Chuyên đề nghiên cứu trao đổi

Đặc tính của Di sản văn hóa, thiên nhiên Hội An với những danh hiệu của tổ chức UNESCO

Đặc tính của Di sản văn hóa, thiên nhiên Hội An với những danh hiệu của tổ chức UNESCO

  •   19/05/2019 09:41:00 PM
  •   Đã xem: 3171
  •   Phản hồi: 0

Thật may mắn, tự hào cho nhân dân Hội An hôm nay và các thế hệ mai sau là các lớp tiền nhân đã sáng tạo, để lại một di sản văn hóa vô giá - đó là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ cùng với những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo; Thiên nhiên cũng ưu ái ban tặng cho nhân dân Hội An một môi trường sinh thái: sông nước - biển - đảo với nhiều điểm kỳ thú, hấp dẫn. Đặc biệt có hệ sinh thái - đa dạng sinh học hết sức phong phú, với nhiều cá thể độc đáo.

Giới thiệu một số di tích xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia ở Cù Lao Chàm

Giới thiệu một số di tích xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia ở Cù Lao Chàm

  •   13/05/2019 09:11:00 PM
  •   Đã xem: 1935
  •   Phản hồi: 0

Hiện nay, trên địa bàn xã đảo Tân Hiêp có 37 di tích - danh thắng nằm trong danh mục bảo vệ của thành phố. Trong đó, có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2006, 01 di tích xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2016, các di tích còn lại nằm trong danh mục bảo vệ của thành phố Hội An. Dưới đây là một số thông tin về các di tích được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia.

Chua Cau

Giữ gìn cốt cách Hội An

  •   02/05/2019 04:08:00 AM
  •   Đã xem: 1107
  •   Phản hồi: 0

Phổ cổ Hội An bây giờ không còn xa lạ với khách thập phương trong và ngoài nước. Hai chữ Hội An nhắc nhớ một vẻ đẹp hài hòa, gắn kết giữa đất và người, thắng cảnh và văn hóa, quá khứ và hiện tại; giữa cái hữu hình của những con phố thâm trầm rêu phong, những làng nghề lâu đời, những món quà lưu niệm truyền thống với cái vô hình của mùi vị ẩm thực đặc sản, của những thanh âm vang vọng nhạc cổ truyền, những tiếng rao đêm, tiếng guốc gõ nhịp trên đường vắng và của cốt cách con người phố Hội giản dị, thiệt thà, hiếu khách…

Làng nghề, ngành nghề truyền thống ở Hội An trước vận hội mới

Làng nghề, ngành nghề truyền thống ở Hội An trước vận hội mới

  •   02/05/2019 04:02:00 AM
  •   Đã xem: 1311
  •   Phản hồi: 0

Trong các thế kỷ trước, với vai trò là một đô thị - thương cảng có lịch sử lâu đời và là nơi tụ cư, hợp cư của nhiều thành phần cư dân liên tục trong nhiều thời kỳ, nhiều thế kỷ nên tại thương cảng Hội An, cùng với việc phát triển về hoạt động thương nghiệp - ngoại thương là sự ra đời và hoạt động nhộn nhịp của các ngành nghề, làng nghề thủ công. Qua khảo sát thực địa, đối chiếu với các tư liệu thư tịch và tư liệu dân gian, cho thấy rằng hoạt động của các nghề thủ công truyền thống, các làng nghề truyền thống ở Hội An có một số đặc điểm sau:

chua Cau

Ba trăm năm, một danh xưng

  •   26/04/2019 03:08:00 AM
  •   Đã xem: 892
  •   Phản hồi: 0

Năm Kỷ Hợi 1719, mùa xuân tháng 3, chúa Nguyễn Phúc Chu đích thân đem quân vào phía Nam xem xét các dinh trấn Quảng Nam, chỉnh đốn binh mã; sai Văn chức Nguyễn Khoa Đăng (con Bảng khoa hầu Nguyễn Khoa Chiêm) đi khảo sát, từ Quảng Nam đến Phú Yên cho lập ấp thuộc. Đến Hội An, nhân thấy phía Tây phố có cầu, là nơi thuyền buôn tụ họp nên đặt là cầu Lai Viễn, viết chữ vàng ban cho. Vậy là ngoài những cái tên dân dã có từ lâu: cầu Nhật Bản, Cầu Chùa (hoặc Chùa Cầu) thì cây cầu độc đáo này còn có một mỹ tự: Lai Viễn Kiều.

Hội An gọi tôi về!

Hội An gọi tôi về!

  •   24/04/2019 10:09:00 PM
  •   Đã xem: 917
  •   Phản hồi: 0

Hội An như luôn gọi những người đã đi xa phải trở về, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải quay về.

Bia tri thuc ban dia

Tri thức bản địa - nền tảng phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An

  •   21/04/2019 10:14:00 PM
  •   Đã xem: 1644
  •   Phản hồi: 0

Thuật ngữ Indigenuos Knowledge (Tri thức bản địa) được Robert Chambers dùng lần đầu tiên trong một ấn phẩm xuất bản năm 1979, sau đó được Brokensha và D.M.Warren sử dụng vào năm 1980 và tiếp tục phát triển, phổ biến cho đến nay (1). Tri thức bản địa được hiểu là một dạng tri thức địa phương, tri thức truyền thống gắn liền với những kinh nghiệm trong ứng xử, tương tác với môi trường tự nhiên và trong tổ chức đời sống cộng đồng được tích luỹ, kế thừa liên tục từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác. Với những kết quả nghiên cứu, thực nghiệm ở nhiều địa bàn/cộng đồng dân cư cho thấy tri thức bản địa có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội theo hướng hiệu quả và bền vững. Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng “Tri thức bản địa là tri thức địa phương, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri thức bản địa còn cung cấp các chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương” (2).

Bia bong da

Một số thông tin về đội bóng đá Faifo thời kỳ thuộc Pháp qua một số tư liệu

  •   17/04/2019 04:08:00 AM
  •   Đã xem: 1216
  •   Phản hồi: 0

Bóng đá là một trong những môn thể thao được nhiều người trên thế giới yêu thích, được mệnh danh là môn thể thao “vua”. Bóng đá du nhập vào Việt Nam theo “dấu chân” người Pháp vào khoảng năm 1896, khu vực miền Nam là nơi được tiếp cận đầu tiên với bóng đá, sau đó lan tỏa đến miền Bắc và miền Trung (1).

Vài nét về tài liệu Hán Nôm đang lưu trữ tại nhà thờ tộc Nguyễn Tường

Vài nét về tài liệu Hán Nôm đang lưu trữ tại nhà thờ tộc Nguyễn Tường

  •   16/04/2019 09:07:00 PM
  •   Đã xem: 1019
  •   Phản hồi: 0

Tài liệu Hán Nôm được xem như một minh chứng sống cho những giá trị lịch sử, cho một nền văn học nước nhà từ những thế kỷ trước. Trong sự giao thoa giữa các nền văn hóa, giữa sự chuyển biến đầy khó khăn, Hán Nôm vẫn phát triển một cách mạnh mẽ để trở thành chữ viết của dân tộc ta trong một thời gian dài. Đặc biệt, tài liệu Hán Nôm phản ánh những giá trị chân thật nhất về vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội, những nếp sống, vấn đề con người mà không ở đâu có thể lột tả một cách chân thật và sâu sắc đến vậy.

Nghệ thuật tạo màu của ẩm thực Hội An

Nghệ thuật tạo màu của ẩm thực Hội An

  •   08/04/2019 10:01:00 PM
  •   Đã xem: 1100
  •   Phản hồi: 0

Hội An được biết đến không chỉ là di sản văn hóa thế giới, phong cảnh hữu tình, con người thuần hậu mà còn nổi tiếng với một nền ẩm thực phong phú. Từ các món ăn đường phố đến nhà hàng sang trọng đều mang trong mình những nét độc đáo riêng. Trải qua hàng trăm năm giao thoa và tiếp biến nhiều luồng văn hóa, ẩm thực Hội An không chỉ làm người ta say mê từ mùi, từ vị mà còn kích thích thị giác bằng nhiều sắc màu hấp dẫn. Từ xa xưa, người Hội An đã tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên để tạo màu và làm tăng thêm hương vị đậm đà cho các món ăn.

Sự kiện giải phóng Hội An qua một số di tích

Sự kiện giải phóng Hội An qua một số di tích

  •   31/03/2019 09:43:00 PM
  •   Đã xem: 2363
  •   Phản hồi: 0

Ngày 28/3/1975 - ngày giải phóng Hội An là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, cột mốc đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn trên chặn đường đấu tranh giải phóng quê hương vô cùng anh dũng, vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Hội An. 44 năm trôi qua, khí thế hào hào hùng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 vẫn còn đọng lại trong ký ức của nhiều người con Hội An. Đặc biệt trong số 69 di tích/dấu tích được thành phố ghi vào danh mục di tích lịch sử - văn hóa có một số địa điểm ghi dấu về quá trình hoạt động, ghi dấu những chiến công của quân và dân Hội An liên quan đến sự kiện này.

bia Chau An thuyen

Châu Ấn thuyền trong hành trình giao thương Việt – Nhật ở Hội An

  •   29/03/2019 04:15:00 AM
  •   Đã xem: 2832
  •   Phản hồi: 0

Hội An là một trong số cảng thị được hình thành khá sớm ở khu vực duyên hải miền Trung nước ta. Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từng là nơi thu hút thương thuyền nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đến giao thương, buôn bán như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

Hoạt động thương mại của người Bồ Đào Nha ở thương cảng Hội An (thế kỷ XVI – XVII)

Hoạt động thương mại của người Bồ Đào Nha ở thương cảng Hội An (thế kỷ XVI – XVII)

  •   26/03/2019 05:00:00 AM
  •   Đã xem: 3196
  •   Phản hồi: 0

Vào thế kỷ XVI, XVII, Hội An (Quảng Nam) là một thương cảng quốc tế vô cùng sầm uất, thu hút thương nhân từ khắp nơi trên thế giới đổ về để mua bán hàng hóa. Trong khi đó, ở châu Âu, Bồ Đào Nha cùng với hạm đội hùng mạnh của mình đã khám phá thành công tuyến đường hàng hải mới đến Ấn Độ, Đông Nam Á và Viễn Đông. Như một cơ duyên lịch sử, cùng với chính sách mở cửa của chúa Nguyễn, Hội An đã trở thành một trong những địa điểm đầu tiên ở Đàng Trong thiết lập quan hệ thương mại với người Bồ Đào Nha.

Một góc nhìn về đời sống của ngư dân Cẩm An - Hội An

Một góc nhìn về đời sống của ngư dân Cẩm An - Hội An

  •   26/03/2019 04:39:00 AM
  •   Đã xem: 1419
  •   Phản hồi: 0

Văn hóa làng xã là một nội dung đặc biệt quan trọng trong chương trình phối hợp nghiên cứu giữa Học Viện Hành chính Quốc gia (Việt Nam Cộng hòa) và Nhóm Cố vấn trường Đại học Bang Michigan từ những năm 1960. Đầu tiên là hợp tác nghiên cứu vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, rồi đến chương trình nghiên cứu làng xã miền Trung, bắt đầu với trường hợp làng chài Cẩm An từ năm 1962 (bao gồm phường Cẩm An, Cửa Đại và xã Tân Hiệp thuộc thành phố Hội An). Từ đó, nhóm nghiên cứu của TS. John D. Donoghue đã khắc họa thành công những đặc điểm quan trọng trong cuộc sống người dân nơi đây qua các khía cạnh: tổ chức làng xã – trị an, nghề cá và vạn chài, hôn nhân – gia đình, tín ngưỡng – lễ nghi và khát vọng tương lai (Donoghue, John, 1962, “Cam An: A Fishing Village in Central Vietnam”, 123 trang).

“Con đường tơ lụa” và tơ lụa xứ Quảng

“Con đường tơ lụa” và tơ lụa xứ Quảng

  •   26/03/2019 04:11:00 AM
  •   Đã xem: 1546
  •   Phản hồi: 0

Trong lịch sử chúng ta nghe nói nhiều về con đường tơ lụa. Và ở Đàng Trong, ngay từ thời kỳ các chúa Nguyễn, kế thừa từ một thương cảng của người Champa, Faifo – Hội An đã là một cảng thị nổi tiếng trong hệ thống con đường tơ lụa trên biển ở châu Á. Thương nhân các nước biết đến vùng đất này như là một xứ sở của sự giàu có về sản vật và hương liệu, trong đó hàng nông lâm thổ sản ở cả xứ Quảng – Đàng Trong hội về là mặt hàng then chốt, nhất là mặt hàng tơ lụa. Sự gia nhập vào luồng hải thương của khu vực và mậu dịch quốc tế vừa góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước, phát triển nội thương; vừa kích thích phát triển ngoại thương.

Quá trình thành lập Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An

Quá trình thành lập Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An

  •   24/03/2019 09:33:00 PM
  •   Đã xem: 909
  •   Phản hồi: 0

Theo sử liệu, từ thế kỷ XVI-XVII, đô thị thương cảng mậu dịch quốc tế Faifo - Hội An đã rất nổi tiếng về nghề y cổ truyền. Nơi đây, xưa kia trên nhiều dãy phố đều có tiệm thuốc với mùi thuốc Đông y thơm nức những con phố với những cửa hiệu như: Triều Phát hiệu, Xuân Sanh đường, Hoà Xuân đường, Duy Ích đường, Minh Đức đường cùng với nhiều thầy thuốc giỏi, có kinh nghiệm trong việc hành y như thầy Mười (ở hiệu Triều Phát), thầy Chấn Nam Thành (nhà Phi Yến), thầy Ba Chung, thầy Trương Hùng Cơ,… Sự đa dạng về chủng loại thuốc cùng với nhiều hiệu thuốc Nam, thuốc Bắc đó đã góp phần đáng kể vào việc phát triển nghề y cổ truyền ở Hội An, cũng như ở Quảng Nam.

Thông tin thêm về nhà ở có kiểu dáng truyền thống tại Cù Lao Chàm

Thông tin thêm về nhà ở có kiểu dáng truyền thống tại Cù Lao Chàm

  •   21/03/2019 09:11:00 PM
  •   Đã xem: 1174
  •   Phản hồi: 0

Cù Lao Chàm có tất cả 08 hòn đảo, trong đó hòn Lao có diện tích lớn nhất và chỉ có hòn Lao là có người cư trú. Địa hình sườn Đông của hòn Lao hiểm trở; sườn Tây thoải, có nhiều bãi cát rộng nên cư dân chỉ tập trung sinh sống ở sườn Tây, chủ yếu là Bãi Làng và Bãi Hương. Theo lời kể của một số vị am hiểu về nhà ở truyền thống ở Cù lao Chàm (1) thì cách đây 3 đến 4 đời, cha ông của họ từng sống trong những ngôi nhà tranh. Đó là kiểu nhà lợp mái và bao che xung quanh (phên) bằng tấm tranh mây.

Vài nét về làng Cẩm Phô

Vài nét về làng Cẩm Phô

  •   11/03/2019 04:54:00 AM
  •   Đã xem: 1865
  •   Phản hồi: 0

Cẩm Phô là một làng được hình thành khá sớm ở Hội An, địa bàn dân cư sinh sống vốn chủ yếu nằm trên con sông Hoài đã đi vào lịch sử và thơ ca của Hội An, Xứ Quảng (1) . Địa giới Cẩm Phô ngày xưa về phía Nam là sông, giáp làng Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim) và huyện Duy Xuyên; phía Bắc và Tây giáp với làng Thanh Hà (nay chia, ghép thành phường Thanh Hà, xã Cẩm Hà, phường Tân An); phía Đông giáp với làng Hội An, Minh Hương (nay là phường Minh An) và một phần của làng Sơn Phô (nay thuộc phường Cẩm Châu), một phần của làng An Thọ, Phong Hộ (nay thuộc phường Sơn Phong). Sông Hoài vốn là một phần của hạ lưu sông Thu Bồn, vùng hạ lưu rộng lớn này vốn được tiếp nhận, hội lưu từ ba nguồn sông lớn của Xứ Quảng (gồm Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang) trước khi ra Cửa Đại, thông với biển Đông.

Một số sự kiện liên quan đến Hội An vào năm Hợi qua các tư liệu lịch sử

Một số sự kiện liên quan đến Hội An vào năm Hợi qua các tư liệu lịch sử

  •   04/03/2019 08:23:00 PM
  •   Đã xem: 954
  •   Phản hồi: 0

Với vị thế địa lịch sử - văn hóa, Hội An từ rất sớm là nơi giao thương, buôn bán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Vào thời kỳ Champa - Lâm Ấp phố, Hội An đã là một thương cảng có thuyền buôn nước ngoài đến thường xuyên và đã có một số tác phẩm mô tả, giới thiệu nhiều thông tin quý giá về Hội An trong Tấn thư, Đường thư, một số thư tịch cổ Ả Rập. Đặc biệt lúc Hội An là thương cảng quốc tế phát triển cực thịnh vào thời kỳ các chúa Nguyễn, rồi đến thời kỳ Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn đã có nhiều tác phẩm lên quan đến Hội An được xuất bản như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Hải ngoại ký sự, Xứ Đàng Trong năm 1621... Các tư liệu này là nguồn sử liệu độc đáo, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về vùng đất Thuận Quảng nói riêng, xứ Quảng Nam nói chung vào thế kỷ XVII - XVIII, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số thông tin, sự kiện liên quan đến Hội An vào năm Hợi được ghi chép trong Đại Nam thực lục, Hải ngoại ký sự, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên...


Các tin khác

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây