Hệ thống bảo tàng chuyên đề và nhà trưng bày được đánh giá là “sản phẩm du lịch” đặc trưng ở Hội An. Hiện nay, với 6 bảo tàng và nhà trưng bày đang hoạt động ngay trong khu phố cổ, Hội An đã tạo ra một không gian du lịch, khám phá văn hóa thu nhỏ thuận tiện cho du khách khi đến tham quan phố cổ, góp phần quảng bá, giới thiệu rộng rãi hình ảnh di sản văn hóa thế giới đến với công chúng trong và ngoài nước.
Sau một thời gian điền dã, nhóm những nhà nghiên cứu văn hóa Chăm với sự tài trợ từ Quỹ Tín thác Nhật Bản và Tổ chức UNESCO, một cuộc trưng bày di động trong cộng đồng với chủ đề “Từ nguồn xuống biển - Vết tích Chăm xứ Quảng” đã bắt đầu…
Thật ra không phải đến năm 2008 Hội An mới được công nhận là thành phố. Trong chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của mình đã từng không ít lần danh xưng thành phố đã được dùng để gọi/chỉ vùng đất Hội An, nơi sớm có sự phát triển về buôn bán, thương nghiệp - ngoại thương. Sự gọi tên như thế này cũng đã từng được chính danh bởi nhà nước hoặc bởi sự công nhận - thừa nhận của nhiều người, một tiêu chí khá quan trọng trong việc đánh giá mang tính dân gian về sự phát triển theo hướng thành phố - đô thị hóa tại các vùng, miền cụ thể.
Yến là loài chim quý sống trên đảo Cù Lao Chàm (TP.Hội An). Yến sào là đặc sản ẩm thực giàu dinh dưỡng và cao cấp, từng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách thành phố và tỉnh. Tuy nhiên đặc sản này đến nay vẫn chưa phát triển thành sản phẩm du lịch.
(QNO) - Múa thiên cẩu là loại hình múa linh vật lưu truyền tại Hội An từ lâu đời, thường được múa vào dịp Trung thu và Tết Nguyên đán. Thiên cẩu có nghĩa là chó nà trời, là một linh vật mang tính huyền thoại với những đặt điểm khác thường. Với mục đích để từ tà ma, tuy nhiên do biến động của lịch sử, loại hình này một thời đã mai một, nay được phục dựng và phổ biến tại Hội An.
Dù nằm trong không gian Văn hóa Sa Huỳnh, nhưng gần 15 năm sau ngày giải phóng, Hội An vẫn là vùng trắng trên bản đồ khảo cổ nói chung, về Văn hóa Sa Huỳnh nói riêng. Tuy vậy, dựa vào thành tựu 10 năm nghiên cứu khảo cổ về Tiền - Sơ sử Xứ Quảng từ sau ngày giải phóng, với sự mẫn cảm khoa học, các nhà nghiên cứu đã nhận định khả năng tiềm tàng về di tích Văn hóa Sa Huỳnh trong lòng đất Hội An. Mùa điền dã khảo cổ năm 1989 của các cán bộ Trung tâm Văn hóa Việt Nam thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội) và Ban Quản lý Di tích Hội An đã chứng minh nhận định này qua 03 di tích được phát hiện. Từ năm 1993 - 1995, với sự tài trợ của TOYOTA FOUNDATION, dự án nghiên cứu “Khai quật khảo cổ học về di tích Văn hóa mộ chum Sa Huỳnh ở thị xã Hội An” được thực hiện. Qua thực hiện dự án này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm nhiều di tích Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An. Đồng thời kết luận Hội An là nơi có mật độ phân bố di tích Văn hóa Sa Huỳnh khá dày đặc và có giá trị cao về mặt khảo cổ học.
Như một con tàu neo giữa lòng sông Thu Bồn, Cẩm Nam là một hòn cù lao nhỏ nằm cạnh phố cổ Hội An, được bao bọc xung quanh bởi sông nước từ các nhánh sông ở hạ lưu Thu Bồn trĩu nặng phù sa, tạo nên một vùng đất màu mỡ, trù phú, nuôi sống người dân nơi đây bằng các sản vật mà thiên nhiên ban tặng như hến, cá, tôm nước lợ, sắn, khoai, bắp bãi bồi…
Với vị thế là cụm đảo ven bờ, lại có nguồn tài nguyên trên rừng, dưới biển vô cùng phong phú nên từ thời Tiền Sơ sử, Cù Lao Chàm đã có con người sinh sống. Tại đây, bên cạnh nông nghiệp và lâm nghiệp, ngư nghiệp là sinh kế chính của người dân địa phương. Vì thế, đánh bắt thủy hải sản là nghề có truyền thống lâu đời, gắn liền với đời sống của cư dân xã đảo từ bao đời nay.
