Thuyền buồm Đông Dương (Voiliers d’Indochine) của J.B. Piétri - Giám đốc nha Ngư nghiệp Đông Dương là công trình chuyên khảo khá tỉ mỉ về ghe thuyền ở Đông Dương và khu vực lân cận được thực hiện vào những thập niên 30 và đầu 40 của thế kỷ 20.
Cây cau - Tân Lang (檳榔), tên khoa học là Areca catechu L., là loại cây nhiệt đới lâu năm, thuộc họ Dừa, quả dùng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và làm thuốc… Ở Việt Nam, cau được trồng nhiều nơi, đặc biệt là từ Thanh Hóa trở vào, quả cau là loại thổ sản đặc trưng, trở thành nguồn hàng xuất khẩu quan trọng từ xưa đến nay. Hình ảnh cây cau đã được khắc trên Anh đỉnh đúc năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng, hiện đặt trang trọng ở Thế Miếu, Hoàng thành Huế.
Người Hoa đã có mặt từ khá sớm ở Đàng Trong Việt Nam thông qua con đường giao thương. Tại Hội An, từ đầu thế kỷ 17 đã hình thành nên tổ chức xã hội của cộng đồng người Hoa cư trú dưới sự cho phép của các Chúa Nguyễn.
Vào các thế kỷ 17, 18, 19, Hội An, Quảng Nam nói riêng, Đàng Trong nói chung đã có sự hiện diện người Anh đến giao thương, buôn bán, truyền giáo,…
Xuyên suốt trong nhiều năm, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An gắn với du lịch theo hướng bền vững nhằm tạo động lực cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội là nhiệm vụ then chốt của thành phố.
Bảo tồn và phát triển là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết, biện chứng lẫn nhau trong hoạt động quản lý di sản. Bảo tồn là nguyên tắc bắt buộc của mọi di sản, trong khi phát triển là xu thế tất yếu của thời đại không chỉ riêng trên lĩnh vực này.
Đan thúng chai là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ khá sớm ở Quảng Nam nói chung, ở Hội An nói riêng bởi sản phẩm của nghề là phương tiện gắn liền và phục vụ cho nghề đánh bắt ở môi trường sông, biển của một số xã vùng ven Hội An và khu vực lân cận.
Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ XVI từ những cư dân ở phía Bắc của Đại Việt di cư đến khai hoang lập làng xã. Qua hàng trăm năm, người dân làng Trà Quế đã tận dụng những lợi thế về tự nhiên, đất đai và duy trì cách trồng rau truyền thống mà cha ông để lại nhằm tạo ra những sản phẩm rau sạch, hương vị đặc trưng riêng.
Kết quả các đợt khai quật, nghiên cứu khảo cổ học cho biết rằng cách đây trên 3.000 năm, Cù Lao Chàm là địa điểm sinh sống của cư dân Tiền Sa Huỳnh với nhiều dấu tích cư trú rõ rệt.
Thanh Hà là một trong những làng/xã hình thành sớm ở Hội An, vào khoảng thế kỷ XVI - XVII. Theo địa bạ làng Thanh Hà được lập vào thời vua Gia Long năm thứ 11 (1812), xã Thanh Hà thuộc tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Khánh/Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam dưới thời Nguyễn phát triển rộng lớn với 13 xóm ấp, gồm: Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Cửa Suối, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Bàu Súng, Đồng Nà, Trà Quế, Cồn Động, Bến Trễ.
Trước tình hình chiến tranh thế giới lần thứ hai diễn tiến theo hướng có lợi cho cách mạng nước ta, Ban Thường vụ Trung ương Đảng tổ chức hội nghị mở rộng tại Bắc Ninh để nhận định tình hình, dự báo sự thất bại của quân Pháp và phân tích tình hình khủng hoảng chính trị, kinh tế sau cuộc đảo chính của Nhật.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa thôi là mùa Trung thu lại trở về. Ở thành phố Hội An, không khí chuẩn bị cho lễ hội Tết Trung thu cũng đang rộn rã dần lên, mà rõ nét nhất là tiếng trống tập Thiên cẩu, lân âm vang gần xa như thúc giục lòng người. Đây cũng là thời điểm ráo riết của những người thợ làm đầu linh vật phục vụ cho các đội múa với đủ các kích cỡ và hình thức.
Ngày 16/7/2019, trên trang Google, tại biểu tượng Google Doodle(1) xuất hiện hình ảnh phố cổ Hội An với hình vẽ Chùa Cầu nổi bật giữa khuôn hình đã tạo sự chú ý và thích thú không chỉ của người dân phố Hội mà cả những bạn bè yêu quý mảnh đất này. Đây là lần đầu tiên hình ảnh phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới được vinh danh trên Google Doodle, mà trong đó hình vẽ Chùa Cầu được hiện ra như hình ảnh mang tính biểu trưng cho Khu Di sản văn hóa này.
Làng gốm Thanh Hà được công nhận là làng nghề cấp Tỉnh vào năm 2014, đến năm 2019, nghề gốm Thanh Hà được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 2695/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/8.
Nhà thờ tộc Huỳnh Đắc hiện tọa lạc tại số 46 đường Nguyễn Thị Minh Khai, khối Hoài Phô, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An. Tộc Huỳnh là một trong bốn tộc, cùng với tộc Nguyễn, Lê, Trần đã có công khai phá đất đai, lập nên làng Cẩm Phô xưa, một trong những làng xã được thành lập khá sớm ở Hội An trong lịch sử.
Do sự chi phối của các điều kiện về sinh thái - tự nhiên, về truyền thống và thói quen ăn uống mà mỗi vùng miền khác nhau thường có một số món ăn đặc hữu gắn với vùng đất và con người nơi đó.
Quế, tên khoa học là Cinnamomum sp., thuộc họ Long não (Lauraceae). Đây là loại cây nhiệt đới lâu năm lấy tinh dầu và làm thuốc.
Trên một khu đất ven đường Hải Thượng Lãn Ông (phường Tân An, thành phố Hội An) có một ngôi mộ nhỏ đơn sơ chỉ với một tấm bia bằng cẩm thạch, nấm mộ đắp bằng đất nằm khuất sau hàng cây và bên nhà dân, xung quanh ngôi mộ được trồng vài cây hoa trang đỏ, mặt bia mộ lại quay vào bên trong xưởng gỗ, hiếm người biết đây là nơi yên nghỉ của một “cầu tướng” trung phong Trần Văn Tứ đầy tài năng của bóng đá phố Hội nói riêng, tỉnh Quảng Nam, miền Trung nói chung trong thời kỳ thuộc Pháp.