Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

Di sản văn hóa cộng đồng làng xã từ góc nhìn Sinh thái – Nhân văn

Di sản văn hóa cộng đồng làng xã từ góc nhìn Sinh thái – Nhân văn

  •   14/08/2017 09:21:00 PM
  •   Đã xem: 966
  •   Phản hồi: 0

Ở Việt Nam xưa, Làng - vốn là từ Nôm, chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất của người nông dân. Xã - vốn là từ Hán - Việt, chỉ đơn vị hành chính nhỏ nhất của nhà nước phong kiến. Làng - xã là hệ thống ghép của một thực thể địa cư chịu sự điều hành của lưỡng quyền gồm: Bộ máy quản lý nhà nước (xã trưởng/lý trưởng) và tổ chức tự quản (làng, họ). Tựu chung gồm bộ máy hành chính - Chức dịch và bộ máy tự quản - Sắc mục, gọi chung là chức sắc, tuy có phân biệt nhưng quan hệ mật thiết với nhau trong chức năng quản lý làng - xã.

Một số lễ tục trong sản xuất nông nghiệp ở Hội An

Một số lễ tục trong sản xuất nông nghiệp ở Hội An

  •   07/08/2017 11:31:00 PM
  •   Đã xem: 1221
  •   Phản hồi: 0

Hội An, vùng đất nằm ở vùng cửa sông - ven biển, thuộc hạ lưu, tả ngạn sông Thu Bồn, là đầu mối giao thông đường thủy của cả hệ thống sông ngòi ở Quảng Nam. Cư dân Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung phần lớn dựa vào nền kinh tế nông nghiệp là chính, do đó những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống của người dân Hội An, Quảng Nam. Trong bài viết này giới thiệu một số lễ tục trong sản xuất nông nghiệp ở Hội An.

Lưu giữ di sản đô thị

Lưu giữ di sản đô thị

  •   07/08/2017 10:09:00 PM
  •   Đã xem: 2319
  •   Phản hồi: 0

Quá nhiều sự thay đổi trong tiến trình phát triển đô thị khiến câu chuyện lưu giữ di sản ở nhiều vùng đất luôn phải đặt trong tình trạng báo động. Ở Quảng Nam, nơi đang hình thành rất nhiều dạng đô thị, thì càng cần thiết phải nhận diện đầy đủ các di sản đô thị, từ kiến trúc - văn hóa - xã hội, để bảo tồn và phát huy giá trị nhằm tạo nên bản sắc của đô thị trong phát triển bền vững.

Kỷ niệm vùng ven với nhà văn - chiến sĩ Chu Cẩm Phong

Kỷ niệm vùng ven với nhà văn - chiến sĩ Chu Cẩm Phong

  •   07/08/2017 09:14:00 PM
  •   Đã xem: 933
  •   Phản hồi: 0

Sau tết Mậu Thân (1968), vùng giải phóng của tỉnh Quảng Đà và vùng ven thị xã Hội An bị càn quét dữ dội. Hằng ngày, máy bay Mỹ thả bom, làng xóm xơ xác. Ban đêm đại bác từ các căn cứ Núi Chúa (Quế Sơn), Lai Nghi (Cẩm Hà) và trên tàu chiến Hạm đội bảy của Mỹ ở ngoài biển bắn phá ác liệt. Trực thăng Mỹ đổ bộ càn quét, lùng sục, lấn sâu vào vùng giải phóng, nhằm thực hiện chiến dịch “Tìm diệt” quân giải phóng.

