Một góc Hội An.
Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này, dòng sông bị bồi lấp. Đi ngược về phía tây, cả đường sông và đường bộ là những làng mạc trù phú tiếp nối với rừng Trường Sơn giàu lâm thổ sản.
Hội An bây giờ thực sự là một thương hiệu nổi tiếng mà chỉ cần vào mục tìm kiếm trong Google đã có hơn 13,6 triệu thông tin liên quan. Hơn 20 năm qua, nhận thấy tầm quan trọng của khu đô thị di sản, chính quyền và nhân dân thành phố đã đồng tâm, hợp lực ra sức bảo tồn, phát huy những giá trị riêng có và đã đạt được những thành tựu. Nổi bật nhất là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển du lịch - dịch vụ và thương mại làm mũi nhọn. Lượng khách du lịch đến tham quan phố cổ Hội An ngày càng tăng nhanh, từ gần 100 ngàn lượt khách tham quan trong năm 1999 đến năm 2019 đã tăng lên gần 2,5 triệu lượt. Toàn thành phố từ chỗ chỉ có 17 khách sạn, nhà nghỉ đến cuối năm 2019 đã tăng lên 704 cơ sở với đủ loại hình lưu trú và gần 11.745 phòng. Lấy văn hóa làm nền tảng và động lực, 20 năm qua ngành kinh tế này đã tăng vượt bậc và hiện chiếm tỷ trọng hơn 70% so với GDP toàn thành phố. Đời sống đại bộ phận nhân dân cũng khá hẳn lên từ ngành kinh tế này, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt hơn 53 triệu đồng.
Rõ ràng là, từ tháng 12 năm 1999, sau khi Hội An được công nhận là di sản quốc tế thì có thể nói Hội An đã trở nên nổi tiếng và quá trình du lịch hóa ở khu phố cổ đã diễn ra một cách nhanh chóng.
Tuy vậy, sự phát triển của du lịch đã gây ra áp lực lớn và ẩn chứa nguy cơ khó lường đối với việc bảo tồn di sản. Nếu chỉ chú trọng quá việc phát triển du lịch và kinh doanh phục vụ du lịch mà không có hướng quy hoạch, điều chỉnh hợp lý thì sẽ dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều người dân ngoài khu phố cổ tràn vào khu phố và biến các dãy phố cổ thành nơi phục vụ chủ yếu cho mục đích kinh doanh, thậm chí là có những ngôi nhà được bán và cho thuê hoàn toàn dẫn đến nhà ở chỉ trở thành nơi bán hàng, mất đi hình ảnh vốn có của phố cổ - đó là nhà phố kết hợp với cửa hàng, tức là nơi sinh hoạt kết hợp với nơi kinh doanh. Th.S Nguyễn Chí Trung – nguyên Giám đốc Trung tâm QLBTDSVH Hội An, cho biết “Khi phát triển du lịch thì cư dân ở các nơi khác đến, các vùng khác đến. Và con người Hội An không phải là con người thuần túy của những năm trước đây, các thế kỷ trước đây, là con người Hội An gốc mà bây giờ đã có sự du nhập của các nền văn hóa, các nền kinh tế khác vào đây, đã tạo nên sự phát 3 triển vừa mang tính sôi động vừa mang tính tích cực nhưng đồng thời cũng để lại những hậu quả, những hệ lụy mà nếu không có định hướng tốt thì sẽ phá vỡ mất giá trị đặc thù riêng có của Hội An. Đó là quần thể khu di tích, khu phố cổ gắn với con người sống cuộc sống đời thường, bình thường, có đặc trưng chung nhất là “nhân tình thuần hậu”.
Thực tế là hiện nay, sự quá tải du lịch ở Hội An đã nhìn thấy rõ gây nên sự mất cân bằng về cơ chế cùng tồn tại và phát triển giữa du khách và cộng đồng cư dân bản địa, về quản lý rủi ro trong các ngành nghề, về sự phai nhạt nếp sống văn hóa được hình thành từ bao đời do sự giảm sút của dân số trong khu phố cổ… Tiến sĩ Ando Katsuhiro – Trường Đại học Yamanashi – Nhật Bản chia sẻ những thông tin cần chú ý, trong trào lưu du lịch mang tính toàn cầu, đòi hỏi có cơ chế cùng tồn tại và phát triển giữa khách du lịch và người dân địa phương nhưng ở Hội An thời gian qua lượng du khách lại gia tăng đột biến, còn dân số trong khu phố cổ lại giảm đi, các ngành nghề ở Hội An thì phụ thuộc vào du lịch đến hơn 60%.
“Điều này không có vấn đề gì nếu trong giai đoạn du lịch phát triển ổn định, tuy nhiên nếu du lịch bị rơi vào khủng hoảng do thiên tai, chiến tranh, biến cố trong quan hệ quốc tế giống như những nơi khác trên thế giới, thì rủi ro này không thể tránh khỏi. Còn dân cư di dời xa do các khu phố bị thương mại hóa, dân số càng ngày càng giảm đã phát sinh thách thức làm thế nào để duy trì sinh hoạt và lối sống vốn có tại khu phố cổ”, Tiến sĩ Ando nói.
Sự thay đổi chủ sở hữu nhà ở, biến động dân số, chuyển đổi cơ cấu dân cư trong khu phố cổ quá rõ nét trong 20 năm qua đã làm tình trạng sửa chữa, cải tạo nhà ở, địa điểm kinh doanh, nhất là trong khu phố cổ diễn ra với tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với trước đây, làm thay đổi về cảnh quan, biến dạng di tích, nhà ở trong khu phố cổ. iến dạng di tích với rất nhiều yếu tố trầm ẩn, đáng lo lắng thông qua các nhu cầu kinh doanh buôn bán, phục vụ cho đời sống hiện đại của cư dân phố cổ!.
Từ kết quả kiểm tra, khảo sát của đơn vị những năm qua, Th.S Phạm Phú Ngọc – Giám đốc Trung tâm QLBTDSVH Hội An cho biết: “Đến bây giờ, chúng tôi được biết là hầu như không có ngôi nhà nào trong khu phố cổ mà không dùng để kinh doanh, rất ít, chỉ còn lại 1 – 2 cái. Những năm trước đây việc kết hợp vừa kinh doanh vừa ở trong các ngôi nhà, các di tích rất phổ biến.
Ngoài việc đầu tư tu bổ tôn tạo di tích từ các nguồn vốn, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong vùng nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa, kết hợp các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản với việc tạo thu nhập cho nhân dân địa phương nơi có di sản, để nhân dân địa phương được hưởng lợi từ di sản.
Cùng với đó, các chương trình hợp tác quốc tế đã được thực hiện khá liên tục với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Một số lớp tập huấn, hướng dẫn công tác tu bổ, bảo tồn di tích đã được tổ chức. Phía Nhật Bản đã cử chuyên gia trực tiếp trùng tu một số công trình kiến trúc cổ ở đây.
Ngoài ra, rất nhiều hội thảo, nghiên cứu khoa học mang tầm quốc gia và quốc tế thường xuyên được tổ chức để tìm kiếm và mở rộng phương thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản bền vững. Hội An đã chia sẻ cùng các thành phố di sản trong khu vực và trên thế giới nhiều kinh nghiệm quý trên cả hai mặt bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nhưng mà từ những năm 2014 đến 2017 và đến bây giờ thì hầu như tỷ lệ gia tăng rất nhiều, một số ngôi nhà chỉ dùng để kinh doanh, không có người ở. Đây là vấn đề hết sức quan ngại, chúng ta hay dùng từ là biến dạng trong di tích” Phát triển du lịch đã tác động tích cực, mang lại nhiều đổi thay lớn lao đối với vùng đất và con người phố cổ nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức khó lường, để lại nguy cơ tiềm tàng đối với công tác bảo tồn di sản. Nhất thiết phải có những điều chỉnh thích hợp để vừa bảo tồn di sản văn hóa thế giới đô thị cổ vừa đảm bảo để Hội An phát triển bền vững, trở thành điểm đến mang bản sắc độc đáo, được du khách năm châu yêu thích.
Tác giả: P.TH
Nguồn tin: www.quangnam.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn