“Bảo tồn và phát huy du lịch di sản trong bối cảnh dịch Covid-19: Vấn đề và giải pháp”, diễn ra tại đô thị cổ Hội An hôm qua 3.12, các chuyên gia, nhà quản lý đã đồng thuận đi đến nhận định: Cần chú trọng thị trường khách nội địa, phải xây dựng cho được hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn…
Gần 500 vận động viên, du khách đã tham dự giải chạy việt dã truyền thống “Vì Di sản văn hóa thế giới Hội An” diễn ra vào sáng ngày 4.12. Cùng với đó, hàng loạt sự kiện văn hóa-thể thao, trưng bày, triển lãm, tọa đàm được tổ chức nhân kỷ niệm 21 năm ngày Khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999-4.12.2020) giúp Hội An những ngày sau bão lũ trở nên sôi động, rộn ràng niềm vui.
Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (TP Hội An, Quảng Nam) cho biết thời gian qua đã thực hiện giám sát nhanh và phát hiện một số khu vực có san hô mới mọc, phục hồi và phát triển tương đối tốt.
Phấn đấu xây dựng một thành phố xe đạp là hướng điều phối giao thông hợp lý của chính quyền Hội An, đồng thời góp phần phát triển đô thị sinh thái, văn hóa, du lịch bền vững.
Du lịch di sản trải qua một năm khó khăn khi liên tiếp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Trong hai ngày (3 - 4.12), nhân kỷ niệm 21 năm ngày Hội An và Mỹ Sơn được công nhận Di sản văn hóa thế giới (VHTG), tại TP.Hội An, nhiều hoạt động, tọa đàm, gặp gỡ được tổ chức với hy vọng có thêm nhiều giải pháp để phục hồi du lịch.
Chiều nay 3.12, tại TP.Hội An diễn ra tọa đàm “Vai trò của phụ nữ trong phát huy sức hấp dẫn của du lịch di sản”. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 21 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999 - 4.12.2020). Tham dự tọa đàm có ông Matsuda - Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Sáng nay 3.12, tại TP.Hội An diễn ra tọa đàm “Bảo tồn và phát huy du lịch di sản trong bối cảnh dịch Covid-19: Vấn đề và giải pháp”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 21 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999 - 4.12.2020).