Tính quy mô và hoàn chỉnh của Đô thị thương cảng quốc tế Hội An

Tính quy mô và hoàn chỉnh của Đô thị thương cảng quốc tế Hội An

  •   31/07/2017 09:59:00 PM
  •   Đã xem: 2028
  •   Phản hồi: 0

Trong thời Tiền - Sơ sử đến Cổ - Trung, Cận đại, Cửa Đại (Đại Chiêm Hải khẩu) luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hội An và Xứ Quảng. Độ rộng và sâu của cửa biển này rất thích ứng với thời kỳ thuyền buồm ở cả phương Đông và phương Tây

Phố cổ và cấu trúc không gian khu vực Hội An

Phố cổ và cấu trúc không gian khu vực Hội An

  •   27/07/2017 05:41:00 AM
  •   Đã xem: 3580
  •   Phản hồi: 0

MỞ ĐẦU
Qua các thư từ của từ thời Châu Ấn thuyền còn để lại, chúng tôi đã xác định được trong khoảng thời gian 31 năm Khánh Trường thứ 9 (năm 1604) cho tới năm Khoan Vĩnh thứ 12 (năm 1635, năm thực thi chính sách “đóng cửa, sakoku”), có ít nhất 356 con thuyền của người Nhật Bản đã qua lại các khu vực thuộc Đông Nam Á .

Sự hình thành và phát triển khu phố Hội An (Qua tự liệu: Văn bia, thư tịch và khảo cổ học)

Sự hình thành và phát triển khu phố Hội An (Qua tự liệu: Văn bia, thư tịch và khảo cổ học)

  •   26/07/2017 11:42:00 PM
  •   Đã xem: 9403
  •   Phản hồi: 0

Mở đầu
Hội An là một thị xã nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam (miền Trung Việt Nam), có diện tích khoảng 60km2 với dân số 77.000 người (số liệu năm 1998). Đô thị cổ này nằm cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km về phía Nam, là cảng thị hình thành bên bờ trái của sông Thu Bồn, con sông cung cấp nước cho phía Nam thị xã và cao nguyên miền Trung. Hội An được biết đến với tư cách là cảng mậu dịch quốc tế vào thế kỷ XVII, nơi đã từng tồn tại một khu phố Nhật Bản trong thời kỳ thương mại Châu ấn thuyền.

Một số cách tiếp cận mới trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản (qua nghiên cứu trường hợp khu di sản Hội An)

Một số cách tiếp cận mới trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản (qua nghiên cứu trường hợp khu di sản Hội An)

  •   24/07/2017 04:19:00 AM
  •   Đã xem: 1901
  •   Phản hồi: 0

1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, UNESCO đã công nhận nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên ở Việt Nam là di sản thế giới, dựa trên những giá trị nổi bật toàn cầu của mỗi loại hình di sản, phù hợp với các tiêu chí mà tổ chức này đưa ra.

Những thách thức của thành phố Di sản thế giới Hội An - thực trạng và giải pháp

Những thách thức của thành phố Di sản thế giới Hội An - thực trạng và giải pháp

  •   24/07/2017 03:33:00 AM
  •   Đã xem: 16536
  •   Phản hồi: 0

1. Đặt vấn đề
Thành phố Hội An nằm ở khu vực miền Trung - Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam, với diện tích 60km2, dân số hơn 92.000 người phân bố trên 9 phường, 4 xã, trong đó có 1 xã đảo. Tại đây, có một khu phố cổ minh chứng cho sự giao thoa giữa các nền văn hóa trong nhiều thế kỷ (từ thế kỷ XVI - XIX) được bảo tồn nguyên vẹn và UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới năm 1999 và vùng đảo Cù Lao Chàm - Hội An còn gìn giữ một hệ sinh thái trên cạn, dưới nước phong phú, đa dạng, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2009.

Mieu to nghe yen o Tra Quan (2)

Kết hợp khai thác kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển đảo nhìn từ các tư liệu Hán Nôm về nghề yến Thanh Châu ở Hội An

  •   23/07/2017 09:20:00 PM
  •   Đã xem: 1050
  •   Phản hồi: 0

Yến sào - tổ chim yến là một sản vật biển đảo quý hiếm, một loại thực phẩm siêu việt từ lâu đã là một cống phẩm dành riêng cho triều đình và là một mặt hàng xuất khẩu hàng đầu được thương nhân nhiều nước quan tâm.

Phố Nhật Bản ở Hội An qua nghiên cứu khảo cổ học

Phố Nhật Bản ở Hội An qua nghiên cứu khảo cổ học

  •   21/07/2017 03:30:00 AM
  •   Đã xem: 4882
  •   Phản hồi: 0

MỞ ĐẦU
Hội An là một cảng thị được hình thành ở cửa sông Thu Bồn, cách Đà Nẵng, thành phố lớn nhất của miền Trung Việt Nam 30km về phía Nam. Khu phố cổ có 3 con đường chạy theo hướng Đông Tây, ở đó từ đầu thế kỷ XIX đã xuất hiện những dãy nhà bằng gỗ. Cảng thị Hội An vừa có cảnh quan của một phố cảng vùng Đông Nam Á, lại vừa mang tính chất thị của một đô thị cổ Việt Nam. Bởi thế, vào năm 1985, cảng thị này đã được chính phủ Việt Nam công nhận là khu Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và năm 1999 đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Điều đáng chú ý là, ở cảng thị Hội An này đã từng tồn tại một khu phố “Phố Nhật Bản” vào thế kỷ XVII.

Thị dân và nghệ thuật dân gian

Thị dân và nghệ thuật dân gian

  •   20/07/2017 11:21:00 PM
  •   Đã xem: 1009
  •   Phản hồi: 0

Tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI-2017, nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật diễn ra mang ý hướng bảo tồn và phát huy các bộ môn nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Việt Nam nói chung, văn hóa - nghệ thuật địa phương Quảng Nam nói riêng trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế.

Thông tin về lịch sử văn - văn hóa làng/xã Thanh Hà qua một số tư liệu

Thông tin về lịch sử văn - văn hóa làng/xã Thanh Hà qua một số tư liệu

  •   16/07/2017 10:05:00 PM
  •   Đã xem: 1278
  •   Phản hồi: 0

Thanh Hà là một trong những làng/xã có diện tích khá rộng, nằm ở phía Tây và Tây Bắc của thành phố Hội An hiện nay. Đây là một trong những làng/xã được hình thành sớm ở Hội An, vào khoảng thế kỷ XVI-XVII. Trải qua quá trình lịch sử, đến dưới thời Nguyễn, làng Thanh Hà được phát triển mở rộng với 13 ấp gồm Hậu Xá, An Bang, Nam Diêu, Bộc Thuỷ, Thanh Chiếm, Bàu Súng, Bàu Ốc, Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Trảng Kèo, Cửa Suối, Cồn Động. Hiện nay, diện tích làng/xã Thanh Hà là địa bàn chính của phường Thanh Hà, xã Cẩm Hà và một phần phường Cẩm An. Nhiều di sản văn hóa của làng do các thế cư dân sáng tạo, vun đắp đã được công nhận, xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc đưa vào danh mục bảo vệ của thành phố Hội An.

Xom mo coi anh chup 2013 hi

Nguyễn Cho - một cơ sở cách mạng tin cậy

  •   10/07/2017 03:21:00 AM
  •   Đã xem: 954
  •   Phản hồi: 0

Đêm ngày 14/7/1967, quân và dân ta tấn công vào nhà lao Hội An – nhà lao Xóm Mới giải thoát hàng ngàn tù nhân khỏi chế độ giam cầm hà khắc của chính quyền Mỹ - ngụy. Một cuộc tấn công chớp nhoáng đã gây bất ngờ lớn cho địch, nhưng với ta, đó là cả một thời gian chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, từ lực lượng tham gia, công tác hậu cần, phương án tiếp cận và chiến đấu, … Đặc biệt, một trong những nguyên nhân quan trọng để có được thắng lợi này là ta đã xây dựng được một cơ cở cách mạng tin cậy ngay trong đội hình quân địch ở nhà lao Hội An. Cơ sở đó là ông Nguyễn Cho.

