Nhằm tập hợp tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hội An, trong những năm qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tập trung sưu tầm tư liệu về Hội An hiện đang lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ và tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.
Ẩm thực ở Hội An rất phong phú, đa dạng, là một bộ phận góp phần tạo nên giá trị nổi bật của di sản văn hóa phi vật thể ở Hội An. Trong đó, món Xí mà là một trong những món ăn truyền thống rất độc đáo và đặc trưng ở Hội An. Hiện nay, ở Hội An có một số gánh xí mà được bán trên các tuyến đường trong và ngoài khu phố cổ. Tuy nhiên, gánh xí mà của gia đìnhông Ngô Thiểu đã trở thành một thương hiệu ẩm thực gắn liền với đời sống các thế hệ của người dân phố Hội và được đông đảo du khách ưa chuộng, bởi lẽ đây là gánh xí mà của người đã trên 70 năm gắn bó với nghề.
Làng Thanh Tây là một trong những làng được hình thành sớm ở Hội An. Vào đầu triều Nguyễn, Thanh Tây là một giáp của xã Thanh Châu, tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang. Tuy nhiên những thông tin, tư liệu về làng Thanh Tây hiện nay còn lại rất ít. Vì vậy những tư liệu kí ức của các bậc cao niên, những người đã định cư và sing sống tại làng là rất quan trọng để nghiên cứu về ngôi làng này.
Nghệ thuật trình diễn dân gian là một trong những loại hình di sản văn hóa phi vật thể hiện tồn khá đa dạng, phong phú ở Hội An, trong đó có hình thức nghệ thuật Hò đưa linh.
“Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm” là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp tổ chức vào ngày 9/12/2018 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Sáng ngày 30/11/2018, tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ - Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra “Hội thảo Quốc tế về Bảo tồn - Cơ hội và Thách thức cho các giá trị di sản văn hóa”. Hội thảo do Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các tài sản sản văn hóa (ICCROM) phối hợp tổ chức.
Đầu thế kỷ trước, di tích Cẩm Hà cung – Hải Bình cung đã được đánh giá một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu, quan trọng của Hội An xưa do cộng đồng người Minh Hương tại Hội An xây dựng. Năm 1930, Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp đã đưa di tích Cẩm Hà cung – Hải Bình cung vào danh mục cổ tích liệt hạng, là công trình kiến trúc bậc nhất Quảng Nam cùng với hai di tích khác ở Hội An là Chùa Cầu và hội quán Triều Châu. Theo tư liệu (Hội An kim tích), Cẩm Hà cung được khởi dựng vào năm 1626 ở ranh giới địa phận xã Cẩm Phô và xã Thanh Hà. Tên gọi cung Cẩm Hà xuất phát từ cách gọi ghép của hai địa danh này. Sau đó, di tích được di dời về vị trí hiện tại, cho đến nay vẫn chưa xác định được niên đại di dời (có ý kiến cho rằng khoảng năm 1686 nhưng cho đến nay vẫn chưa đủ cơ sở kết luận). Người dân địa phương thường gọi di tích này là chùa Bà Mụ.
Nằm trong kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và 19 năm ngày khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới (04/12/1999 – 04/12/2018), sáng ngày 04/12/2019, tại hội trường Thành ủy Hội An, UBND thành phố Hội An tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Quản lý, bảo tồn, phát huy bền vững di sản văn hóa khu phố cổ Hội An”.
Chiều ngày 26/11/ 2018, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An có buổi làm việc, trao đổi với đoàn cán bộ của Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Hàn Quốc do bà Kim So-Hyung – Giám tuyển Sưu tập của Bảo tàng làm trưởng đoàn.
Nằm trong chuỗi những hoạt động kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 và 19 năm Khu phố cổ Hội An được công nhận di sản văn hóa thế giới (04/12/1999-04/12/2018), Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Xúc tiến Thương mại Việt Pháp tổ chức triển khai hệ thống thuyết minh tự động (audio guide) tại di tích Chùa Cầu, Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Hội An.
Chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và 19 năm ngày Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (04/12/1999-2019), Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tổ chức trưng tư liệu lưu trữ với chủ đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong lịch sử qua Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”.
Chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 19 năm khu phố cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (04/12/1999-2018), được sự thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã triển khai sưu tầm, tập hợp tư liệu tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Hội An qua Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”.
Thực hiện chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An năm 2018, ngày 21/11 vừa qua, Trung tâm Lịch sử - Xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng Trung bộ và Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đồng tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Làng xã Quảng Nam - Đà Nẵng sau ngày đất nước đổi mới (1986).
Sau 19 tháng thi công với nguồn vốn ODA của Nhật Bản, đến nay, công trình nhà máy xử lý nước thải khu vực Chùa Cầu, Hội An đã hoàn thành.
Trong 2 ngày 10/11 và 12/11 năm 2018, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố triển khai bộ tài liệu “giáo dục di sản trong học đường” cho giáo viên 9 trường tiểu học gồm: Trường tiểu học Cẩm An, Cửa Đại, Lý Tự Trọng, Cẩm Thanh, Đỗ Trọng Hường, Trần Quốc Toản, Cẩm Kim, Bùi Chát, Lê Độ và 7 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố gồm: Chu Văn An, Huỳnh Thị Lựu, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu và Kim Bồng với 85 giáo viên cùng lãnh đạo của các trường.
Nhằm kịp thời ứng phó với nguy cơ thường trực về cháy trong Khu phố cổ, đảm bảo an toàn cho các di tích và đặc biệt là người dân đang sinh sống, du khách tham quan phố cổ, được sự thống nhất của UBND thành phố Hội An, vào chiều ngày 16/11/2018, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với các ban ngành của Thành phố và UBND Phường Minh An tiến hành bàn giao mặt bằng thi công công trình phòng chống cháy trong khu phố cổ Hội An cho đơn vị thi công là Liên doanh nhà thầu Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật PCCC An Bảo Phát.
Trong chương trình làm việc tại Việt Nam từ ngày 01/11 đến 10/11/2018, bà Sengupta Somini, phóng viên báo New York Times (Mỹ) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An về biến đổi khí hậu tại Hội An.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn xã Tân Hiệp, đồng thời tăng cường thông tin về di tích nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu của nhân dân và tham quan du lịch của du khách, sau thời gian tu bổ, tôn tạo các di tích: lăng Tiền Hiền (đình Tiền Hiền), giếng xóm Đình, miếu Thổ thần, miếu Cô và lắp đặt bảng thông tin với nội dung song ngữ Việt - Anh tại giếng xóm Cấm; phục dựng nhà ông Nguyễn Vinh tại địa điểm rẫy ông Thơ, vào ngày 06/11/2018, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với các ban ngành của Thành phố và UBND xã Tân Hiệp tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng các di tích này.
Hội nghị di sản văn hóa phi vật thể Châu Á - Thái Bình Dương 2018 với chủ đề “Các tổ chức phi chính phủ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và sự phát triển cộng đồng bền vững” được tổ chức từ ngày 6-8/11 tại thành phố Huế. Hội nghị do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì và Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Thông tin và Mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực Châu Á Thái Bình Dương do UNESCO bảo trợ, thuộc Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc tổ chức.
Trong thời gian từ ngày 24/10 - 2/11 vừa qua, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với Khoa Lịch sử - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội tiến hành chỉnh lý hiện vật khảo cổ di tích Ruộng Đồng Cao thuộc phường Cẩm Phô, thành phố Hội An.