Từ sau tết Nguyên đán, khắp nơi các làng xã ở Hội An đều rộn ràng với lễ cúng cầu an (kỳ yên), lễ cúng đất và lễ cúng liên quan đến nghề nghiệp (cầu bông, cầu ngư hoặc cúng tổ nghề) - cả 3 lễ cúng này được tổ chức cùng ngày, hợp thành một lễ hội lớn đầu năm - Lễ hội mùa xuân. Riêng đối với cộng đồng cư dân người Hoa thì chỉ tập trung cúng tế vào ngày Tết Nguyên tiêu - ngày 16 tháng giêng.
Phố Hội An từ xưa vốn là nơi đô hội, khách thương hồ tứ xứ và khách buôn nước ngoài tập trung đông. Tại đây cũng có nhiều thương khách nước ngoài thường xuyên cư trú, đông nhất là khách Trung Hoa, Nhật Bản và một số nước phương Tây. Đô hội và đông đúc như vậy thì cộng đồng cư dân Hội An xưa đã đón tết như thế nào?
Mặc dù là một đảng bộ còn non trẻ, số lượng đảng viên ít, nhưng với sự nhạy bén, linh hoạt, Đảng bộ Quảng Nam đã lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh khởi nghĩa thành công trong mùa thu cách mạng năm 1945.
Năm 1927, đồng chí Phan Thêm (tức Cao Hồng Lãnh) thành lập tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội An tại nhà Đức An, số 129 Trần Phú hiện nay. Sự kiện này đã mở ra một thời kỳ đầu tiên cho phong trào cách mạng ở Hội An. Dưới các tác động của sự ra đời Tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tỉnh Đảng bộ lâm thời Quảng Nam, vào tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của Hội An ra đời gồm 4 thành viên là đồng chí Hà Mùi - Bí thư Chi bộ và các thành viên là đồng chí Huỳnh Lắm, Trần Thị Dư, Nguyễn Vỹ. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về những thành viên Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Hội An như một sự tưởng niệm, tri ân với những người đã góp công quan trọng gieo những hạt giống đỏ đầu tiên cho phong trào cách mạng Hội An.
Bước ngoặt cách mạng - Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27.1.1973), phong trào cách mạng miền Nam có nhiều chuyển biến. Trước tình hình đó, Đảng bộ Quảng Nam và Đảng bộ Quảng Đà mở Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X đề ra phương hướng nhiệm vụ mới. Đây là kỳ đại hội cuối cùng trong chống Mỹ, tạo bước ngoặt quan trọng hướng đến giải phóng quê hương.
Một thời đã sống - Dẫu rằng không ai muốn lịch sử dân tộc phải chịu nhiều thương đau, song thế hệ cô Phan Thị Thảo (Hội Tù yêu nước TP.Đà Nẵng) vẫn luôn tự hào về một thời mình đã sống.
Vững vàng trên mặt trận tư tưởng - Tháng 1.1960, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV diễn ra tại thôn Adhur (A Duân) thuộc huyện Bến Hiên (nay là huyện Đông Giang). Đối với công tác tư tưởng, Đại hội nhấn mạnh: “Ở đồng bằng vừa tuyên truyền vừa móc nối xây dựng lại cơ sở đảng, rút thanh niên xây dựng lực lượng vũ trang. Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ hàng đầu trong thời gian đến”. Từ đây, bộ máy Ban Tuyên huấn được thành lập lại, đánh dấu bước ngoặt quan trọng về mặt tổ chức, mở ra thời kỳ hoạt động và đóng góp mới của ngành đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Cuối năm 1962, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy cũng được tách thành hai. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Nam do đồng chí Trần Minh Mẫn làm Trưởng ban. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Đà do đồng chí Hà Kỳ Ngộ làm Trưởng ban. Mặc dù tách làm hai nhưng công tác tuyên huấn ở hai tỉnh vẫn luôn có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được cấp ủy và nhân dân giao phó.
Trong những thế kỷ XVI-XIX, Hội An là một trung tâm kinh tế lớn của Đàng Trong, là một trong những thương cảng mậu dịch quốc tế phồn thịnh bậc nhất ở khu vực. Chính vì vậy, Hội An cũng là cửa ngõ của sự giao lưu, tiếp nhận nhiều nền văn hóa lớn ở bên ngoài, từ phương Đông đến phương Tây, của những tôn giáo lớn trên thế giới, trong đó có Thiên Chúa giáo.
Vững vàng trên mặt trận tư tưởng
Đi theo "Đường Kách mệnh"