Mot goc Cu Lao Cham   hong Viet

Vị thế của Cù Lao Chàm trong hệ thống thương mại trên biển Đông qua một số tư liệu lịch sử

  •   04/07/2017 09:19:00 PM
  •   Đã xem: 1486
  •   Phản hồi: 0

Cù Lao Chàm trước đây với nhiều tên gọi Ciam pullo, Pulociampello, Tiêm Bích La, Chiêm Bất Lao... đã trở thành một địa chỉ nổi tiếng trong quá trình giao thương buôn bán của các nước trên biển đông và được ghi chép lại qua các tư liệu lịch sử của các học giả trong và ngoài nước.

Quang canh mot ho khai quat

Quá trình hình thành và phát triển của Hội An qua sự phân bố các di tích

  •   01/07/2017 02:51:00 AM
  •   Đã xem: 12799
  •   Phản hồi: 0

Mở đầu
Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí trung tâm của dải đất thuộc miền Trung Việt Nam. Đây cũng là nơi con sông Thu Bồn, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Lĩnh, đỉnh cao nhất của dãy Trường Sơn hùng vĩ, đổ ra biển Đông. Dãy Trường Sơn nổi tiếng từ xưa với những nguồn lâm sản phong phú đặc biệt là những sản vật quý hiếm của vùng Nam Trung bộ Việt Nam như quế, trầm hương… Trong bối cảnh đó, vùng Quảng Nam với thương cảng Hội An cũng được biết đến như một nơi tập trung những sản vật quý hiếm này. Hơn thế nữa, từ khi hệ thống giao thương của Trung Quốc nối liền với vùng Tây Nam Á, Hội An còn đóng vai trò rất lớn với tư cách là một bến đỗ, một trạm trung chuyển quan trọng cho các đoàn thuyền buôn trên con đường giao thương này.

Người Nhật ở Hội An thế kỷ XVI - XVII

Người Nhật ở Hội An thế kỷ XVI - XVII

  •   29/06/2017 12:11:00 AM
  •   Đã xem: 3922
  •   Phản hồi: 0

Cuối thế kỷ XVI, nhà Nguyễn đã thiết lập quyền lực chính trị của mình ở Đàng Trong. Với những chính sách tích cực đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Lúc này, nhiều cảng thị hình thành ven dải đất miền Trung, mà Hội An là thương cảng nằm bên con đường thương mại quốc tế sôi động đương thời, thu hút thương thuyền từ Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật… đến buôn bán.

Xây dựng thương hiệu cho lá Lao ở Cù Lao Chàm

Xây dựng thương hiệu cho lá Lao ở Cù Lao Chàm

  •   25/06/2017 10:42:00 PM
  •   Đã xem: 1116
  •   Phản hồi: 0

Cùng với các hoạt động khai thác kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, trải qua quá trình phát triển lịch sử người dân ở Cù Lao Chàm cũng đã tích hợp nên một truyền thống văn hóa ẩm thực có nhiều nét riêng, gắn với môi trường biển đảo. Một trong những biểu hiện của truyền thống này là sự phát hiện và sáng tạo nên một loại nguyên liệu không ở đâu có dùng để nấu nước uống hàng ngày là lá Lao.

Làng Thanh Nam  trong tài liệu điều tra về làng xã ở Quảng Nam năm 1941-1943

Làng Thanh Nam trong tài liệu điều tra về làng xã ở Quảng Nam năm 1941-1943

  •   19/06/2017 10:05:00 PM
  •   Đã xem: 1175
  •   Phản hồi: 0

Trong quá trình điều tra về làng xã ở Quảng Nam vào năm 1941-1943, Viện Viễn Đông bác cổ đã tiến hành điều tra nhiều làng xã ở Quảng Nam, trong đó có nhiều làng xã ở Hội An gồm có Điển Hội (Hội An), Cẩm Phô, Minh Hương, Sơn Phong, Sơn Phô, Để Võng, Thanh Hà, Thanh Nam, Thanh Đông, Tân Hiệp và An Mỹ. Tài liệu về đợt điều tra này là bản viết tay liên quan đến các vấn đề của làng xã truyền thống, là một nguồn tư liệu quý cung cấp những thông tin về làng xã Việt Nam trước đây. Dưới đây là một số thông tin về làng Thanh Nam xưa mà tư liệu này đề cập.


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây