Không phải vô cớ mà Phở được gọi là món quốc hồn quốc túy của nước Việt. Dân Việt ăn cơm là điều chẳng cần phải bàn, có điều ăn cơm hoài cũng ngán, cần phải tìm ra cái món gì đó cũng từ gạo mà không phải là cơm để làm phong phú món ăn hơn. Trải qua mấy ngàn năm chắt đục gạn trong cuối cùng cái món Phở cũng ra đời. Suy cho cùng phở, cơm gì cũng từ chính hạt gạo mà ra. Chẳng thế mà các cụ vẫn hay bảo “Chán cơm thèm phở” là gì, cũng vì vậy phở có mặt bất kỳ nơi đâu trên mọi miền đất nước. Và cả khi phải xa quê đến tận cùng thế giới, hành trang của người Việt mang theo cũng không thể thiếu món phở.
Với địa hình vùng cửa sông, ven biển là môi trường gặp gỡ, chuyển tiếp giữa biển cả bên ngoài và các nguồn sông suối ở sâu trong nội địa, vì thế diện tích mặt nước lợ ở Hội An tương đối lớn, thuộc các nhánh sông, hói, đầm, vũng… Từ tính chất sông ngòi đa dạng làm nên sự phong phú của môi trường sinh thái, của nguồn thuỷ hải sản và cũng từ đó làm nên sự đa dạng của các nhóm nghề đánh bắt sông nước truyền thống trên môi trường nước lợ ở Hội An.
Từ cầu Câu Lâu nhìn ra biển, vào những ngày trời trong xanh chúng ta có thể trông thấy nhóm đảo Cù Lao Chàm trấn ngự ngoài xa, cách cửa Đại khoảng 15km, đó là một nhóm gồm 8 đảo lớn nhỏ: hòn Lao, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Khô mẹ và hòn Khô con, Hòn Ông. Tám hòn đảo lớn nhỏ thấp thoáng xa xa trông giống như một đàn rùa đang nhấp nhô trên sóng biển. Sách Đại Nam Nhất thống chí viết về Cù Lao Chàm như sau: “Cách huyện Diên Phước 68 dặm về phía Đông, ngất ngưỡng giữa biển gọi là đảo Ngọa Long, cũng gọi là hòn Cù Lao, có tên nữa là núi Tiêm Bút, tên cổ là Chiêm Bất Lao, làm trấn sơn cho cửa biển Đại Chiêm; dân phường Tân Hợp ở phía Nam núi; ruộng đất trên núi có thể cày cấy, thuyền bè nước ta thường trông núi này làm chừng đi về đều đổ ở đấy để lấy củi, nước …”.[1]
Cẩm Hà là xã nằm về phía Bắc thành phố Hội An, có nguồn tài nguyên đất đa dạng cùng với hệ thống sông ngòi, bàu, đầm phong phú. Dòng sông Để Võng, đoạn chảy qua Cẩm Hà, và những dòng chảy cổ từng tồn tại ở đây, hàng năm bồi đắp lượng phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để Cẩm Hà hình thành và phát triển nghề nông với việc trồng các loại rau, hoa màu, cây lương thực và gần đây là cây quật cảnh. Vì thế, hiện nay khi nhắc đến Cẩm Hà người ta liên tưởng ngay đến hai thương hiệu nổi tiếng ở Hội An, đó là “Rau Trà Quế” và “Quật Cẩm Hà”. Bên cạnh nghề nông, trong lịch sử nghề đánh bắt thủy sản trên môi trường sông nước cũng là một trong những nghề chính của cộng đồng cư dân ở đây.
Trong lịch sử, có nhiều người nước ngoài đi thuyền bị trôi dạt vào đất Quảng, chủ yếu là người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Sau đó, họ đã viết lại những điều tai nghe mắt thấy về vùng đất này, tạo thành một thể tài du ký “phiêu dạt”.
Tuy chưa có điều kiện để thống kê các đơn vị ca dao, tục ngữ về biển đảo chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong kho tàng ca dao, tục ngữ của địa phương nhưng qua một số đơn vị sưu tầm được cho thấy chúng khá phong phú, đa dạng nhất là ở những làng biển như Cẩm An, Cửa Đại, Tân Hiệp (Cù Lao Chàm).
Trong cuốn Quốc triều đăng khoa lục, Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục đánh giá về TS.Nguyễn Tường Phổ: “Đó là người có khí tiết, không a dua, không thiết gì sự thăng quan tiến chức, chỉ lấy câu thơ, chén rượu làm vui. Người bấy giờ ví ông với Đào Tiềm”.
Trong nhiều năm qua, hệ thống các bảo tàng ở Hội An tuy còn nhiều hạn chế nhất định so với nhu cầu và tốc độ phát triển mạnh mẽ của bảo tàng ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, nhưng với sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn nên nó đã trở thành những địa chỉ hấp dẫn, cần tìm đến của du khách tham quan, học tập, nghiên cứu về tự nhiên, lịch sử văn hóa Hội An, về quần thể di tích kiến trúc - Đô thị thương cảng quốc tế - Di sản văn hóa thế giới. Và góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An.
TÓM TẮT:
Hội quán của người Hoa là sản phẩm sinh hoạt cộng đồng trên cơ sở những người cùng quê và mang đậm truyền thống của thương nhân Trung Hoa. Đây là nơi hội họp của người trong bang, nơi cộng đồng người Hoa tha hương gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, gởi gắm tình cảm. Hội quán thờ nhiều vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Hoa và là nơi sinh hoạt tế lễ hàng năm của cộng đồng dân cư. Kiến trúc cổ các hội quán của người Hoa ở Hội An đã góp phần tạo nên diện mạo khu phố cổ Hội An trong lịch sử và cả hiện tại.
Do nằm ở vị trí cửa sông, ven biển, địa hình lại bị chia cắt mạnh bởi nhiều chi lưu của sông Thu Bồn, Để Võng và các đầm, bàu, khe/suối,... nên Hội An có môi trường sông nước hết sức đa dạng, thuận lợi để nhiều giống loài thủy sinh như tôm, cua, cá,... sinh sôi, phát triển. Từ xưa cư dân Hội An đã khai thác nguồn lợi thủy sản này để phục vụ cuộc sống của gia đình và để trao đổi. Có thể thấy, chính sự đa dạng của môi trường sông nước và sự phong phú của các giống loài thủy sinh mà trong lịch sử cư dân Hội An đã sáng tạo ra nhiều phương pháp - công cụ đánh bắt khác nhau như nơm, nò, đăng đó, lờ, trũ, rùng,... Trong đó có công cụ rất đặc trưng gắn với nghề đánh bắt tôm mà ngày nay đã bị mai một là chiếc sõng với nghề rà.
Múa Thiên Cẩu là một loại múa vật linh khá đặc biệt, lưu truyền ở Hội An từ lâu đời và để lại dấu ấn văn hóa đậm nét trong lòng nhiều người dân phố Hội.
Tang ma là một trong những tục lệ được con người thực hiện để bày tỏ lòng nhớ ơn, thương xót và kính thờ đối với người quá cố. Con người sinh ra, lớn lên, tạo dựng gia đình, tạo lập công danh, sinh con nối dõi và cuối cùng cũng theo quy luật “sinh - lão - bệnh - tử”.
Chia sẻ về câu chuyện quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Đô thị cổ Hội An sau gần 20 năm được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hoá Hội An cho rằng Hội An đã làm được những việc mà ngay cả Nhật Bản cũng phải học.
Ở khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân. Mỗi loại hình di tích tôn giáo, tín ngưỡng có một tên gọi khác nhau, bên trong di tích có các đối tượng thờ tự riêng biệt, rõ ràng. Căn cứ vào tên gọi của di tích có thể xác định được phần nào đối tượng được thờ tự bên trong; hoặc căn cứ vào đối tượng được thờ tự có thể định danh chính xác loại hình di tích tín ngưỡng đó.
Xét về đặc tính “ứng xử” của cư dân Faifo - Hội An trong lịch sử - phần nào do nhiều nguyên nhân hạn chế và để có tính khách quan hơn, chúng tôi chỉ xin trích dẫn những quan sát, nhận xét của các giáo sĩ, thương nhân nước ngoài đến Hội An - Đàng Trong vào các thế kỷ trước.
Sau ngày quê hương Hội An hoàn toàn giải phóng, thực hiện chủ trương của Thị ủy, công tác sưu tầm, nghiên cứu và trưng bày tài liệu, hiện vật liên quan đến lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân Hội An được chú trọng thực hiện.
Sự phát triển của làng gốm Thanh Hà gắn liền với sự phát triển của Đô thị - thương cảng Hội An nói riêng, xứ Quảng nói chung. Cũng giống như sự có mặt của một số làng nghề thủ công khác, sự có mặt của làng gốm Thanh Hà là một minh chứng cụ thể về quá trình đô thị hóa và sự phát triển của nền sản xuất kinh tế hàng hóa ở Hội An, xứ Quảng ngay từ thời các Chúa Nguyễn. Một số tư liệu Hán Nôm giúp ta xác định thực tế này.
Tròn một thế kỷ kể từ khi những dấu vết đầu tiên của một nền văn hóa từng phát triển rực rỡ trên dải đất miền trung, có niên đại cách ngày nay 2.500 đến 3.000 năm được phát lộ tại cồn cát Sa Huỳnh, những di tích, những hiện vật mới thuộc văn hoá Sa Huỳnh vẫn tiếp tục được nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dày công tìm kiếm, sưu tầm và nghiên cứu… Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa… ngày càng rõ nét.
Những “đôi mắt” của phố Hội là những “nhân chứng” sống động biểu trưng cho nét văn hóa riêng của phố Hội…
Khu phố cổ Hội An với bề dày lịch sử lâu đời đã kết tinh, hội tụ trong mình nhiều giá trị quý báu. Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật,… nói chung, nhiều ngôi nhà, góc phố còn lưu lại những dấu ấn lịch sử cách mạng quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hội An trong những năm tháng đấu tranh gian khổ, hào hùng để bảo vệ quê hương, đất nước.