Ngày 18/3/2021, UBND thành phố Hội An có Công văn số 600/UBND về việc thống nhất chủ trương giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố thực hiện một số nội dung của công tác quản lý di tích, bao gồm:
Vào ngày 23/3/2021, UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 750/QĐ-UBND về việc giao nhiệm vụ lập, trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu.
Vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 16/3/2021 về quyết định chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương.
Sau thời gian tu bổ, chiều ngày 16/03/2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chủ trì, phối hợp cùng UBND phường Tân An và các ban ngành thành phố Hội An tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng công trình tu bổ di tích Vạn Thiện Đồng Quy, phường Tân An.
Vào ngày 18/12/2020 UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ban hành Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An. Để mọi người dân, đặc biệt là cộng đồng cư dân trong Khu phố cổ, các cá nhân, tổ chức sở hữu, sử dụng di tích trong Khu phố cổ biết và hiểu được những nội dung quy định của quy chế, ngày 11/3/2021, UBND thành phố Hội An đã ban hành kế hoạch số 544/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ Hội An.
Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung là một trong những địa phương còn lưu giữ các dấu tích, di tích, đặc biệt là các văn bản Hán Nôm liên quan đến phong trào – vương triều Tây Sơn như giấy tờ kê khai đất đai, dân số, các loại văn bản hành chính, các tờ trình bẩm thời Thái Đức, Quang Trung, Cảnh Thịnh. Trong tình hình khan hiếm sử liệu về nhà Tây Sơn thì loại tư liệu này trở nên quý giá và cần thiết để phác thảo quy mô, ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn ở Hội An nói riêng, xứ Quảng nói chung.
Vào sáng ngày 12/3/2021, tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, Đoàn công tác Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam về xây dựng đô thị di sản và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.
Trong thời gian qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã sưu tầm trên địa bàn thành phố được trên một ngàn đơn vị thơ ca dân gian, trong đó thơ ca dân gian về kháng chiến và Bác Hồ chiếm tỉ lệ trên 20%.
Chùa Cầu là di tích có giá trị lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia theo quyết định số 506 - VH - QĐ ngày 19/3/1985 của Bộ Văn hóa.
Di tích đình Ông Voi là công trình văn hóa - tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng làng/xã Hội An xưa - một trong những làng/xã của người Việt hình thành sớm ở Hội An. Với những giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, vừa qua trên cơ sở đề xuất của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, UBND thành phố Hội An đã ban hành Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 19/02/2021 phê duyệt phương án bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Thường lệ, sau 3 ngày tết Nguyên đán, tại các di tích ở Hội An những hoạt động lễ lệ, lễ hội cầu an, tế xuân đầu năm được cộng đồng cư dân tổ chức long trọng theo nghi thức truyền thống nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng an yên…
Vào chiều ngày 22/02/2021, ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã có buổi làm việc trực tuyến với Văn phòng đại diện JICA tại Việt Nam. Mục đích của buổi họp này là nhằm tìm hiểu nhu cầu tình nguyện viên chuyên ngành kiến trúc phục vụ cho công tác tu bổ Chùa Cầu và các công trình di tích trong thời gian sắp đến của Trung tâm.
Hằng năm, sau ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng, người dân Hội An nô nức chuẩn bị ăn tết Nguyên tiêu. Đây vừa là dịp lễ hội, vừa là ngày cúng tế cầu an, tế tự tại nhiều di tích tín ngưỡng và một số hội quán của người Hoa.
“Dựng cây nêu ngày Tết” là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động Tết Nguyên đán được UBND thành phố Hội An khôi phục tổ chức đến nay đã được 10 năm. Năm nay, tuy chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 song các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố Hội An đã nhiệt tình hưởng ứng hoạt động dựng cây nêu ngày Tết. Đặc biệt, UBND xã Cẩm Thanh đã phát động thành phong trào dựng cây nêu ngày Tết trên địa bàn toàn xã.
Sáng 18/2/2021, nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng, UBND xã Cẩm Hà (thành phố Hội An) cùng cộng đồng người dân làng rau Trà Quế đã tổ chức lễ Cầu bông trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.
Thực hiện Kế hoạch số 3857/KH-UBND, ngày 25/12/2020 của UBND thành phố Hội An về việc tổ chức “Hội Tết Nguyên đán Tân Sửu, Hội An - 2021”, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An có Thông báo số 03/TB-DSVH ngày 18/01/2021 gởi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học và đặc biệt là các chủ di tích/đại diện chủ di tích trên địa bàn Thành phố tham gia hoạt động “Dựng cây nêu ngày Tết” xuân Tân Sửu - 2021.
Trong những năm qua, công tác sưu tầm, bổ sung hiện vật cho các bảo tàng chuyên đề được Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An thực hiện thường xuyên.
Ngày 21/01/2021, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An có Thông báo số 04/TB-DSVH gửi UBND các xã, phường và các chủ di tích/đại diện chủ di tích trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường công tác quản lý di tích vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu - 2021.
Mối mọt là một trong những yếu tố đã, đang và sẽ còn tiếp tục tác động xấu đến di tích ở Hội An.
Chùa Cầu còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều, là cầu cổ có mái che duy nhất ở Hội An còn lại cho đến ngày nay với tên gọi đã đi vào ca dao, dân ca ở Hội An - xứ Quảng. Tên gọi Lai Viễn Kiều do Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu đặt năm Kỷ Hợi - 1719. Chùa Cầu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia theo quyết định số 506 - VH - QĐ ngày 19/3/1985 của Bộ Văn hóa.