qua di tích khảo cổ Bãi Ông nằm ở khu vực Bãi Ông - hòn Lao.
Đồng chí Phan Văn Định, quê gốc ở Đức Thọ - Hà Tĩnh, là một trong những Hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Đà Nẵng. Đến tháng 4/1928, đồng chí Định được tổ chức Hội khéo léo bố trí vào làm lái xe cho tên công sứ Pháp Colombo ở Quảng Nam. Từ đây, đồng chí Định chuyển sinh hoạt ở Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội An do đồng chí Pham Thêm làm Bí thư. Do công việc là lái xe cho tên Công sứ nên đồng chí Định có điều kiện nắm bắt được nhiều thông tin hoạt động của tên Công sứ, của Toà Công sứ cũng như nhiều thông tin quan trọng khác ở Quảng Nam. Từ đây, đồng chí trở một trong những cán bộ cốt cán của Hội, tham gia tích cực nắm bắt liên lạc, gây dựng được nhiều cơ sở cách mạng mới để tổ chức in ấn, tuyên truyền hoạt động của tổ chức cách mạng.
Đạo Cao Đài là tên gọi tắt của một tôn giáo bản địa Việt Nam, có tên đầy đủ là Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại Nam Bộ, người có công sáng lập và trở thành tín đồ đầu tiên của đạo là ông Ngô Minh Chiêu. Không chỉ phát tích và phát triển ở Nam Bộ, những tín đồ của Đạo đi khắp các vùng miền trong nước để truyền bá và hình thành các trung tâm để thờ tự và sinh hoạt, trong đó có Hội An - Quảng Nam.
Chúng tôi tìm gặp họ - ở đâu đó nơi một ngã ba đường, nơi đầu hẻm hay cuối chợ, với những công cụ hành nghề đơn giản. Họ kiếm sống bằng nghề xưa cũ, nhưng lại gợi ra cả ý niệm về vùng văn hóa trăm năm…
Như chúng ta đã biết, di sản văn hóa thế giới Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới không chỉ từ những giá trị di sản văn hóa phi vật thể mà còn phải kể đến những giá trị văn hóa vật thể, đó là những công trình kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, nhà ở… Và trong đó, với sự đóng góp của nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà thì nghề đắp vẽ trang trí trên các công trình kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng… là không nhỏ. Đây có thể nói là một nghề mà không phải ai cũng có thể dễ dàng thực hiện được, nó đòi hỏi phải có kỹ thuật, mỹ thuật và phải có tay nghề, hay nói đúng hơn là phải có khiếu thẩm mỹ…
Nhà lao Hội An (tên thường gọi là Nhà lao Xóm Mới) được đế quốc Mỹ và tay sai lập nên để giam cầm đồng bào, chiến sĩ ta từ năm 1960 đến năm 1975. Nơi đây, hàng chục năm về trước, đồng bào, chiến sĩ ta không chỉ ở Quảng Nam mà còn nhiều địa phương khác đã đổ biết bao xương máu để hòa cùng cả nước chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Trong gian khổ, tù đày, trước bao thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù, đồng bào, chiến sĩ ta vẫn luôn giữ tròn khí tiết, một lòng kiên trung hướng về Đảng, hướng về cách mạng, không ngừng đấu tranh cho đến ngày quê hương hoàn toàn giải phóng. Hiện Nhà lao đã trở thành chứng tích một thời tiêu biểu cho tội ác của kẻ thù trên mảnh đất Hội An.
Làng Hội An là một trong những làng được thành lập khá sớm trên mảnh đất thuộc thành phố Hội An hiện nay. Địa danh này đã được khắc ghi trên bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật có niên đại năm 1640 nằm tại động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn. Trong lịch sử, làng Hội An giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng của đô thị - thương cảng Hội An. Hiện nay, phần lớn diện tích làng Hội An thuộc phạm vị phố cổ và khu vực trung tâm thành phố Hội An. Trong bộ tài liệu điều tra về làng xã ở Quảng Nam do Viễn Đông bác cổ thực hiện vào năm 1941-1943, làng Hội An được đề cập với tên gọi là làng Điển Hội. Tên gọi này xuất hiện vào năm 1936 theo chỉ dụ của vua Bảo Đại ngày 20 tháng 7 năm thứ 11.
Bánh xèo hầu như miền Bắc - Trung - Nam nơi nào cũng có. Thế nhưng bánh xèo Hội An vẫn có nhiều điểm khác biệt so với những vùng miền khác. Đó là sự tiếp thu nhưng đầy tính sáng tạo trong văn hóa ẩm thực của người dân Hội An
Qua thống kê sơ bộ, hiện nay ở Cù lao Chàm còn khoảng 29 ngôi nhà có kiểu dáng kiến trúc truyền thống, hầu hết được làm lại sau đợt bão số 2 năm 1989. Bài viết này tập trung mô tả hình thức kiến trúc, bố cục của nhà 3 gian, loại nhà có kiểu dáng kiến trúc truyền thống phổ biến nhất hiện còn ở Cù lao Chàm.
15 năm qua là một chặng đường dài, trăn trở, đầy trách nhiệm và gặt hái nhiều thành công của di sản văn hoá Hội An trong công tác bảo tồn và phát triển. Kể từ khi được UNESCO công nhận danh hiệu Di sản văn hoá thế giới đã mở ra cho Hội An một con đường mới, con đường bảo tồn những giá trị văn hoá của cha ông để lại, tôn vinh và phát huy những giá trị văn hoá đó lan toả đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Nghệ nhân Huỳnh Ri, sinh năm 1940, tại xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, trong một gia đình có truyền thống làm nghề mộc nhiều đời. Năm 15 tuổi, ông theo cha đi học và làm nghề khắp nơi trong Tỉnh. Do hoàn cảnh chiến tranh, gia đình ông phải sơ tán khắp nơi, lúc này ông làm thợ mộc dân dụng kiếm kế sinh nhai, đồng thời tận dụng thời gian nhàn rỗi ra sức rèn luyện tay nghề, làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí cho gia đình, và bán khách hàng.
Từ ngày 13 - 22/4/2014, chương trình điều tra, khảo sát, đánh giá, đề xuất hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Cù Lao Chàm đã được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiến hành ở Cù Lao Chàm nhằm phục vụ chương trình 69/CT-UBND ra ngày 16/7/2013 của UBND thành phố Hội An về Phát triển du lịch xã đảo Tân Hiệp từ nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Qua kết quả khảo sát tổ chức thực hiện chương trình đã đưa ra một số đề xuất về giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở phi vật thể ở Cù Lao Chàm như sau:
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm chiếm nước ta. Trước sự tồn vong của đất nước, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu cả nước hợp lực cùng nhà vua đánh giặc. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Nghĩa hội Quảng Nam được thành lập và hoạt động trong suốt thời gian từ năm 1885 đến năm 1887 dưới sự lãnh đạo của Trần Văn Dư và sau đó là Nguyễn Duy Hiệu. Đặc biệt trong thời gian lãnh đạo của Nguyễn Duy Hiệu, lực lượng nghĩa quân có sự phát triển mạnh ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh. Ở Hội An, có nhiều người tham gia vào phong trào Nghĩa hội, trong đó có ông Trần Trung Tri. Cùng với các ông Lương Như Bích, Châu Thượng Văn, ..., ông Trần Trung Tri là một trong những người giữ nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động của nghĩa quân.
Hội An có một quần thể kiến trúc khu phố cổ được bảo tồn một cách nguyên vẹn, trải qua nhiều biến thiên của lịch sử nhưng Hội An vẫn cổ xưa như vốn dĩ đã có. Bên cạnh sự nhộn nhịp, tấp nập của phố thị, cuộc sống người Hội An dần biến chuyển tích cực tập trung chủ lực vào phát triển kinh tế Du lịch, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Đằng sau những bộn bề của cuộc sống thường nhật, sự đổi thay về thời gian, con người cũng dần đổi thay để thích nghi với thời đại. Nhưng đâu đó trong Khu phố cổ Hội An vẫn còn những con người giữ cuộc sống chậm rãi của hơn sáu mươi năm về trước không thay đổi là mấy. Có thay đổi chăng cũng chỉ già hơn theo thời gian, ngày đêm thầm lặng với công việc dường như đã gắn với họ gần hết cả cuộc đời. Một trong số những người đó là Ông Nguyễn Viết Lạc - thợ may với 66 năm kinh nghiệm. Có lẽ bởi sự gắn bó với nghề may vá lâu đời mà khi nhắc đến ông Lạc sửa quần áo cũ tại chợ Hội An thì không ai không biết. Ông năm nay đã 79 tuổi sống ở Khối 8 - Phường Thanh Hà - Hội An. Ở cái tuổi bát tuần này nhiều người đã sống an nhàn bên con cháu, nhưng ông vẫn theo đuổi công việc mà ông đã nuôi sống cả gia đình từ trước đến nay. Ông có đến tám người con nhưng hiện chỉ có một người con trai đang theo nghề của ông và cũng làm nghề may tại chợ Hội An.
Cù Lao Chàm với vị thế là vùng hải đảo, xung quanh núi rừng và biển bao bọc, vì thế gắn liền với địa hình này thì nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp là những nghề có truyền thống lâu đời của xã Tân Hiệp.
Nằm tại khu đất cách di chỉ Hậu Xá I chừng 200m về phía Nam là di tích khảo cổ Ruộng Đồng Cao. Di tích có tọa độ địa lý 15052’983’’ vĩ Bắc, 108019’135’’ kinh Đông, thuộc khối Lâm Sa, phường Cẩm Phô hiện nay. Di tích được phát hiện trong quá trình bóc dỡ lớp đất mặt ở một số thửa ruộng bởi cư dân địa phương vào năm 1998 và được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An (nay là Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An) khai quật chữa cháy. 11 năm sau, di tích được Bảo tàng Nhân học thuộc Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đào thám sát và khai quật với tổng diện tích 15m2. Kết quả các lần đào thám sát và khai quật cho biết di tích Ruộng Đồng Cao có niên đại vào thế kỷ III, IV sau Công nguyên, tầng văn hoá tuy không dày lắm nhưng khá đồng nhất. Hiện vật trong di tích gồm đồ gốm, đồ đồng và đồ thuỷ tinh. Tuy đồ đồng và đồ thuỷ tinh có số lượng khá khiêm tốn nhưng ngược lại đồ gốm khá phong phú về loại hình lẫn số lượng, phản ánh tính đa dạng trong đời sống văn hoá, sự chuyển tiếp và giao lưu văn hoá trong những thế kỷ III, IV sau Công nguyên tại mảnh đất Hội An.
Người dân Hội An đã rất thân quen với giọng hô ngọt ngào, hài hước khi xướng lời thai các con cờ Bạch Tuyết, Thái Tử, Ngũ dụm, Nhì bí, Xe, Tám giây (bát nứt)của anh hiệu Bài chòi Nguyễn Đán trong mỗi đêm phố cổ. Anh Đán 55 tuổi, người ấp Hậu Xá, làng Thanh Hà, có nghệ danh là Lương Đán và đã có 15 năm gắn bó với hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Bài chòi.
Không chỉ là những con tò he, hòn binh hay vật dụng bằng đất nho nhỏ như xưa, bây giờ làng gốm Thanh Hà làm nên “duyên gốm” với công viên đất nung, với những sản phẩm mới đa dạng về mẫu mã từ chính vật liệu cũ và không gian vẫn như trăm năm trước...
(ICTPress) - Ngày 27/9, tại Hà Nội, Đèn lồng Hội An sẽ được tôn vinh là 1 trong 50 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013. Người dân Hội An rất tự hào đón chào sự kiện này.