Thực hiện kế hoạch số 3337/KH-UBND, ngày 24/8/2016 của UBND thành phố Hội An về việc tổ chức Hội tết Trung thu Bính Thân, Hội An - 2016, trong đó, UBND Thành phố giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chủ trì phối hợp với phòng TM-DL, Trung tâm VH-TT, Phòng VHTT và UBND phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô phát động tham gia hoạt động trưng bày Mâm cỗ Trung thu Bính Thân - 2016;
Với mục đích nâng cao sức hấp dẫn của bảo tàng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về lịch sử văn hóa Hội An của du khách cũng như tăng cường điều kiện bảo quản, phát huy giá trị của hiện vật khảo cổ, UBND thành phố Hội An đã thống nhất chủ trương “nâng cấp trưng bày, bảo quản và bổ sung hiện vật Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An”.
Vào chiều ngày 25/8/2015, tại văn phòng Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, ông Phạm Phú Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm đã có buổi tiếp và làm việc với ông OI Toshiaki - Cố vấn cao cấp Chương trình Tình nguyện viên của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và bà Nguyễn Thị Ngư - Cán bộ của tổ chức JICA.
Di tích chùa Bà (còn gọi là Quan Âm Phật tự, Minh Hương Phật tự) được xây dựng vào thế kỷ XVII, tọa lạc tại số 13 Nguyễn Huệ. Cùng với chùa Ông, chùa Bà là trung tâm tín ngưỡng của cư dân Hội An trong nhiều thế kỷ qua cũng như hiện nay.
Chiều ngày 16/8/2016, Cục Di sản Văn hóa phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam và Văn phòng UNESCO Hà Nội tổ chức cuộc họp, trao đổi với lãnh đạo chính quyền và các cơ quan ban ngành có liên quan của địa phương để nắm bắt thực tiễn công tác quản lý di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An, phục vụ cho việc góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, hiện đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Di sản Văn hóa soạn thảo để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
Nằm trong chuỗi các hoạt động“Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 14 năm 2016” tại thành phố Hội An, vào sáng ngày 16/8/2016, Hội thảo quốc tế “Trùng tu chùa Cầu – Quan điểm và giải pháp” do UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì đã diễn ra tại Quảng trường Sông Hoài - Thành phố Hội An với sự tham dự của gần 100 đại biểu từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt, có sự tham gia của các chuyên gia bảo tồn di sản hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam, như GS Tomoda, KTS Shimada, GS. TSKH. Lưu Trần Tiêu, PGS.TS Đặng Văn Bài, PGS.TS Trương Quốc Bình,…
Từ ngày 7-12/8/2016, Đoàn nghiên cứu do Giáo sư Shimomura Kumiko, trường Đại học Nữ Chiêu Hòa - Nhật Bản cùng 4 cộng sự đang nghiên cứu tại Việt Nam theo chương trình hợp tác với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành điều tra khảo sát, nghiên cứu về trang phục truyền thống tại Hội An.
Nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá, tài nguyên thiên nhiên Cù Lao Chàm, đồng thời giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An đến bạn bè trong nước và quốc tế, UBND thành phố Hội An tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu biểu trưng logo Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017 để chọn ra một biểu tượng có ý nghĩa, thể hiện rõ nét những đặc trưng văn hóa - thiên nhiên Cù Lao Chàm.
Chiều ngày 26/7/2016, lãnh đạo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức cuộc họp thông qua bộ khung định mức thời gian thực thi nhiệm vụ được giao, bao gồm định mức thời gian thực thi nhiệm vụ chuyên môn, công tác phục vụ, công tác đoàn thể.
Lễ vía Quan Thánh đế quân diễn ra tại chùa Ông (Quan Công miếu) vào ngày 24/6 âl là một trong những lễ lệ quan trọng được người dân Hội An duy trì thường xuyên từ mấy trăm năm nay.
Qua thực trạng về việc buôn bán hàng rong, vỉa hè trong khu phố cổ Hội An ngày càng gia tăng, mất trật tự làm ảnh hưởng đến mỹ quan phố cổ cũng như công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, phát triển du lịch bền vững của Hội An, vừa qua, UBND thành phố Hội An ban hành quyết định thành lập tổ công tác lập “Đề án nghiên cứu, đề xuất, bố trí buôn bán hàng rong, vỉa hè trong khu phố cổ”. Tổ công tác chia làm 3 nhóm, trong đó, nhóm 1 có nhiệm vụ nghiên cứu nội dung kinh doanh hàng rong, vỉa hè, nhóm 2 thực hiện khảo sát, đề xuất bố trí buôn bán hàng rong, vỉa hè và nhóm 3 tổng hợp thực trạng về buôn bán hàng rong, vỉa hè và tổ chức triển khai thực hiện.
Di tích nhà số 26 Bạch Đằng thuộc di tích loại 3 theo phân loại giá trị bảo tồn kiến trúc trong khu phố cổ. Trải qua thời gian, di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, cần tu bổ khẩn cấp.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Văn phòng dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã gửi tặng cho Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An 47 đầu sách gồm nhiều thể loại như: Ca dao, dân ca, tục ngữ ca ngợi tình yêu lứa đôi, các nghi lễ phong tục tập quán, truyện cổ, truyện thơ, truyện kể dân gian, nghề và làng nghề truyền thống, vè, văn hóa ẩm thực, văn hóa dân gian, văn học dân gian… trên khắp mọi miền đất nước.
Vào ngày 15/7/2016, tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Văn hóa dân gian với vấn đề biển đảo”. Chủ trì hội thảo gồm GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, TS. Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, TS. Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Di lich tỉnh Quảng Ngãi. Tham dự hội thảo có các đại biểu lãnh đạo một số sở, ban ngành, địa phương, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, lượng khách đến tham quan Khu phố cổ Hội An nói chung, các điểm bảo tàng, di tích thuộc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý nói riêng tăng lên đáng kể.
Sáng ngày 13 tháng 7 vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức buổi gặp mặt các cộng tác viên Bảo tồn Di sản 6 tháng đầu năm 2016 nhằm trao đổi những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An nói chung, khu phố cổ Hội An nói riêng.
Di tích Chùa Cầu được cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1990, là biểu tượng của Di sản Văn hóa thế giới Hội An. Đây là cầu cổ duy nhất ở Hội An với tên gọi đã đi vào ca dao, dân ca Hội An - xứ Quảng.
Khóa tập huấn “Đào tạo giảng viên bảo tồn di sản” do Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức diễn ra từ ngày 04/12/2014 đến ngày 24/3/2016 chia làm 5 đợt tại 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam
Năm 2016 là năm đánh dấu 20 năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Ai-len và Việt Nam. Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm sự kiện quan trọng này, triển lãm sưu tập ảnh “ Việt Nam 40 năm” gồm 12 bức ảnh của nhiếp ảnh gia Ian Thuiller đến từ đất nước Ai-len tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa là một trong những hoạt động đầy ý nghĩa tại Việt Nam được tổ chức trong không gian Khu phố cổ - Hội An Di sản Văn hóa Thế giới.