Hội An là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa văn nghệ dân gian với nhiều loại hình đặc sắc, hấp dẫn như bài chòi, hò khoan, hát bội, sắc bùa, hò giã gạo, hò giã vôi...
Tư liệu Hán Nôm là một trong những nguồn tư liệu thành văn rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung, về Hội An, Quảng Nam nói riêng từ giữa thế kỷ XX trở về trước.
Làng Phước Trạch xưa thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, nay thuộc phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hiện chưa có tư liệu xác định chính xác quá trình thành lập làng Phước Trạch.
Chùa Cầu, tương truyền do thương nhân Nhật Bản ở Hội An xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, nên còn có tên gọi là cầu Nhật Bản.
Ở Hội An nói riêng, Việt Nam nói chung, quan hệ huyết thống là mối quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất và chặt chẽ nhất đối với con người trong cộng đồng làng - xã.
Từ cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, trên con đường di dân về phương Nam, một bộ phận cư dân có nguồn gốc từ vùng Bắc Trung bộ mà chủ yếu là Thanh Hóa, Nghệ An đã đến khai khẩn lập nên làng Thanh Hà ở Hội An, khai cơ lập nghiệp, hình thành nghề gốm ở làng Thanh Hà nổi tiếng ở miền Trung.
Kho tàng truyện kể dân gian sưu tầm được ở Hội An khá phong phú và bao gồm nhiều thể loại từ thần thoại, truyền thuyết đến cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, giai thoại,… Trong đó truyện kể liên quan đến biển đảo ở Hội An chiếm số lượng đáng kể.
Lê Quý Đôn, tự là Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê ở làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Lê Quý Đôn là một trong những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm các khảo cứu, nghiên cứu rất có giá trị trên nhiều lĩnh vực… Trong đó nhiều tác phẩm, công trình đã được dịch và in ấn, xuất bản như Phủ biên tạp lục, Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ … Nội dung dưới đây của bài viết xin thông tin một số sản vật - thổ sản ở Hội An, Quảng Nam được ghi chép, mô tả trong tác phẩm Phủ biên tạp lục do Viện Sử học viết lời giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2007.
Làng Thanh Hà là một trong những làng Việt được hình thành sớm ở Hội An. Dưới triều Nguyễn, làng Thanh Hà có diện tích rộng lớn với 13 xóm ấp trải rộng từ bờ bắc sông Thu Bồn đến dọc sông Để Võng và giáp biển.
Thanh Tây là một trong những làng thuộc Thanh Châu xưa. Hiện chưa có tư liệu để xác định chính xác quá trình thành lập làng.
Đến nay có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về nhà nho Nguyễn Thuật và các trước tác văn chương của ông đã được xuất bản trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu như: sách Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm (2005), Sống đẹp Hà Đình (2009) của Nguyễn Q. Thắng; bài viết Hà Đình Nguyễn Thuật: nhà văn hóa đất Quảng của Dương Văn Út xuất bản trên tạp chí Xưa Nay (2011), hay Hà Đình Nguyễn Thuật, một con người văn chương, nghệ thuật của nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam (2015)[1] ... Gần đây, tác giả Nguyễn Hoàng Thân trong bài viết Nhà nho Nguyễn Thuật với các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam và Trung Quốc in trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xứ Quảng số 11 (2018) đã hệ thống, giới thiệu một số tác phẩm, trước tác của nhà nho Nguyễn Thuật liên quan đến các thiết chế văn hóa tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có đề cập đến hai tác phẩm bia ký ở Hội An do nhà nho Nguyễn Thuật biên soạn, phủ chính. Qua khảo sát, tiếp cận tư liệu thực địa, bài viết này xin thông tin đến bạn đọc nội dung hai tác phẩm bia ký trên để cùng chia sẻ, cảm nhận về văn chương, con người tài hoa, đức độ “xứng đáng làm mẫu mực cho vạn thế”[2] này.
Khu phố cổ Hội An là một phức hợp đa dạng các loại hình di tích kiến trúc, mỗi loại hình đều mang một dáng vẻ riêng, độc đáo hòa quyện vào nhau làm nên cái hồn chung của phố cổ. Nhà thờ tộc là một trong những loại hình di tích khá độc đáo góp phần làm cho diện mạo kiến trúc, mỹ thuật phố cổ Hội An trở nên phong phú. Mỗi nhà thờ tộc tuy có những nét gần nhau về kiểu thức, về bố cục,… kiến trúc nhưng lại mang một vẻ đẹp rất riêng được thể hiện qua các đồ án trang trí mỹ thuật.
Cư dân làm nghề biển ở các bãi ngang, bãi dọc tại Cẩm An, Cửa Đại, ở Cù Lao Chàm cũng có các hình thức hát xướng dân gian phổ biến như ở nhiều địa phương như hát hò khoan đối đáp, hô hát bài chòi, hát ru, hát lý, hò chèo thuyền, hò ba lý… Các hình thức diễn xướng, hát hò này cũng tương tự như ở các nơi thuộc khu vực phố thị, nông thôn, có khác chăng là ở nội dung lời hát phản ảnh những vấn đề liên quan đến các địa phương và cộng đồng dân cư làm nghề biển. Tuy nhiên một loại hình diễn xướng chỉ có ở các cộng đồng dân cư làm nghề biển đó là hát bả trạo.
Yến sào (tổ chim yến ) là sản vật không những có giá trị kinh tế rất cao được ví như “vàng trắng” mà còn chứa những giá trị dinh dưỡng và y dược cực kỳ lớn. Bởi vậy, dưới thời phong kiến, đặc sản yến sào được xếp ở vị thứ đầu tiên trong bát trân theo thực đơn của các vua, chúa. Việc thu mua yến sào thuộc độc quyền của triều đình.
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên tại Hội An vào tháng 8/2002. Từ đó đến nay, lễ hội này trở thành hoạt động thường niên tại Hội An nhằm kỷ niệm mối quan hệ lâu đời, gắn bó thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hơn 400 năm trước, các thương nhân Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn, để lại nhiều dấu ấn minh chứng cho thời kỳ phát triển phồn vinh của thương cảng Hội An, làm tiền đề cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật sau này.
Sau khi vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa vào năm 1558, Nguyễn Hoàng đã nhận thấy vị thế quan trọng của vùng đất Quảng Nam và từng bước xác lập quyền lực chính trị, quân sự, phát triển kinh tế ở vùng đất mới: “Chúa thường để ý kinh dinh đất này. Đến đây, đi chơi núi Hải Vân, thấy một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”.
Ẩm thực Hội An rất phong phú, đặc trưng, tuy nhiên trải qua thời gian, có một số món ăn gần như đã dần mất hẳn trong dân gian. Chẳng hạn như món bánh muỗng, một món ăn nghe tên gọi rất xa lạ với nhiều người, nhất là đối với cộng đồng cư dân sống ở vùng ngoại thị, vì đây là món ăn chỉ có ở khu vực nội thị Hội An trước đây.
Thanh Hà là một làng được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử. Từ xa xưa, làng có mười ba ấp, gồm: Bộc Thủy, Hậu Xá, An Bang, Thanh Chiếm, Nam Diêu, Bầu Ốc, Trảng Sỏi (nay thuộc phường Thanh Hà), Đồng Nà, Bến Trễ, Trà Quế, Cửa Suối, Trảng Kèo (nay thuộc xã Cẩm Hà) và Cồn Động (nay thuộc phường Cẩm An). Nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được được dân cư làng Thanh Hà quan tâm, đầu tư xây dựng. Trên địa bàn xã Cẩm Hà ngày nay hiện còn nhiều di tích có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như: chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức (là các di tích cấp quốc gia), mộ Thượng thư Bộ binh Nguyễn Điển, mộ Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu (là các di tích cấp tỉnh) và các ngôi miếu xóm.
Đến Cẩm Phô hỏi nhà chú Nguyễn Vân, Tổ trưởng Tổ quản lý di tích đình Xuân Lâm và miếu Thần Nông, thì người dân nào cũng chỉ rõ được, vì những việc chú đã làm cho cộng đồng dân cư được bà con nơi đây khâm phục và tán dương nhiều lắm.
Với sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, vào thời kỳ Trung đại, Hội An trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất của xứ Đàng Trong, Việt Nam và của cả khu vực, thế giới. Trải qua những biến thiên lịch sử, ngày nay Hội An còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, cả về nội dung và loại hình, trong đó Khu phố cổ Hội An được đánh giá là một quần thể di tích kiến trúc - cư dân đô thị của thời Trung đại duy nhất còn lại hầu như nguyên vẹn ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa đang còn hiện hữu tại địa phương, thì nguồn tư liệu thành văn liên quan đến Hội An được lưu giữ, bảo quản tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các viện nghiên cứu ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trong đó bộ tư liệu Quảng Nam tỉnh tạp biên được xem là nguồn tư liệu quan trọng để nhận diện, nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.