Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

Một "Phố Pháp" ở Hội An, tại sao không?

Một "Phố Pháp" ở Hội An, tại sao không?

  •   13/06/2017 03:57:00 AM
  •   Đã xem: 1351
  •   Phản hồi: 0

Người Pháp đã để lại một kiểu thức kiến trúc ở Việt Nam, mà phổ biến là phong cách kiến trúc Pháp thời thuộc địa (còn gọi là phong cách Pháp thời Đông Dương) - kéo dài cả thế kỷ (từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20). Bên cạnh những di tích kiến trúc ở Hà Nội, Sài Gòn thì ở Đà Nẵng, Hội An các di tích kiến trúc mang phong cách kiến trúc Pháp thời thuộc địa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cũng đã tô điểm thêm những nét đặc sắc của thẩm mỹ cảnh quan đô thị.

images1351523 45 2

Rủ nhau chơi hội bài chòi...

  •   12/06/2017 05:58:00 AM
  •   Đã xem: 2155
  •   Phản hồi: 0

Với những giá trị văn hóa đặc sắc, nghệ thuật bài chòi dân gian đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đang được lập hồ sơ để đệ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI - 2017 tiếp tục tôn vinh loại hình nghệ thuật này bằng một cuộc liên hoan hô hát bài chòi, hội tụ các tỉnh thành khu vực Nam Trung Bộ. Ở Quảng Nam, nghệ thuật bài chòi vẫn có một sức sống đáng kể…

Món ngon từ con vọp (dọp) quê tôi

Món ngon từ con vọp (dọp) quê tôi

  •   12/06/2017 05:19:00 AM
  •   Đã xem: 3264
  •   Phản hồi: 0

Cẩm Thanh quê tôi là xã vùng ven biển, nằm cách trung tâm thành phố Hội An chừng 3km về phía Đông Nam. Theo số liệu thống kê năm 2003, Cẩm Thanh có tổng diện tích tự nhiên là 879,51ha, dân số khoảng 6.574 người, chia thành 8 thôn. Nằm ở địa thế bốn bề sông nước, khí hậu nơi đây mang tính đặc trưng của khí hậu ven biển, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, các tháng còn lại mưa ít và khô hạn. Địa hình Cẩm Thanh thuộc dạng địa hình ven biển, bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt và là vùng đất nằm ở nơi hợp lưu của hạ nguồn sông Thu Bồn, Để Võng, Trường Giang. Vùng đất xã Cẩm Thanh thường xuyên nhiễm mặn, đây không chỉ là điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển mà còn là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thủy sản, trong đó có loài vọp (con vọp) mà dân gian hay gọi là con dọp.

song co co o khu vuc Tra Qu

Vai trò của sông Cổ Cò với thương cảng Đà Nẵng – Hội An trong lịch sử

  •   07/06/2017 03:52:00 AM
  •   Đã xem: 2832
  •   Phản hồi: 0

Sông Cổ Cò có chiều dài khoảng 27,5 km, còn được gọi là sông Bãi Dài, sông Dài, sông Hà Sấu, sông Bến Trễ, sông Đế Võng,… còn trong các thư tịch của triều Nguyễn thường ghi là Lộ Cảnh Giang. Đây là con sông nổi tiếng trong lịch sử ngoại thương của xứ Đàng Trong trước đây, nối liền tiền cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An sầm uất từ thế kỷ XVI đến XVIII. Cuối thế kỷ XIX, sông Cổ Cò bị bồi lấp, gãy đứt thành nhiều đoạn, do vậy việc thông thương giữa hai cảng thị nổi tiếng này trở nên khó khăn.

Nghề trồng dâu, ươm tơ ở Cẩm Kim trước năm 1975 qua thông tin tham vấn cộng đồng

Nghề trồng dâu, ươm tơ ở Cẩm Kim trước năm 1975 qua thông tin tham vấn cộng đồng

  •   05/06/2017 10:41:00 PM
  •   Đã xem: 1094
  •   Phản hồi: 0

Cẩm Kim hay còn gọi là Kim Bồng vào trước năm 1945 là một vùng đất cồn bãi thuộc hạ lưu sông Thu Bồn, có nền kinh tế phát triển mạnh với sự đa dạng về cơ cấu ngành nghề gồm nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, buôn ghe bầu, buôn nguồn, các nghề thủ công: mộc, nề, dệt chiếu, trồng dâu ươm tơ… Trong đó, nghề trồng dâu, ươm tơ khá phát triển trong giai đoạn trước năm 1954 và hiện nay đã không còn. Nhằm có một cái nhìn đầy đủ về các ngành nghề thủ công đã phát triển trong lịch sử của Cẩm Kim, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin về nghề trồng dâu ươm tơ thu thập được từ những người đã tham gia làm nghề và sống lâu năm ở đây.

Một số di tích khảo cổ học thời Tiền - Sơ sử ở Hội An được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Một số di tích khảo cổ học thời Tiền - Sơ sử ở Hội An được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia.

  •   29/05/2017 11:05:00 PM
  •   Đã xem: 1269
  •   Phản hồi: 0

Thành phố Hội An với địa hình vừa có đất liền vừa có hải đảo, lại nằm ở vị trí thuận lợi về nhiều mặt nên từ rất sớm Hội An trở thành nơi định cư, sinh sống của nhiều lớp cư dân, liên tục qua các thời kỳ lịch sử.

Thông tin về di tích Nghĩa Từ ở Minh An

Thông tin về di tích Nghĩa Từ ở Minh An

  •   24/05/2017 05:36:00 AM
  •   Đã xem: 1269
  •   Phản hồi: 0

Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn là một trong những nếp sinh hoạt văn hóa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tại Hội An, tín ngưỡng này thấm sâu vào trong đời sống văn hóa dân gian của cộng đồng cư dân không chỉ đối với người Việt mà còn đối với cả người làng Minh Hương, người Hoa.

IMG 1841 207x400

Dấu ấn Hội An – Quảng Nam qua di sản tư liệu châu bản triều Nguyễn

  •   24/05/2017 05:13:00 AM
  •   Đã xem: 2115
  •   Phản hồi: 0

Lời tác giả: Quảng Nam là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh nhiều người con ưu tú, cũng là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai Di sản thế giới là phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Nhân dịp Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức một triển lãm với chủ đề “Hội An-Quảng Nam – Những dấu mốc lịch sử qua di sản tư liệu thế giới”. Đây là sự kiện đặc biệt có ý nghĩa, lần đầu tiên hai Di sản tư liệu cấp quốc tế là Châu bản triều Nguyễn và Mộc bản triều Nguyễn được giới thiệu trưng bày tại Hội An. Nhiều phiên bản tài liệu lưu trữ gốc, tiêu biểu, đặc sắc về Hội An và Quảng Nam sẽ được giới thiệu trong triển lãm này. Triển lãm khai mạc ngày 6/6/2017 tại Bảo tàng Hội An, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam. Để công chúng nói chung và người dân Hội An-Quảng Nam nói riêng hiểu hơn về thành phố di sản xinh đẹp này, chúng tôi xin giới thiệu một số dấu ấn của Hội An-Quảng Nam qua Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn.

Nghề thúng chai ở Cẩm Kim - Hội An

Nghề thúng chai ở Cẩm Kim - Hội An

  •   21/05/2017 10:11:00 PM
  •   Đã xem: 2707
  •   Phản hồi: 0

Nằm ở vùng ven thuộc thành phố Hội An, Cẩm Kim là vùng đất được bồi đắp từ phù sa của những nhánh sông Thu Bồn, tạo nên khung cảnh của một làng quê thanh bình được bao bọc bởi sông nước, ruộng đồng nên từ lâu vùng quê này là nơi tập trung của khá nhiều nghề truyền thống của Hội An nói riêng, của tỉnh Quảng Nam nói chung như nghề đánh bắt trên môi trường sông nước, nghề đan thúng chai, nghề dệt chiếu, nghề làm mì lá, nghề làm bánh tráng,.. và đặc biệt là nghề mộc với nghề mộc xây dựng, mộc gia dụng và mộc đóng ghe rất nổi tiếng làm nên thương hiệu mộc Kim Bồng được biết đến không chỉ ở Hội An mà còn ở một số nơi như Đà Nẵng, Huế... Trong đó, nghề đan thúng chai là một nghề được hình thành từ khá sớm ở Cẩm Kim bởi sản phẩm của nghề là phương tiện gắn liền và phục vụ đắc lực cho nghề đánh bắt ở môi trường sông nước của một số xã vùng ven Hội An và khu vực lân cận.

Di tích Thanh Minh từ của làng Minh Hương Hội An

Di tích Thanh Minh từ của làng Minh Hương Hội An

  •   17/05/2017 11:58:00 PM
  •   Đã xem: 1661
  •   Phản hồi: 0

Xuất phát từ một số nguyên nhân trong lịch sử, một bộ phận người Hoa đã di cư đến Hội An để cư trú, làm ăn, dần định cư và thành lập nên tổ chức cộng đồng với tên gọi là xã Minh Hương.

TINH YEU DI SAN 130317

Tình yêu với di sản

  •   16/05/2017 10:24:00 PM
  •   Đã xem: 1057
  •   Phản hồi: 0

Từ cách đây hàng trăm năm, cùng với thương nhân nhiều nước khác, những người Nhật đã đến Hội An giao thương buôn bán và góp phần kiến tạo nên những giá trị của đô thị cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là DSVH thế giới. Ngày nay, những người Nhật của thế kỷ 21 lại tìm đến Hội An để góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị ấy.

NU TU YEU NUOC 270317

Ký ức nữ tù yêu nước ở Hội An

  •   16/05/2017 10:17:00 PM
  •   Đã xem: 1059
  •   Phản hồi: 0

Trước vận mệnh lịch sử của quê hương, đất nước, những người phụ nữ Hội An đã kiên cường, bất khuất, chiến đấu với kẻ thù. Trong số họ, nhiều người đã hy sinh vì Tổ quốc và cũng nhiều người chịu cảnh lao tù, để rồi, ngày trở về với quê hương, đến giờ đây, sau 42 năm giải phóng, trong họ vẫn còn hiện nguyên bao ký ức không thể nào quên.

Vài nét về quá trình lập làng/xã với nghề truyền thống ở Hội An

Vài nét về quá trình lập làng/xã với nghề truyền thống ở Hội An

  •   03/05/2017 09:39:00 PM
  •   Đã xem: 1054
  •   Phản hồi: 0

Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây. Trong phạm vi của chuyên khảo này chúng tôi chỉ xin nêu vài nét về quá trình lập làng/xã với nghề truyền thống Hội An góp phần minh chứng.

Vài thông tin về di tích đình làng Thanh Tây

Vài thông tin về di tích đình làng Thanh Tây

  •   24/04/2017 11:04:00 PM
  •   Đã xem: 1326
  •   Phản hồi: 0

Trong lịch sử khai phá vùng đất mới của cư dân Đại Việt tại Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cùng với quá trình thành lập làng xã là việc xây dựng các thiết chế văn hóa tín ngưỡng, trong đó có đình làng, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, tâm linh với ước nguyện cuộc sống được bình yên. Đình làng Thanh Tây cũng được hình thành trên cơ sở đó. Theo tư liệu, Thanh Tây xưa là một giáp của làng Thanh Châu, Tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang.

Hình tượng rồng trên di tích kiến trúc ở Hội An

Hình tượng rồng trên di tích kiến trúc ở Hội An

  •   24/04/2017 10:46:00 PM
  •   Đã xem: 3979
  •   Phản hồi: 0

Bao đời nay, người Việt luôn tự hào mình là “con rồng cháu tiên”, nên họ xem rồng là vật linh, là biểu tượng của sự tôn quý, thần thông quảng đại và ví rồng với khí phách của bậc đế vương. Từ đó mà hình tượng con rồng được sử dụng trang trí khá nhiều trên cung đện, đền đài, lăng tẩm của các bậc vua chúa. Nhưng theo thời gian, hình tượng con rồng cũng được sử dụng một cách khá phổ biến trong dân gian. Ở Hội An, vượt ra khỏi khuôn khổ cung đình, rồng đã “leo lên” mái đình làng, ẩn mình trong các bình sứ, quấn trên những cột đình rồi cuộn tròn trong lòng các bát đĩa, đôi khi lại trở thành môn thần gác cửa cho các điện thờ của các bậc thánh, thần.

Mat cua xu ly

Tín ngưỡng thờ môn thần của người Hoa ở Hội An

  •   20/04/2017 11:19:00 PM
  •   Đã xem: 3061
  •   Phản hồi: 0

1- Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Môn thần
Theo các học giả Trung Quốc, khởi nguyên của tín ngưỡng thờ Môn thần bắt nguồn từ quan niệm sùng bái tự nhiên và quan niệm tín ngưỡng thần linh của con người thời kỳ nguyên thủy. Vào thời kỳ này, con người chủ yếu cư ngụ trong các hang động tự nhiên. Khi xã hội phát triển cao hơn, mới dần dần học được kỹ thuật dựng nên nhà cửa. Từ đây, ngôi nhà và con người có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Bởi ngôi nhà là nơi có thể phòng ngừa được thú hoang và địch hại, cũng là nơi có thể che mưa, che gió, cất giữ thực phẩm và tài sản... Cảm kích vì tác dụng to lớn này, mà trong tâm tưởng con người đã hình thành nên một vị thần của ngôi nhà để cúng tế, nhằm báo đáp ân đức. Đây chính là nguồn gốc đầu tiên của tín ngưỡng thờ Môn thần.

Tìm hiểu táng tục của người sa huỳnh từ các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An

Tìm hiểu táng tục của người sa huỳnh từ các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An

  •   20/04/2017 10:33:00 PM
  •   Đã xem: 2351
  •   Phản hồi: 0

Văn hóa Sa Huỳnh được hình thành và phát triển tới đỉnh cao trong thời đại kim khí miền Trung Việt Nam, được phát hiện lần đầu tiên năm 1909. Cho đến nay, nhiều vấn đề về nền văn hóa này vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, trong đó có vấn đền táng tục của cư dân Sa Huỳnh.

Giao thương Việt - Nhật, nhìn từ thương cảng Hội An

Giao thương Việt - Nhật, nhìn từ thương cảng Hội An

  •   20/04/2017 10:21:00 PM
  •   Đã xem: 1480
  •   Phản hồi: 0

Trong sử sách, thương cảng Hội An được đánh dấu mốc hình thành từ đầu thế kỷ XVI. Tuy nhiên, ít người biết rằng việc ra đời điểm giao thương quốc tế đầu tiên này của vùng đất Đàng Trong lại gắn với giai đoạn biến đổi lịch sử ở một đất nước cách xa hàng nghìn dặm: Nhật Bản.

Tổng quan về Đình làng ở Hội An

Tổng quan về Đình làng ở Hội An

  •   10/04/2017 11:57:00 PM
  •   Đã xem: 1537
  •   Phản hồi: 0

Trải bao thăng trầm, biến cố lịch sử để hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân Hội An - Xứ Quảng được xem là một trong những địa phương mẫu hình về hành xử trên từng bước đường hành tiến về phương Nam của dân tộc Việt. Điều đó được khẳng định trên nhiều mặt của cơ tầng - cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nơi đây. Trong phạm vi bài viết này xin giới thiệu tổng quan về đình làng, một loại hình thiết chế văn hóa giữ vai trò chủ đạo trong tín ngưỡng cộng đồng của hầu hết các làng - xã, thôn - ấp ở Hội An.


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây