Vừa qua, UBND thành phố Hội An đã có văn bản số 4065/UBND ngày 11/12/2019 về việc đầu tư tôn tạo di tích Cây Thông Một tại phường Tân An. Theo nội dung văn bản, UBND thành phố giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An chủ trì, tham mưu đăng ký bổ sung dự án tu bổ, tôn tạo di tích Cây Thông Một tại phường Tân An vào danh mục đầu tư công trung hạn của tỉnh giai đoạn 2016-2020, lập hồ sơ đầu tư trình UBND tỉnh thống nhất, trên cơ sở đó lập các thủ tục đầu tư trình phê duyệt theo quy định để triển khai thực hiện. Kinh phí đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố.
Miếu Giáp Đông được xây dựng để thờ các bậc tiền hiền của Giáp Đông làng Thanh Hà, hiện chưa tìm thấy tư liệu xác định niên đại khởi dựng ngôi miếu. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi miếu bị phá hủy hoàn toàn, được cư dân địa phương tái thiết vào khoảng năm 1962 với kiểu thức và quy mô kiến trúc như hiện nay. Trải qua quá trình sử dụng và bị tác động của môi trường tự nhiên, di tích đã xuống cấp ở nhiều hạng mục.
Vào ngày 3/12/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với các ban ngành của thành phố Hội An đã tiến hành bàn giao mặt bằng sửa chữa, cải tạo Bảo tàng Hội An, số 10B Trần Hưng Đạo, phường Minh An.
Miếu Trung Giang tọa lạc tại thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim là di tích có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa - tín ngưỡng của cộng đồng cư dân địa phương.
Sau thời gian tu bổ, tôn tạo, vào ngày 21/11/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì, phối hợp với các ban ngành trên địa bàn Thành phố, UBND phường Minh An và Tổ quản lý di tích tiến hành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng di tích miếu Hy Hòa, phường Minh An. Di tích này được đầu tư tu bổ từ nguồn vốn ngân sách Thành phố với tổng mức đầu tư là 387.361.000 đồng. Hạng mục đầu tư, tu bổ miếu gồm: Miếu chính, Tam quan, Nhà sau, Khu vệ sinh, Sân trời.
Sáng ngày 28/11/2019, tại Công viên Kazik, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC (phòng cháy chữa cháy) & CNCH (cứu nạn cứu hộ) Bắc Quảng Nam tổ chức chương trình Tuyên truyền, hướng dẫn vận hành hệ thống báo cháy và chữa cháy tại Khu phố cổ Hội An cho lực lượng Dân phòng và chủ di tích trên địa bàn phường Minh An.
Với mục đích nhận diện những giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học của di tích khảo cổ Thanh Chiếm cũng như bổ sung hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Hội An, trên cơ sở quyết định cấp phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An hợp tác với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội và Bảo tàng Quảng Nam triển khai thăm dò, khai quật khảo cổ di tích Thanh Chiếm.
Từ ngày 21/11 - 22/11, tại thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Trung tâm Thông tin và Mạng lưới Quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới sự bảo trợ của UNESCO (gọi tắt là ICHCAP) đồng tổ chức Hội thảo chuyên gia 2019 về xây dựng mạng lưới di sản văn hóa phi vật thể biển với chủ đề “Truyền thống biển: Thực hành và tín ngưỡng”.
Ngày 14/11/2019, tại thành phố Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kết quả thực hiện và phản hồi về thực tế áp dụng” thuộc chương trình tập huấn “Giảm thiểu rủi ro thiên tai với di sản văn hóa”.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, theo kế hoạch vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 tới, tại thành phố Hội An sẽ diễn ra nhiều hoạt động khoa học, văn hóa thể thao quan trọng, gồm:
Nhằm đáp ứng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích nhà ở của nhân dân, góp phần bảo tồn các giá trị kiến trúc, cảnh quan khu phố cổ Hội An, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tiếp nhận 217 lượt hồ sơ xin phép sửa chữa, tu bổ di tích nhà ở của nhân dân trong Khu phố cổ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố.
Từ ngày 31/10 đến 03/11/2019, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã tổ chức Hội thảo “Bảo vệ di sản văn hóa trước những vấn đề mới” và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ngành di sản văn hóa năm 2019. Tham dự hội thảo và tập huấn có lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên và hơn 200 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đang công tác trong các Bảo tàng, Khu di sản thế giới, Ban quản lý di tích, Trung tâm bảo tồn di tích, Phòng Di sản Văn hóa… tại các tỉnh thành của đất nước.
Nằm trong kế hoạch thực hiện đề tài “Nghiên cứu, biên soạn địa chí Hội An” năm 2019, được sự thống nhất của cơ quan chủ trì (Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An), vào ngày 29/10/2019, Ban chủ nhiệm đề tài tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hội An thời kỳ chúa Nguyễn và Tây Sơn”.
Sau thời gian tu bổ, tôn tạo, vào ngày 10/10/2019, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì, phối hợp với các ban ngành trên địa bàn Thành phố, UBND phường Cẩm Châu, phường Cẩm Phô, xã Cẩm Kim và các Tổ quản lý di tích tiến hành nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng các di tích: miếu Ông Địa (khối Thanh Tây, phường Cẩm Châu), miếu Ngũ Hành (khối Tu Lễ, phường Cẩm Phô), miếu Hà Tân (thôn Phước Trung, xã Cẩm Kim). Các di tích này được đầu tư sửa chữa nhỏ từ nguồn vốn ngân sách Thành phố với tổng mức đầu tư là 687.384.000 đồng.
Nằm trong kế hoạch “Sưu tầm, nhận diện bước đầu tri thức dân gian về biển ở Hội An”, vào ngày 23/10/2019, tại Khu thiết chế văn hóa thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức tham vấn cộng đồng tri thức dân gian về xảm, trám trét trong đóng, sửa ghe thuyền truyền thống của cư dân Kim Bồng - Cẩm Kim. Tham dự buổi tham vấn gồm những nghệ nhân đóng ghe thuyền và nhiều thợ chuyên xảm ghe. Buổi tham vấn diễn ra trong không khí sôi nổi, cởi mở, nhiều thông tin có giá trị về xảm, trám trét ghe thuyền được những người thợ lâu năm cung cấp như nguyên vật liệu được sử dụng trước đây và hiện nay; dụng cụ dùng để xảm, trám trét ghe thuyền và đặc biệt là cách thức, phương pháp thực hiện.
Vào các ngày từ 14/10 đến 16/10/2019, tại Băng Cốc và Ayutthaya, Thái Lan đã diễn ra Hội thảo “Khả năng thích ứng của Di sản Văn hóa với biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á”. Hội thảo là hoạt động thuộc dự án nghiên cứu đa phương giữa 5 trường đại học: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (Việt Nam), Đại học Liverpool John Moores – Vương Quốc Anh, Đại học Naresuan – Thái Lan, Đại học Khoa học và Công nghệ Mbarara – Uganda và Đại học Tây Scotland – Vương quốc Anh. Hội thảo có sự tham dự của chính quyền địa phương, các Ban ngành Du lịch, Văn hóa, Giáo dục, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ tại Thái Lan như ICOMOS Thái Lan, UNESCO Thái Lan…
Nằm trong kế hoạch “Sưu tầm, nhận diện bước đầu tri thức dân gian về biển ở Hội An”, vào ngày 10/10/2019, tại Khu thiết chế văn hóa khối Phước Trạch, phường Cửa Đại, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã tổ chức tham vấn cộng đồng tri thức dân gian về việc xác định phương hướng và dự báo thời tiết trong nghề đi biển ở Hội An.
Đô thị cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vừa được Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards (WTA) lần đầu tiên trao giải 'Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á', khẳng định sức hút của Di sản văn hóa thế giới UNESCO.