Bị thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, Mỹ điên cuồng leo thang đánh phá miền Bắc bằng cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn với trận B.52 trong 12 ngày đêm (18 - 29/12/1972), quân, dân miền Bắc đã đập tan, đánh thắng một bộ phận quan trọng trong chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc - hậu phương lớn của cả nước.
Vào cuối thế kỷ XV, ngư¬ời Việt đã đặt chân lên đất Hội An để thực hiện việc khai hoang mở cõi. Từ đó, vốn mang trong mình truyền thống cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất, biết kế thừa và phát huy những thành tựu của các thời kỳ Tiền - Sơ sử, thời kỳ Champa trước đó kết hợp với quá trình giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới và biết tận dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên môi trường, bên cạnh việc khai hoang lập làng canh tác nông nghiệp, người Hội An còn linh hoạt sáng tạo một số ngành nghề truyền thống như ở các lĩnh vực nông, ngư, thương, tiểu thủ công bằng các nghề cụ thể như nghề yến Thanh Châu, nghề đánh bắt, chế biến thủy sản ở Võng Nhi, Đế Võng; nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà... nghề buôn, khai thác thổ sản,...
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về Hội An, trong bài “Quê hương” có đoạn:
Hội An chẳng là QUÊ
Mà là HƯƠNG, khổ thế
Quên QUÊ, ai có thể
HƯƠNG ư ? Ôi dễ gì!
Trong lịch sử hình thành các nền văn minh của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới thì những dòng sông luôn đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ những dòng sông chính là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ đời sống sinh hoạt dân cư, hoạt động sản xuất nông nghiệp, là môi trường khai thác, đánh bắt, nuôi trồng các loài thủy sản. Sông còn là những tuyến giao thông thủy huyết mạch để kết nối giao thương, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền…
Từ xưa, tại Hội An, Bà Mụ được thờ trong nhiều công trình tín ngưỡng như Cẩm Hà cung, Hải Bình cung của làng Minh Hương (dân gian thường gọi là chùa ông Chú và chùa Bà Mụ), miếu/lăng Bà Mụ làng Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), hội quán Phước Kiến,...
Theo từ điển Tôn giáo: “Tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí” [1].
Con hổ (cọp) là con vật đứng ở vị trí thứ 3 trong số 12 con giáp tương ứng với 12 Địa chi (Thập nhị địa chi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) theo quan niệm văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trong âm lịch, tháng Giêng là tháng Dần. Tháng và năm Dần theo Thiên can và Địa chi có: Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần và Nhâm Dần. Chu kỳ của mỗi năm can chi là 60 năm (Lục thập hoa giáp).
Tết Nguyên tiêu (tết Thượng Nguyên) là một trong những lễ tết quan trọng trong năm âm lịch không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Châu Á. Lễ tết này diễn ra vào rằm tháng Giêng, tức sau tết Nguyên đán không lâu nên không khí đón tết vui xuân vẫn còn rộn ràng, nô nức. Nhiều vùng miền còn gói bánh chưng, bánh tét, làm bánh da, bánh nổ,…
Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Cộng đồng cư dân Hội An nói riêng, cư dân Quảng Nam nói chung từ xưa đến nay có tục lệ dùng bánh tổ là một trong những lễ vật để cúng đưa ông Táo về trời (đêm 23/12 âm lịch) và trong dịp tết cổ truyền của dân tộc.
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa…
Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong năm, một trong những phong tục của người Việt từ xưa cho đến ngày nay. Dưới thời kỳ chúa Nguyễn ở Đàng Trong đến thời kỳ nhà Nguyễn, lễ Tết luôn được triều đình và nhân dân quan tâm, chú trọng. Qua các ghi chép, du ký của các thương nhân, nhà truyền giáo cùng với các sử liệu nhà Nguyễn, bài viết này giới thiệu một vài thông tin về lễ Tết thời kỳ các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và một số điển lệ quy định về lễ Tết của triều đình nhà Nguyễn.
Sắc phong (敕封) là loại hình văn bản hành chính trung ương cấp cao do Hoàng đế các triều đại quân chủ Việt Nam ban hành để ban thưởng, phong tặng, ban cấp chức tước, phẩm hàm, vật hạng, thần hiệu cho thần dân và thần kỳ. Nếu sắc phong sắc phong nhân vật có nhiều thay đổi về tên gọi, thể thức qua các triều đại thì sắc phong thần kỳ cơ bản có sự thống nhất chung.
Trong năm 2021, dù điều kiện thời tiết, thiên tai khắc nghiệt, đặc biệt đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát, diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân thành phố; trong đó các hoạt động công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa Hội An cũng bị ảnh hưởng lớn…
Sắc phong (敕封) là loại hình văn bản hành chính trung ương cấp cao do Hoàng đế các triều đại quân chủ Việt Nam ban hành để ban thưởng, phong tặng, ban cấp chức tước, phẩm hàm, vật hạng, thần hiệu cho thần dân và thần kỳ.
Tín ngưỡng thờ nữ thần là một trong những loại hình tín ngưỡng phổ biến trong xã hội Việt Nam, tín ngưỡng tôn thờ hình tượng người phụ nữ trên cơ sở truyền thống coi trọng vai trò người mẹ trong gia đình và xã hội người Việt.
Dưới thời kỳ các chúa Nguyễn (cuối thế kỷ XVIII) và triều Nguyễn, Cù Lao Chàm có tên gọi là phường Tân Hợp thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, Cù Lao Chàm là xã đảo Tân Hiệp thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Trong quá trình tổ chức bản thảo sách “Di sản Hán Nôm Hội An, Tập 6 - Sắc phong”, chúng tôi có cơ may tiếp cận được một bản sao sắc phong thần Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục. Qua khảo sát một số di tích tín ngưỡng ở Hội An, chúng tôi nhận thấy hiện có ít nhất 4 di tích thờ vị nhân thần này. Vậy Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục là ai? Ở Hội An tín ngưỡng thờ Phi Vận tướng quân Nguyễn Phục như thế nào? Bài viết này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề này.
Với mục tiêu phục hồi phong tục dựng cây nêu ngày Tết trên địa bàn thành phố, tạo nên sắc màu vui tươi, ấm cúng, trang trọng trong dịp xuân về; tôn vinh, đồng thời giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của Hội An với du khách trong nước và quốc tế, UBND thành phố đã có chủ trương phát động phục dựng cây nêu trên địa bàn thành phố tại Kế hoạch số 2309/KH-BTC, ngày 12/12/2011, về hoạt động Hội Tết dân tộc Nhâm Thìn -2012.
Đậu hũ còn gọi là tào/tàu phù, tào hũ, tào phớ, là món ăn ngọt dân dã, phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Ở mỗi nơi có tên gọi, cách chế biến khác nhau. Người Hà Nội gọi là tào phớ, Hải Phòng gọi là tào pha, Nghệ An gọi là tào phá, ở miền Trung gọi là đậu hũ, người miền Nam gọi là tào hũ,… Dù tên gọi ở mỗi vùng miền khác nhau nhưng đây là món ăn được nhiều người ưa thích.