Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

Bìa Tình yêu dôi l a

Tình yêu đôi lứa trong ca dao dân gian ở Hội An

  •   18/02/2019 08:00:00 PM
  •   Đã xem: 2548
  •   Phản hồi: 0

Như đã biết, Hội An vốn là đô thị thương cảng nổi tiếng của Đàng Trong Đại Việt trong những thế kỷ XVI – XVIII, có quan hệ hàng hải và thương mại với nhiều nước trên thế giới, thị trường giao thương sầm uất với nước ngoài với hội chợ quốc tế hàng năm kéo dài nhiều tháng giữa hai mùa gió bấc và gió nồm, trung tâm trung chuyển của con đường tơ lụa và gốm sứ quốc tế xuyên đại dương, tụ điểm sinh hoạt và buôn bán của những người tứ xứ, bao gồm người bản địa của Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài Đại Việt cũng như các thương nhân phương Đông và phương Tây, đặc biệt là người Nhật và người Hoa đã lập phố buôn bán lâu dài ở đây.

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An

Tết Nguyên Tiêu ở Hội An

  •   18/02/2019 03:30:00 AM
  •   Đã xem: 1177
  •   Phản hồi: 0

Hằng năm, sau ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng, người dân Hội An nô nức chuẩn bị ăn tết Nguyên Tiêu. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự tại nhiều di tích tín ngưỡng và một số hội quán của người Hoa.

Nhiếp ảnh gia Huỳnh Sỏ - Giải thưởng nhiếp ảnh Paris 1953

Nhiếp ảnh gia Huỳnh Sỏ - Giải thưởng nhiếp ảnh Paris 1953

  •   17/02/2019 08:22:00 PM
  •   Đã xem: 1184
  •   Phản hồi: 0

(QNO) - Trước thập niên 60 của thế kỷ XX, Hội An có những hiệu ảnh nổi tiếng một thời như Lệ Ảnh, Vĩnh Tân, Huỳnh Sau… Nhiếp ảnh gia Trương Trừng chủ hiệu ảnh Lệ Ảnh đã từng đoạt giải nhiếp ảnh Đông Dương do người Pháp tổ chức với tác phẩm "Tát nước" vào năm 1940.

Một tư liệu ký ức vừa tròn 300 năm ở Chùa Cầu

Một tư liệu ký ức vừa tròn 300 năm ở Chùa Cầu

  •   12/02/2019 02:57:00 AM
  •   Đã xem: 1273
  •   Phản hồi: 0

Chùa Cầu - chiếc cầu có mái che kiểu thượng gia hạ kiều xinh đẹp bắc ngang qua một mương nước nhỏ nằm ngay giữa lòng phố cổ Hội An. Quy mô kiến trúc nhỏ nhưng chiếc cầu là minh chứng cụ thể về một thời Hội An mở cửa hội nhập quốc tế, về quá trình giao lưu - tiếp biến kinh tế - văn hóa từ nhiều nguồn gốc khác nhau ở phương Đông cũng như phương Tây đã diễn ra tại Hội An trên nhiều trăm năm trước. Trải qua biết bao biến thiên của thời gian, thời cuộc một số tư liệu ký ức có giá trị hiện vẫn được bảo lưu tại di tích, trong đó đáng chú ý nhất là bức hoành phi do chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng vào năm 1719, đến nay vừa tròn 300 năm.

Ăn Tết và chợ buôn hàng Tết ở Hội An ngày trước

Ăn Tết và chợ buôn hàng Tết ở Hội An ngày trước

  •   31/01/2019 09:04:00 PM
  •   Đã xem: 939
  •   Phản hồi: 0

Đầu thế kỷ đến thập kỷ 30 (1), Đà Nẵng chưa được người Pháp khai thác lớn từ hải đạo đến hàng buôn thì Hội An vẫn còn là trung tâm thương mại lớn của Quảng Nam. Đà Nẵng tuy có hãng L’Ucia và công ty Đông Lợi Long, Quảng Hòa Mỹ nhưng hàng xuất nhập không thường xuyên, vài ba tháng mới có một chuyến tàu từ Hải Phòng vào, hay Sài Gòn ra, đậu ở Vũng Thùng có ghe vợi ra chuyển hàng vào bờ. Tàu chở dầu lửa, vải sợi và các thứ tạp hóa như hương đèn, pháo hàng Tàu đều đựng thùng gỗ đến Đà Nẵng rồi thì có ghe chở vào Hội An cho các tiệm phát hàng. Lúc bấy giờ vận chuyển bằng đường sông rất thuận tiện. Từ Tam Kỳ ra, các ngõ nguồn xuống như sông con, sông cái Đại Lộc đều xuống Hội An. Cho nên các hiệu buôn ở Hội An từ tháng mười một âm đã có hàng bán Tết về sớm.

Lễ cúng Táo quân ở Hội An

Lễ cúng Táo quân ở Hội An

  •   28/01/2019 08:40:00 PM
  •   Đã xem: 1131
  •   Phản hồi: 0

Mỗi năm khi đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch là Hội An trở nên rộn ràng chuẩn bị lễ cúng đưa Ông Táo về trời ở các gia đình và đó cũng là mở đầu cho chuỗi ngày chuẩn bị Tết Nguyên Đán hằng năm. Xung quanh lễ cúng Ông Táo ở Hội An cũng có nhiều điểm quan tâm sẽ được đề cập sau đây.

Hướng dẫn “Phục dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp tết Nguyên Đán Kỷ Hợi - 2019

Hướng dẫn “Phục dựng cây nêu ngày Tết” trong dịp tết Nguyên Đán Kỷ Hợi - 2019

  •   22/01/2019 10:15:00 PM
  •   Đã xem: 984
  •   Phản hồi: 0

Dựng cây nêu là một tập tục truyền thống của người dân Việt nói chung, cư dân Hội An nói riêng vào dịp tết Nguyên đán. Từ xa xưa, để chuẩn bị ăn Tết, người ta thường lo mua sắm, làm bánh mứt, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa… và dựng một cây nêu trước sân nhà, sân đình,… Cây nêu là biểu tượng của sự trừ tà, trấn ác, ước mong bình an, mưa thuận gió hòa và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất đai của gia đình, làng xóm, cộng đồng. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay và là hình ảnh sinh động tạo cho mùa xuân thêm rộn ràng sắc màu, và đây là hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình An với Hội An

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình An với Hội An

  •   06/01/2019 08:47:00 PM
  •   Đã xem: 1161
  •   Phản hồi: 0

Trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử, nhất là hơn 30 năm chiến tranh ác liệt, nhưng với nhiều cơ may, khu phố cổ Hội An vẫn giữ gìn được gần như nguyên vẹn nét cổ kính, vẻ đẹp quyến rũ của một đô thị thương cảng quốc tế sầm uất nhất Việt Nam thời trung đại. Và, trên hành trình đến với danh hiệu Di tích cấp Quốc gia, cấp Quốc gia đặc biệt, rồi Di sản Văn hóa Thế giới của khu phố cổ Hội An, cũng như để Hội An có được khuôn mặt rạng ngời, cuộc sống tươi đẹp như hôm nay, Hội An không bao giờ quên những người yêu Hội An, vì Hội An. Trong đó, có những người đầu tiên phải kể đến là nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình An.

Nghề rấm giá ở Cẩm Hà

Nghề rấm giá ở Cẩm Hà

  •   03/01/2019 05:04:00 AM
  •   Đã xem: 1019
  •   Phản hồi: 0

Xã Cẩm Hà là một trong 13 đơn vị hành chính của thành phố Hội An, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 02 km về phía Bắc. Địa bàn xã có tuyến đường Tỉnh lộ 607 dài 2,1km đi qua, nối thành phố Hội An với huyện Điện Bàn và Đà Nẵng; có sông Cổ Cò (Để Võng) làm ranh giới của xã với xã Điện Dương huyện Điện Bàn và phường Cẩm An thuộc thành phố Hội An. Nơi đây nổi tiếng với hai thương hiệu Rau Trà Quế và Quật cảnh Cẩm Hà. Bên cạnh một số ngành nghề truyền thống đã phát triển từ lâu như nghề nông, nghề đánh bắt trên sông nước,... thì nghề rấm giá (ở Cẩm Hà người ta gọi là gieo giá (?)) cũng là một trong những nghề đặc trưng từ xưa của cư dân Cẩm Hà.

Thần tích, thần sắc về vị thần Đại Càn và cá Ông  tại làng Phước Trạch

Thần tích, thần sắc về vị thần Đại Càn và cá Ông tại làng Phước Trạch

  •   23/12/2018 08:31:00 PM
  •   Đã xem: 2982
  •   Phản hồi: 0

Làng Phước Trạch trước đây thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo những thông tin ghi chép của Viện Viễn Đông bác cổ thì làng Phước Trạch có thờ 1 vị nhân thần và 1 vị ngư thần, tục thường gọi là bà Đại Càn và cá Ông.

Canh quan 11 Cau An Hoi

Vài thông tin về phương tiện đi lại là xe ô tô ở Hội An trước năm 1975 qua tư liệu ký ức cộng đồng

  •   16/12/2018 08:38:00 PM
  •   Đã xem: 1442
  •   Phản hồi: 0

Hội An với vai trò từng là đô thị thương cảng quốc tế, sau này là Trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam nên ở Hội An từng diễn ra nhiều hoạt động quan trọng trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo,… nhộn nhịp và có tác động đến sự phát triển không chỉ trong phạm vi Hội An lúc bấy giờ mà còn đến nhiều địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

Tuyến đường sắt Đà Nẵng - Hội An trong lịch sử

Tuyến đường sắt Đà Nẵng - Hội An trong lịch sử

  •   05/12/2018 03:25:00 AM
  •   Đã xem: 2387
  •   Phản hồi: 0

1. Từ giữa thế kỷ XVI, Hội An sớm trở thành một trong những thương cảng sầm uất của xứ Đàng Trong, thu hút thương thuyền từ Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc,… đến buôn bán. Lúc này, thuyền buôn muốn vào cảng thị Hội An thường đi bằng hai con đường: [1] Nếu thuyền đến từ phương Nam sẽ vào Đại Chiêm Hải Khẩu để đến Hội An; [2] Nếu thuyền đến từ phương Bắc thì dùng ngõ Đà Nẵng đi dọc theo sông Cổ Cò để đến Hội An. Con đường này có thể tiện hơn vì khỏi phải đi vòng quanh bán đảo Sơn Trà, như vậy sẽ rút ngắn được lộ trình mà lại an toàn sóng gió.

Hợp tác Việt - Nhật với trùng tu phố cổ Hội An

Hợp tác Việt - Nhật với trùng tu phố cổ Hội An

  •   05/12/2018 03:11:00 AM
  •   Đã xem: 1771
  •   Phản hồi: 0

Kẻ thù âm thầm và nguy hiểm nhất của các công trình kiến trúc gỗ là mối mọt. Những ngôi nhà trong phố cổ Hội An vì liền vách nhau, càng thuận lợi cho các loại côn trùng này tấn công. Hơn nữa Hội An nằm ở cuối nguồn Thu Bồn, hàng năm thường bị nhấn chìm trong lũ, có năm đến hai, ba trận lụt lớn. Các tác nhân đó đã, đang và sẽ còn tiếp tục đe dọa sự sống còn của di sản văn hóa thế giới này. Việc bảo tồn, trùng tu nó hiện nay và mai sau rất cần đến bàn tay của những người thợ Kim Bồng.

ANH 1 500x316

Tân nhạc tại Hội An thời kỳ sơ khởi

  •   02/12/2018 09:00:00 PM
  •   Đã xem: 1213
  •   Phản hồi: 0

Nhân dịp trà đàm với nhà thơ Du Tử Lê về văn hóa văn nghệ, ông bảo: “Một vùng đất không thể tự thân nó nổi tiếng mà chính những cư dân cư ngụ trên vùng đất đó làm cho nó nổi tiếng. Hội An là một nơi như vậy”. Thật vậy, từ bao đời nay cư dân Hội An bằng nếp sống sinh hoạt kết nối mật thiết giữa gia đình, cộng đồng và xã hội đã xây dựng được một truyền thống văn hóa tốt đẹp được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để rồi khi có dịp mở cửa giao tiếp với những không gian văn hóa bên ngoài đầy những khác biệt, Hội An một mặt vẫn tiếp thu nhanh chóng những cái hay, cái mới đồng thời vẫn giữ được nét riêng văn hóa của chính mình. Điều này đã mang lại không ít sự thán phục của du khách và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước mỗi khi bước chân đến Hội An. Trong đó âm nhạc là một ví dụ điển hình.

Vài nét về làng gốm Thanh Hà trong lịch sử

Vài nét về làng gốm Thanh Hà trong lịch sử

  •   02/12/2018 08:34:00 PM
  •   Đã xem: 1417
  •   Phản hồi: 0

Vùng đất Thanh Hà nằm về phía tây-tây bắc của Hội An, được hình thành từ rất sớm với thành tạo địa chất có tuổi từ 4500-10000 năm . Những nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh từ hơn 2000 năm trước, cư dân thuộc nền Văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú, an táng người quá cố trên mảnh đất Thanh Hà . Từ đầu Công nguyên đến khi người Việt vào sinh sống lập nên làng/xã Thanh Hà, vùng đất này thuộc huyện Tượng Lâm của quận Nhật Nam dưới thời Hán đô hộ, rồi sau đó thuộc nhà nước Lâm Ấp, vương quốc Champa/Chiêm Thành.

Lồng đèn hình lục giác ở Quan Công miếu 500x375

Lồng đèn cổ trong một số di tích ở Hội An

  •   29/11/2018 09:56:00 PM
  •   Đã xem: 1106
  •   Phản hồi: 0

Khen ai khéo xếp í a cây đèn kéo quân
Voi giấy ngựa giấy chạy vòng quanh

Tục cúng cơm mới của cộng đồng cư dân làng Thanh Hà

Tục cúng cơm mới của cộng đồng cư dân làng Thanh Hà

  •   29/11/2018 02:24:00 AM
  •   Đã xem: 883
  •   Phản hồi: 0

Làng Thanh Hà là một trong những làng xã được hình thành từ rất sớm ở Hội An. Dưới triều Nguyễn, làng Thanh Hà có diện tích rộng lớn, gồm 13 ấp là Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Cửa Suối, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Bàu Súng, Đồng Nà, Trà Quế, Cồn Động, Bến Trễ, thuộc tổng Phú Triêm hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn. Giữa thế kỷ 20, tên xã Thanh Hà được thay thế bằng tên xã Cẩm Hà thuộc khu hành chính Cẩm Phô, huyện Điện Bàn. Sau năm 1975, Cẩm Hà là một trong 9 xã/phường của thị xã Hội An. Đến tháng 9/1999, xã Cẩm Hà được chia tách thành xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà.

Di sản Hán Nôm trong các Hội Quán ở Hội An

Di sản Hán Nôm trong các Hội Quán ở Hội An

  •   28/11/2018 03:37:00 AM
  •   Đã xem: 1087
  •   Phản hồi: 0

D
o sức hấp dẫn của thương trường Hội An nên từ thế kỷ XVII người Hoa đã đến đây buôn bán, lập phố phường để giao thương với người bản địa, cư dân các vùng thượng nguồn sông Thu Bồn và thương nhân của nhiều nước đến buôn bán tại Hội An. Trong nhiều thế kỷ sinh sống tại thương cảng Hội An, thương nhân người Hoa đã tạo dựng nhiều công trình kiến trúc rất có giá trị như nhà ở, nhà thờ tộc, đền miếu, hội quán... Trong đó, hội quán được xem là những công trình tiêu biểu nhất về cả kiến trúc lẫn công năng sử dụng. Hội quán được xây dựng với mục đích là để làm nơi sinh hoạt chung của đồng hương, đồng thời là nơi thờ cúng các vị thần bảo trợ và những bậc tiền hiền của từng bang.

Phở

Phở ở Phố Hội

  •   27/11/2018 02:58:00 AM
  •   Đã xem: 1351
  •   Phản hồi: 0

Không phải vô cớ mà Phở được gọi là món quốc hồn quốc túy của nước Việt. Dân Việt ăn cơm là điều chẳng cần phải bàn, có điều ăn cơm hoài cũng ngán, cần phải tìm ra cái món gì đó cũng từ gạo mà không phải là cơm để làm phong phú món ăn hơn. Trải qua mấy ngàn năm chắt đục gạn trong cuối cùng cái món Phở cũng ra đời. Suy cho cùng phở, cơm gì cũng từ chính hạt gạo mà ra. Chẳng thế mà các cụ vẫn hay bảo “Chán cơm thèm phở” là gì, cũng vì vậy phở có mặt bất kỳ nơi đâu trên mọi miền đất nước. Và cả khi phải xa quê đến tận cùng thế giới, hành trang của người Việt mang theo cũng không thể thiếu món phở.


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây