CHÍ SĨ NGUYỄN DUY HIỆU

Thứ ba - 02/10/2012 22:07
Nguyễn Duy Hiệu - ông Hường Hiệu - Ông Hường Thanh Hà, người đã trực tiếp lãnh đạo phong trào Nghĩa hội cần vương ở Quảng Nam trong những năm 1885 - 1887; Người đã để lại cho lịch sử nước nhà những trang sử vẻ vang, bi tráng.
          Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu sinh năm Đinh Mùi -1847 tại ấp Bến Trễ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn - Quảng Nam, nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An - Quảng Nam. Lúc thiếu thời ông đã nổi tiếng là người thông minh, hiếu học năm 14 tuổi -1861 thi đỗ Tú tài đầu bảng, năm 29 tuổi - 1876 thi đỗ Cử nhân, 3 năm sau - 1879 đỗ Phó bảng, làm quan tới chức Giảng tập với hàm Hồng lô tự khanh – hàm tứ phẩm.
          Vào những ngày đầu thu năm Nhâm Ngọ - 1882, Nguyễn Duy Hiệu được vua Tự Đức triệu vào cung làm thầy dạy học cho hoàng tử Ưng Đăng, sau là vua Kiến Phước. Dạy học được một thời gian, nhìn thấy cảnh quan lại chỉ lo tư lợi cá nhân, triều đình nhu nhược, nhất là sau khi vua Tự Đức băng hà, các vương tôn, đại thần tha hồ tranh quyền đoạt lợi, các quan phụ chính đại thần thao túng triều chính mặc cho giặc Pháp đang xâm lược nước ta. Ngao ngán trước những cảnh tượng đó, viện cớ mẹ già ở chốn quê nhà không ai chăm sóc, ông xin cáo lão về quê để lo tròn chữ hiếu.
 

Mộ ông Nguyễn Duy Hiệu
 
          Sau khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm nghi xuất bôn, vua Đồng Khánh lên thay. Ông đã bí mật phụng chỉ cần vương của vua Hàm Nghi, khẩn trương tổ chức công cuộc cần vương chống Pháp tại Quảng Nam quê hương ông. Sau khi Tiến sĩ Trần Văn Dư thọ nạn, ông chính thức là người thay thế lãnh đạo phong trào Nghĩa hội Quảng Nam. Chỉ trong vòng hơn 2 năm, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Duy Hiệu Nghĩa hội đã lập được nhiều chiến công vang dội và gây cho giặc nhiều tổn thất nặng nề, nhưng gươm giáo thô sơ làm sao có thể cầm cự lại quân đội hùng mạnh với súng đạn tối tân. Nhận thấy tình hình Nghĩa hội ngày một thế cô, nếu kéo dài sẽ tiếp tục bị tổn thất, Nguyễn Duy Hiệu quyết định giải tán Nghĩa hội và tự nhận hết “tội lỗi” về mình. Sau khi trốn thoát khỏi sự vây bắt của quân giặc, Nguyễn Duy Hiệu về làng Thanh Hà, vào đền Quan Thánh vái lạy, làm lễ trước mộ thân sinh, vái lạy thầy học và hướng mình vái lạy về phía Nghệ An nơi vua Hàm Nghi đang ẩn náu, sau đó cụ cho người báo tin cho Nguyễn Thân đến bắt. Trên đường bị giải về Huế cụ vẫn ung dung mỉm cười sẵn sàng chờ chịu thọ hình. Vào ngày Trung thu năm Ất Dậu - 1887 cụ đã bị chém đầu thị chúng tại pháp trường An Hòa - Huế. Theo Nguyễn Duy Hiệu thất bại chưa hẳn là không anh hùng, mà anh hùng là những người biết làm theo chính nghĩa, biết vì quốc gia, dân tộc, không xu nịnh mãi quốc cầu vinh, ấy mới thật sự là anh hùng.
          Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu sinh năm Đinh Mùi -1847 tại ấp Bến Trễ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn - Quảng Nam, nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An - Quảng Nam. Lúc thiếu thời ông đã nổi tiếng là người thông minh, hiếu học năm 14 tuổi -1861 thi đỗ Tú tài đầu bảng, năm 29 tuổi - 1876 thi đỗ Cử nhân, 3 năm sau - 1879 đỗ Phó bảng, làm quan tới chức Giảng tập với hàm Hồng lô tự khanh – hàm tứ phẩm.
          Vào những ngày đầu thu năm Nhâm Ngọ - 1882, Nguyễn Duy Hiệu được vua Tự Đức triệu vào cung làm thầy dạy học cho hoàng tử Ưng Đăng, sau là vua Kiến Phước. Dạy học được một thời gian, nhìn thấy cảnh quan lại chỉ lo tư lợi cá nhân, triều đình nhu nhược, nhất là sau khi vua Tự Đức băng hà, các vương tôn, đại thần tha hồ tranh quyền đoạt lợi, các quan phụ chính đại thần thao túng triều chính mặc cho giặc Pháp đang xâm lược nước ta. Ngao ngán trước những cảnh tượng đó, viện cớ mẹ già ở chốn quê nhà không ai chăm sóc, ông xin cáo lão về quê để lo tròn chữ hiếu.
          Sau khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm nghi xuất bôn, vua Đồng Khánh lên thay. Ông đã bí mật phụng chỉ cần vương của vua Hàm Nghi, khẩn trương tổ chức công cuộc cần vương chống Pháp tại Quảng Nam quê hương ông. Sau khi Tiến sĩ Trần Văn Dư thọ nạn, ông chính thức là người thay thế lãnh đạo phong trào Nghĩa hội Quảng Nam. Chỉ trong vòng hơn 2 năm, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Duy Hiệu Nghĩa hội đã lập được nhiều chiến công vang dội và gây cho giặc nhiều tổn thất nặng nề, nhưng gươm giáo thô sơ làm sao có thể cầm cự lại quân đội hùng mạnh với súng đạn tối tân. Nhận thấy tình hình Nghĩa hội ngày một thế cô, nếu kéo dài sẽ tiếp tục bị tổn thất, Nguyễn Duy Hiệu quyết định giải tán Nghĩa hội và tự nhận hết “tội lỗi” về mình. Sau khi trốn thoát khỏi sự vây bắt của quân giặc, Nguyễn Duy Hiệu về làng Thanh Hà, vào đền Quan Thánh vái lạy, làm lễ trước mộ thân sinh, vái lạy thầy học và hướng mình vái lạy về phía Nghệ An nơi vua Hàm Nghi đang ẩn náu, sau đó cụ cho người báo tin cho Nguyễn Thân đến bắt. Trên đường bị giải về Huế cụ vẫn ung dung mỉm cười sẵn sàng chờ chịu thọ hình. Vào ngày Trung thu năm Ất Dậu - 1887 cụ đã bị chém đầu thị chúng tại pháp trường An Hòa - Huế. Theo Nguyễn Duy Hiệu thất bại chưa hẳn là không anh hùng, mà anh hùng là những người biết làm theo chính nghĩa, biết vì quốc gia, dân tộc, không xu nịnh mãi quốc cầu vinh, ấy mới thật sự là anh hùng.
 

Tác giả: Tống Quốc Hưng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây