23:15 21/06/2023
Tôn phong và thờ phụng các vị nữ thần là truyền thống đã có từ bao đời nay và trở thành một loại hình tín ngưỡng dân gian đặc sắc, phổ biến của cộng đồng các dân tộc ở nước ta.
22:06 14/05/2023
Khu phố cổ Hội An ngày nay được xem như một cảng thị lịch sử điển hình đặc biệt ở Đông Nam Á được giữ gìn một cách toàn vẹn và chu đáo. Phần lớn những di tích ở đây là những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng vào những thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 gồm nhiều loại hình như hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, nhà ở… Bên cạnh các di tích mang đậm phong cách kiến trúc của người Hoa, các công trình mang phong cách kiến trúc xen lẫn giữa Nhật, Hoa, Việt thì các công trình kiến trúc kiểu Pháp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên vẽ đẹp “không trùng lắp” của khu phố cổ như ngày nay.
04:26 04/05/2023
Nghề thủ công truyền thống được xác định là một trong bảy lĩnh vực của di sản văn hóa phi vật thể, theo Luật Di sản văn hóa của Việt Nam, và là một trong năm loại hình di sản văn hóa phi vật thể, theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
22:57 20/04/2023
Trong ký ức những người Hội An được sinh ra và lớn lên ở thập niên 60 của thế kỷ XX trở về trước, các hiệu sách trong phố là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về truyền thống đọc sách được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, từ đó, dần hình thành các tầng lớp trí thức tinh hoa nhờ nền tảng văn hóa đọc - niềm tự hào của người dân phố Hội thời vang bóng.
23:24 15/03/2023
Vùng đất Hội An với các điều kiện thuận lợi về giao thông đường thủy nối liền trên nguồn dưới biển, nối liền các bến chợ - thị tứ ven sông nội địa và là một tụ điểm giao thương đường biển với cửa Đại Chiêm và Cù Lao Chàm kết nối với mạng lưới hàng hải quốc tế trên biển Đông, cùng với những ưu thế về truyền thống sông nước, hàng hải, về phát triển kinh tế thương nghiệp ngoại thương nên trong quá khứ nơi đây từng là thủ phủ của các loại ghe thuyền.
21:14 15/01/2023
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng.
02:28 06/01/2023
Tết Nguyên đán là lễ lớn nhất trong năm, một trong những phong tục người Việt từ xưa cho đến ngày nay. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, mặc dù bị hạn chế do những chính sách thuộc địa song với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ được nét đẹp bản sắc văn hóa Tết cổ truyền dân tộc. Qua các ghi chép của những công chức, nhà nghiên cứu người Pháp từng sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trong bài viết này, xin giới thiệu một vài thông tin về lễ Tết Nguyên đán dưới thời kỳ Pháp thuộc.
03:58 26/12/2022
Cách nay hơn 2000 năm, qua những hình đúc trên trống đồng Đông Sơn đã minh chứng người Việt biết cách đóng và sử dụng thành thạo ghe thuyền. Lịch sử đã cho thấy, ghe thuyền truyền thống của Việt Nam rất đa dạng, nhiều kích cỡ, làm từ chủ yếu bằng gỗ, tre, và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm phương tiện lưu thông đi lại, vận tải buôn bán, chiến đấu, khai thác nguồn lợi thủy hải sản, tham dự vào hoạt động văn hóa lễ hội,…
11:51 22/11/2022
Trong văn hóa truyền thống của người Hội An, nếp sống là giá trị nổi bật, được gầy dựng, bồi đắp từ lâu và luôn được đề cao.
05:39 26/09/2022
Đan thúng chai là nghề thủ công truyền thống được hình thành từ khá sớm ở Quảng Nam nói chung, ở Hội An nói riêng bởi sản phẩm của nghề là phương tiện gắn liền và phục vụ cho nghề đánh bắt ở môi trường sông, biển của một số xã vùng ven Hội An và khu vực lân cận.
23:27 20/03/2022
Vào cuối thế kỷ XV, ngư¬ời Việt đã đặt chân lên đất Hội An để thực hiện việc khai hoang mở cõi. Từ đó, vốn mang trong mình truyền thống cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất, biết kế thừa và phát huy những thành tựu của các thời kỳ Tiền - Sơ sử, thời kỳ Champa trước đó kết hợp với quá trình giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới và biết tận dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên môi trường, bên cạnh việc khai hoang lập làng canh tác nông nghiệp, người Hội An còn linh hoạt sáng tạo một số ngành nghề truyền thống như ở các lĩnh vực nông, ngư, thương, tiểu thủ công bằng các nghề cụ thể như nghề yến Thanh Châu, nghề đánh bắt, chế biến thủy sản ở Võng Nhi, Đế Võng; nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà... nghề buôn, khai thác thổ sản,...
21:42 09/05/2021
Cùng với những biểu hiện, hình thức ẩm thực có nguồn gốc từ các địa bàn rừng núi, trung du, châu thổ ven sông, qua quá trình chung sống với biển người dân ở Hội An đã hình thành nên những tri thức, truyền thống ẩm thực gắn với biển đảo. Truyền thống này mang sắc thái riêng rất rõ nét so với các địa bàn khác, cả về cách khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu, kỹ thuật chế biến và thói quen ăn uống…
21:30 22/03/2021
Tết cổ truyền Việt Nam là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình sum họp cùng nhau đón năm mới, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Đây là một trong lễ hội quan trọng nhất của người dân Việt Nam, nên mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất nhất với mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng, quanh năm ấm no đầy đủ, gia đình hạnh phúc ấm êm,… Ở mỗi gia đình, bên cạnh việc trang hoàng bàn thờ tổ tiên ông bà, dọn dẹp nhà cửa.., việc chuẩn bị các món ẩm thực trong những ngày tết cũng quan trọng không kém, đây cũng là dịp những món ẩm thực đặc trưng ngày tết xuất hiện trong mâm cơm cúng hay bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình, đó là một tập tục truyền thống không thể thiếu của người Việt. Trước đây mỗi món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, dưa hành, bánh mứt các loại,… dường như chỉ dành cho ngày Tết, các ngày khác trong năm hầu như không có hoặc chỉ có trong những ngày đặc biệt như giỗ chạp. Mỗi vùng miền sẽ có những nét ẩm thực ngày Tết riêng. Tuy nhiên về cơ bản vẫn phải có dưa hành, bánh chưng, bánh tét, thịt heo,…
04:19 24/02/2021
Tục cúng giao thừa và lễ Hành Khiến trong đêm trừ tịch linh thiêng là lễ tục từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Trên mảnh đất Hội An, các đình làng, từ đường cho đến mỗi nhà đều gìn giữ vẹn nguyên phong tục truyền thống tốt đẹp này. Trong thời khắc giao thừa linh thiêng, tiếng chiêng trống âm vang khắp không gian, mở đầu một năm mới với những vận hội, niềm tin mới tràn đầy, bỏ lại phía sau mọi bận bịu lo toan, phiền muộn, không vừa lòng hoặc hiềm khích chia rẽ. Người với người dường như xích lại gần nhau hơn trong cảm giác giao hòa với thiên nhiên vạn vật, giữa đời thực và siêu nhiên, giữa hữu hình với vô hình, hữu hạn và vô hạn.
04:45 02/02/2021
Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của cư dân Việt Nam nói chung, cư dân Hội An nói riêng. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay và là hình ảnh sinh động tạo cho mùa xuân thêm rộn ràng sắc màu, và đây là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.