Xử lý hiện vật khảo cổ di tích Bãi Làng - Cù Lao Chàm

Chủ nhật - 17/03/2019 21:14
Di tích khảo cổ học Bãi Làng - Cù Lao Chàm (thuộc thôn Bãi Làng - xã Tân Hiệp - Hội An - Quảng Nam) là di tích có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa và khoa học, đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2006.
          Để nhận diện thêm phạm vi phân bố, vai trò và vị trí của di tích trong con đường hàng hải trên biển vào thời kỳ Champa, nhất là giai đoạn thế kỷ IX-X, vào tháng 8 năm 2017 và năm 2018, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An và các nhà khảo cổ Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) tiếp tục khai quật di tích với diện tích 8m2. Kết quả khai quật đã phát hiện thêm nhiều hiện vật gốm Chăm, gốm Trung Quốc, gốm Islam, đồ thủy tinh gia dụng và trang sức. Trong 2 ngày 10-11/3 vừa qua, đoàn các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Nữ Chiêu Hòa tiến hành xử lý các hiện vật thủy tinh và đồ gốm Islam. Kết quả bước đầu cho biết, phần lớn những hiện vật thủy tinh khai quật được năm 2017, 2018 tại di tích Bãi Làng có nguồn gốc ở vùng Trung Cận Đông, thuộc các nước Iran, Irắc, Syria… 

          Bên cạnh công tác xử lý, đoàn các nhà khoa học cũng dành thời gian giới thiệu đến cán bộ Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An về nguyên liệu, phương pháp chế tạo, loại hình, màu sắc đồ thủy tinh cổ ở vùng Trung Cận Đông.

Một số hình ảnh liên quan (Ảnh - Hồng Việt)
 
Noi dung 2 khao co

Tác giả: Hồng Việt

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây