21:53 08/03/2020
Nguyễn Tường Vân là hậu duệ của dòng họ Nguyễn Tường, theo gia phả để lại cho biết, dòng họ này nguyên là Nguyễn Như, sau đổi thành Nguyễn Văn, quê quán tại xã Phúc Điền, tổng Hạ Bản, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa/Hóa theo Chúa Nguyễn vào Nam định cư. Đến đời ông Nguyễn Văn Vân, ông đã đổi từ Nguyễn Văn sang Nguyễn Tường thành Nguyễn Tường Vân. Ông làm quan trong triều đình nhà Nguyễn và chuyển ra sinh sống tại xã Cẩm Phô, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay là phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Tường Vân thi đỗ tam trường, làm quan trong triều đình nhà Nguyễn và giữ đến chức Thượng thư Bộ binh, chánh nhị phẩm bậc Tư chính đại phu, thụy Cung Nguyện. Sau khi qua đời, ông được an táng tại làng La Qua, tổng Quảng Hòa, phủ Duy Xuyên, nay là thôn Xuân Tây, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
20:56 05/02/2020
Chiều 4/2, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng "chống dịch như chống giặc", thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chủ trương không để tụ tập đông người để hạn chế đến mức thấp nhất việc lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
03:22 07/10/2019
Đình làng Thanh Đông trước đây từng là thiết chế tín ngưỡng quan trọng của người dân làng Thanh Đông, tổng Thanh Châu, phủ Điện Bàn, nay thuộc địa phận thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An. Theo tư liệu Quảng Nam xã chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ điều tra vào những năm 1941-1943 cho biết: “Đình này làm đã quá lâu, năm trùng tu là 20 tháng 8 Bảo Đại 6. Đình lợp ngói xông gạch, gỗ lim, những cột này tròn cao 13m mộc, kèo trính tuy trơn nhưng thật là xưa, trông khéo lắm. Trước là tiền đường, sau là hậu tẩm. Hậu tẩm là một ngọn lầu cao độ 11 thước Tây có cổ lầu, trên đắp lưỡng long…”. Vì nhiều lý do, đình bị hư hỏng trong chiến tranh, hiện nay chỉ còn một phần nền móng.