Trong 17 địa danh đẹp nhất nên đến để pose ảnh , Hội An xếp thứ 3 bởi vẻ đẹp truyền thống xen lẫn hiện đại.
Trong số các lễ hội được bảo tồn tốt ở Hội An có lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội được tổ chức bởi những ngư dân sống bằng nghề sông nước. Ở Hội An, hiện còn khá nhiều di tích gắn liền với lễ hội này, đó là: lăng Ông, nơi thờ thần Nam Hải - vị thần của biển cả; lăng Tiêu Diện hay còn gọi là lăng Tứ Chánh Vạn, thuộc khối Phước Thịnh - phường Cửa Đại là một trong số đó. Lệ thường, vào ngày 16/02 âm lịch hàng năm, ngư dân phường Cửa Đại đứng ra tổ chức lễ hội Cầu Ngư nhằm cúng tạ ơn thần Nam Hải và cầu mong Thần phù hộ cho ngư dân được bình an trên sông nước để đánh bắt thu được kết quả.
Vào sáng ngày 12/3/2014 tại hội trường Khách sạn du lịch Hội An đã diễn ra Hội thảo tổng kết dự án phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn và du lịch làng nghề Quảng Nam do UBND tỉnh Quảng Nam và Văn phòng UNESCO Hà Nội tổ chức. Tham dự có trên 70 đại biểu gồm lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo UBND thành phố Hội An, các Sở, Ban, ngành của Tỉnh, Thành phố, các đơn vị doanh nghiệp, Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các nghệ nhân nghề thủ công và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài Tỉnh.
Thông qua Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Nhật Bản, nhân dân phường Motoshikkui, thành phố Nagasaki, Nhật Bản đã quyên góp và ủng hộ nhân dân thành phố Hội An số tiền 411.928 yên (tương đương 82 triệu VNĐ) để khắc phục thiệt hại do các cơn bão, lũ cuối năm 2013 gây ra. UBND thành phố sẽ làm đầu mối tiếp nhận số tiền trên và chuyển đến các đối tượng bị thiệt hại trong thời gian đến.
Từ 15/3 tới, tại Hội An (Quảng Nam), chủ trương cán bộ công chức đi làm bằng xe đạp chính thức phát động; song theo ghi nhận của PV Dân trí, hiện đã có rất nhiều cán bộ công chức tại thành phố này sớm hưởng ứng. Dưới đây là những hình ảnh cán bộ công chức TP Hội An bắt đầu đến công sở bằng xe đạp từ nhiều năm nay. Thậm chí, nhiều người cho biết đã bắt đầu sử dụng xe đạp thường xuyên từ nhiều năm nay.