Thực hiện Kế hoạch số 2826/KH-UBND ngày 04/08/2017 của UBND thành phố Hội An về phối hợp tổ chức sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ XV, năm 2017”, Chi đoàn Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì tổ chức một số “Trò chơi trẻ em Hội An - Nhật Bản” trong sự kiện này.
Ngày 9/8, Tỉnh đoàn Quảng Nam tổ chức Hội thi tin học khối cán bộ, công chức, viên chức trẻ tỉnh Quảng Nam lần thứ III năm 2017. Tham dự lễ khai mạc hội thi có đồng chí Nguyễn Xuân Đức - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, đồng chí Phan Thị Á Kim - Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ cùng với 72 thí sinh đến từ các huyện, thị, thành phố và Đoàn khối các cơ quan tỉnh. Hội thi năm nay được chia thành 04 bảng, gồm: Bảng A dành cho công chức khối xã, phường; Bảng B dành cho công chức khối huyện và Đoàn khối các cơ quan tỉnh; Bảng C dành cho viên chức; Bảng D thi tập thể. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức còn chấm chọn các giải pháp hoặc ý tưởng phần mềm sáng tạo về ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm phục vụ công tác chuyên môn hoặc cải cách hành chính.
Nhà lao Hội An là một trong những di tích lịch sử cách mạng quan trọng ở phường Sơn Phong, thành phố Hội An. Nơi đây là trung tâm cải huấn của chính quyền tỉnh Quảng Nam thuộc chế độ cũ, nơi giam cầm hàng ngàn cán bộ chiến sĩ cách mạng và là chứng tích về sự đàn áp, tra tấn của địch đối với các tù chính trị yêu nước.
Đình đá An Bàng từng là một công trình văn hóa – tín ngưỡng quan trọng của cư dân làng Đại An trước đây, nay là khối An Bàng của phường Cẩm An. Điểm đặc biệt của công trình này là các cấu kiện kiến trúc được làm bằng chất liệu đá. Do điều kiện lịch sử, ngôi đình đã bị hủy hoại gần như hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng và một số chi tiết kiến trúc.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hội An có tổng cộng 1432 di tích. Trong đó, quần thể di tích Khu phố cổ Hội An có 1171 di tích, ngoài Khu phố cổ có 261 di tích. Trong 6 tháng đầu năm 2017, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các cơ quan chuyên môn từ thành phố đến các xã/phường, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các di tích trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần bảo tồn lâu dài những giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương nói riêng, thành phố Hội An nói chung.
Nhằm từng bước nâng cao công tác quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cũng như kịp thời nắm bắt những ý kiến phản hồi, đề xuất của đội ngũ cộng tác viên là cán bộ khối phố và lãnh đạo UBND các phường nằm trong khu di sản, chiều ngày 28/7/2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên bảo tồn di sản văn hóa 6 tháng đầu năm 2017.
Thực hiện yêu cầu của UNESCO về việc hoàn thiện bộ hồ sơ Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An và chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc lập Kế hoạch quản lý di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, trong thời gian qua, được sự thống nhất của UBND thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần tư vấn bảo tồn di sản Toàn Cầu tiến hành những nội dung công việc trong đề án lập Kế hoạch quản lý di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.
Nhằm gìn giữ, bảo vệ các di tích trước tác động bởi các yếu tố bất lợi của tự nhiên, trong đó có sự xâm hại của mối mọt, UBND thành phố Hội An đã giao cho Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình thực hiện dự án chống mối các di tích nằm ngoài khu phố cổ Hội An.
Lễ vía Quan Thánh đế quân diễn ra tại chùa Ông (Quan Công miếu) vào ngày 24/6 âl hằng năm là một trong những lễ lệ quan trọng được người dân Hội An duy trì thường xuyên từ mấy trăm năm nay. Đây là một lễ lệ cổ truyền thể hiện rõ quá trình tiếp xúc giao l¬ưu văn hóa đã từng diễn ra rất phong phú và đa dạng tại thương cảng Hội An.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của nhân dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan khu phố cổ Hội An, trong 6 tháng đầu năm 2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 155 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong khu phố cổ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố.
Thành phố Hội An của Việt Nam lọt vào top thành phố tốt nhất thế giới
TripAdvisor, trang web về du lịch hàng đầu thế giới vừa bình chọn 10 điểm đến tại Việt Nam thu hút đông đảo du khách quốc tế, trong đó, đứng đầu danh sách là Hội An - Quảng Nam. Danh sách 10 điểm đến được yêu thích nhất tiếp sau là thủ đô Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh, Nha Trang - Khánh Hòa, Đà Lạt - Lâm Đồng và Sa Pa - Lào Cai.
Ngày 11/7/2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện của tổ chức JICA là ông Ohi Toshiaki - cố vấn cao cấp chương trình Tình nguyện viên Hợp tác Hải ngoại Nhật Bản (JOCV) để tiếp nhận tình nguyện viên JICA - bà Hattori Sumika đến làm việc tại Trung tâm, kế nhiệm tình nguyện viên Kamogawa Yasushi vừa kết thúc thời gian công tác tại Trung tâm.
Trong quý II năm 2017, các điểm bảo tàng, di tích do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý đã đón 495,541 lượt khách tham quan.
Vào ngày 16/6/2017, tại nhà ông Đinh Quang Minh, số 79 Trần Phú – Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận một hiện vật văn hóa dân gian do gia đình ông Đinh Quang Minh trao tặng.
Ngày 21/6/2017, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tiếp nhận từ Hội tù yêu nước thành phố một số hiện vật liên quan đến di tích nhà lao Hội An.
Di tích Khổng Tử miếu ở khối Tu Lễ, phường Cẩm Phô là công trình văn hóa - tín ngưỡng có quy mô lớn ở Hội An.
Những năm qua, trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Phát triển giữa 2 nước Việt Nam - Nhật Bản, cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử nhiều Tình nguyện viên hợp tác hải ngoại Nhật Bản (JOCV) đến Hội An để hỗ trợ giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về giáo dục, văn hóa và môi trường.
Trong 2 ngày 14 và 15/6 vừa qua, tại Siem Reap - Campuchia đã diễn ra hội nghị quốc tế về các thành phố Di sản và Du lịch bền vững.
Di tích nhà số 79 Trần Phú thuộc di tích loại II theo phân loại giá trị bảo tồn kiến trúc trong khu phố cổ Hội An.