Vào ngày 10/8/2019 (nhằm ngày mồng 10 tháng 7 năm Kỷ Hợi), tại Khu miếu tổ nghề gốm ở khối Nam Diêu, UBND phường Thanh Hà cùng cộng đồng cư dân làm nghề gốm đã tổ chức long trọng lễ giỗ tổ nghề gốm truyền thống của địa phương.
Ngày 26/7 và ngày 7/8 vừa qua, UBND thành phố Hội An ban hành quyết định số 1333/QĐ-UBND và số 1373/QĐ-UBND phê duyệt dự toán hỗ trợ sửa chữa hệ mái ngói âm dương nhà số 43 Phan Bội Châu thuộc phường Sơn Phong và nhà số 3/4 Nguyễn Huệ thuộc phường Minh An.
Ngày 26/7 vừa qua, UBND thành phố Hội An ban hành thông báo số 500/TB-UBND mời tham gia thi tuyển phương án thiết kế cải tạo Bảo tàng Hội An (hạng mục cảnh quan, ngoại thất) nhằm lựa chọn phương án tối ưu cho công trình đầu tư Cải tạo Bảo tàng Hội An, tạo thành điểm tham quan ấn tượng, hấp dẫn đối với du khách và nhân dân. Các yêu cầu đặt ra đối với phương án thiết kế cải tạo cảnh quan, ngoại thất bảo tàng là phải đảm bảo tiêu chí xanh; kiến trúc đặc trưng có sự kết nối hài hòa trong tổng thể chung của khu vực, hình thức ấn tượng nhưng đồng thời thể hiện những nội dung về lịch sử - văn hóa Hội An; có tính khả thi và sự bền vững.
Công tác đầu tư, tu bổ di tích là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quan tâm thực hiện thường xuyên nhằm bảo tồn lâu dài giá trị di sản văn hóa Hội An.
Di tích khảo cổ học Thanh Chiếm ở khối Thanh Chiếm, phường Thanh Hà, Hội An được phát hiện và đào thám sát vào tháng 7/1989. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầng văn hóa của di tích tương đối dày, chứa các di vật liên quan đến việc sinh sống, cư trú của cư dân Sa Huỳnh, Chăm pa và các lớp cư dân Hội An thời Đại Việt như đồ gốm Sa Huỳnh, gốm Chăm, gốm sứ Trung Quốc, gốm sứ Hizen của Nhật Bản và gốm đất nung Thanh Hà - Hội An.
Cùng với các cơ quan ban ngành của thành phố Hội An nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong thời gian qua Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có nhiều hoạt động thường xuyên để thu hút du khách đến tham quan các bảo tàng, di tích do đơn vị quản lý như phối hợp triển khai hệ thống thuyết minh tự động tại các bảo tàng, tuyên truyền quảng bá các bảo tàng, di tích trên các phương tiện thông tin nghe nhìn, tổ chức triển lãm và trình diễn nghề truyền thống tại một số bảo tàng nhân ngày quốc tế bảo tàng 18/5.
Cù Lao Chàm là một vùng biển đảo đặc biệt quan trọng trong lịch sử của vùng biển và hải đảo ven bờ khu vực miền Trung Việt Nam. Cù Lao Chàm không chỉ được thiên nhiên ban tặng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, mà còn có kho tàng di sản văn hóa phong phú. Vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển và khai thác du lịch sinh thái trên nền tảng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa tại Cù Lao Chàm là mục tiêu chiến lược trong thời gian tới.
Từ ngày 10 – 12/7/2019, tại Di tích Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội diễn ra khóa tập huấn “Giảm thiểu rủi ro thiên tai với di sản văn hóa”. Khóa tập huấn do Cục Di sản Văn hóa phối hợp với Văn phòng Đại diện UNESCO tại Hà Nội và Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các tài sản văn hóa (ICCROM) tổ chức với sự tham gia của 7 khu di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, các khu di tích, bảo tàng, thư viện và các đơn vị liên quan đến hoạt động ứng phó thiên tai, cháy nổ ở Việt Nam. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cử 02 cán bộ tham dự khóa tập huấn này.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan trong khu phố cổ, từ đầu năm 2019 đến nay, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 145 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong khu phố cổ, trong đó: Khu vực I: có 48 hồ sơ, Khu vực IIA: có 36 hồ sơ, Khu vực IIB: có 61 hồ sơ. Qua kiểm tra, khảo sát và xem xét hồ sơ, Trung tâm đã tham mưu để UBND thành phố giải quyết cấp phép 117 hồ sơ, hướng dẫn trả lời bằng văn bản và gởi lại 09 hồ sơ cho công dân tại Trung tâm Hành chính công thành phố Hội An, 19 hồ sơ còn lại chủ di tích xin rút để chỉnh sửa, bổ sung.
TTO - Trên trang chủ Google từ sáng nay 16-7, hình ảnh phố cổ Hội An với biểu tượng Chùa Cầu, hoa đăng xuất hiện tại bộ công cụ tìm kiếm đã gây thích thú cho nhiều người.
Vượt qua nhiều thành phố nổi tiếng khác thủ đô Tokyo của Nhật Bản hay Rome của Italy..., thành phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam - Việt Nam đã được tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Travel + Leisure bình chọn là điểm đến tuyệt vời nhất thế giới.
Vào ngày 12/7/2019, tại thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và Viện Social Life đồng tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Giao lưu văn hóa tại các thương cảng quốc tế thời trung đại ở Việt Nam và Đông Nam Á”. Tham dự Hội thảo, về phía tỉnh Quảng Nam có đại biểu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam; về phía thành phố Hội An có ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành thành phố Hội An và đặc biệt là hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Chiều ngày 09/07/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với các ban ngành của Thành phố và UBND phường Cẩm An tiến hành bàn giao mặt bằng thi công tu bổ các di tích trên địa bàn phường Cẩm An, gồm Lăng Ông, Lăng Thành Hoàng, Lăng Bà, Cụm 3 Lăng, Lăng Nghĩa Trủng và cải tạo cảnh quan tại cây Đa (xóm Chùa) ở khối An Bàng.
Thanh Châu là một trong những làng/xã được hình thành sớm ở Hội An. Trải qua quá trình lịch sử, làng/xã Thanh Châu được chia thành các làng/xã Thanh Đông, Thanh Tây, Thanh Nam, Thanh Nhứt, Thanh Nhì, Thanh Tam. Do chiến tranh tàn phá, hầu hết các công trình kiến trúc tín ngưỡng làng xã ở đây bị sụp đổ.
Ngày 28/6/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức buổi gặp mặt các cộng tác viên Bảo tồn Di sản 6 tháng đầu năm 2019 nhằm trao đổi những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Khu phố cổ Hội An nói riêng, di sản văn hóa Hội An nói chung. Đồng chí Võ Đăng Phong – Phó Giám đốc Trung tâm chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự buổi gặp mặt có 33 cộng tác viên, đại diện UBND phường Sơn Phong, Minh An, Cẩm Phô, lãnh đạo các phòng trực thuộc Trung tâm. Trong buổi gặp mặt này, các cộng tác viên đã trao đổi những vướng mắc, kinh nghiệm, biện pháp trong công tác phối hợp nhằm thực hiện tốt hơn việc quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An.
Nhân dịp tình nguyện viên Hattori Sumika có buổi báo cáo kết thúc nhiệm kỳ sau hai năm làm việc tại Phòng Tu bổ Di tích thuộc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, vào sáng ngày 26/6/2019, ông Trần Văn An – Phó Giám đốc đã có buổi làm việc với ông Nagase Hikaru – Cố vấn kế nhiệm Chương trình tình nguyện viên JICA tại Việt Nam. Trong chuyến công tác này, ngoài việc nghe báo cáo của tình nguyện viên Sumika, hai bên còn trao đổi một số vấn đề liên quan đến các hoạt động của tình nguyện viên Tanaka Saki làm việc tại Phòng Bảo tàng thuộc Trung tâm.
Vào ngày 17/6/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp cùng các ban ngành trên địa bàn Thành phố, UBND xã Cẩm Thanh cùng đại diện Ban quản lý di tích đình làng Thanh Nhứt tiến hành nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình Tu bổ, tôn tạo đình Thanh Nhứt tại thôn Thanh Nhứt - xã Cẩm Thanh. Tổng mức đầu tư tu bổ phục hồi đình làng Thanh Nhứt là 3.053.117.000 đồng từ nguồn vốn ngân sách Thành phố.
Được sự thống nhất của UBND thành phố Hội An, vào lúc 8h45 ngày 19/6/2019, tại nhà số 45/17 đường Trần Hưng Đạo, Hội An, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình Hội An phối hợp với các cơ quan, ban ngành, địa phương liên quan và gia đình ông Ngô Thiểu tổ chức lễ khai trương “Điểm tham quan trình diễn nghề xí mà”. Tham dự lễ khai trương có đại biểu lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN thành phố Hội An, cùng các cơ quan, ban ngành, địa phương liên quan trên địa bàn Thành phố, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo du khách.